Mỡ máu là gì? Bao nhiêu là bình thường? Cách cải thiện
Khi nói đến mỡ máu, nhiều người vẫn làm tưởng rằng đó là một bệnh lý và nó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỡ trong máu là một hiện tượng rất bình thường và chỉ khi gặp phải tình trạng rối loạn lipid máu thì mới đáng lo ngại. Vậy, mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường? Làm gì để duy trì chúng ở mức ổn định? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp cặn kẽ và đầy đủ qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Khái niệm mỡ máu
Mỡ máu, hay còn gọi là lipid máu là những chất béo có trong máu và cơ thể cần một lượng nhỏ lipid để có thể hoạt động bình thường. Khi đó, lipid lưu thông trong máu và cùng máu đi khắp cơ thể. Không chỉ vậy, các cơ quan khác trong cơ thể cũng sử dụng mỡ máu, chúng rất cần cho các hoạt động sống cũng như quá trình tổng hợp hormone.
Cùng với protein và carbohydrate, mỡ máu là một thành phần chính của tế bào sống. Khi đó, lipid kết hợp cùng với protein trong máu để tạo thành lipoprotein. Lipoprotein tạo ra năng lượng cho cơ thể, vì vậy chúng cực kỳ quan trong đối với các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng mỡ trong máu dư thừa có thể gây ra sự tích tụ chất béo trong thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Cách phân loại mỡ máu
Thực tế có nhiều loại lipid khác nhau, trong đó cholesterol được gọi là lipid chính. Nó được phân loại như sau:
- Cholesterol mật độ cao (viết tắt là HDL): Được gọi là cholesterol tốt bởi nó giữa cho cholesterol không tích tụ trong động mạch của bạn.
- Cholesterol mật độ thấp (viết tắt là LDL): Được coi là cholesterol xấu bởi mức LDL cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
- Cholesterol mật độ rất thấp (gọi tắt là VLDL).
- Triglyceride (chất béo trung tính) là một loại lipid khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lipid máu bao nhiêu là bình thường?
Mức cholesterol toàn phần được gọi là bình thường nếu ở ngưỡng 200 mg mỗi dL hoặc ít hơn. Khi đó, từ 200-239 mg/ dL là nằm trong giới hạn cao và từ 240 mg/ dL được coi là cao.
Trong khi đó, mức LDL được gọi là bình thường nếu ở ngưỡng 130 mg mỗi dl hoặc ít hơn. Khi mức LDL cao hơn 130mg, chất béo có thể tích tụ trong thành mạch máu của bạn. Khi đó, chúng có thể làm tắc nghẽn các động mạch cũng như ngăn máu chảy qua chúng. Nếu động mạch dẫn đến tim bị tắc nghẽn, có thể khiến bạn bị đau tim, ngược lại nếu động mạch đi lên não, có thể gây ra đột quỵ. Vì vậy, mức LDL cao có thể gây ra một loạt các vấn đề như bệnh tim, đột quỵ, tuần hoàn kém và bệnh thận.
Từ những con số và thông tin ở trên, chỉ số lipid máu là bình thường nếu tổng lượng cholesterol phải dưới 200. Cholesterol HDL của bạn phải ở mức 40 hoặc cao hơn, cholesterol LDL phải dưới 100. Mức chất béo trung tính phải dưới 150.
Chỉ số mỡ máu được chẩn đoán như thế nào?
Một xét nghiệm cholesterol đầy đủ sẽ được thực hiện để xét nghiệm máu nhằm do lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Từ đó, giúp xác định được nguy cơ tích tụ mỡ trong động mạch, nguyên dẫn gây hẹp hoặc tắc động mạch khắp cơ thể (xơ vữa động mạch).
Thử nghiệm này sẽ được thực hiện khi người bệnh được chỉ dẫn nhịn ăn từ 9-12 tiếng trước khi làm xét nghiệm, có thể uống nước lọc. Một số các xét nghiệm cholesterol khác có thể không yêu cầu nhịn ăn, vì thế người bệnh hãy liên hệ trước với bác sĩ để được tư vấn và làm theo hướng dẫn.
Bệnh mỡ máu cao gây ra những vấn đề gì?
Cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, dẫn đến tắc nghẽn động mạch và gây ra huyết áp cao, đột quỵ, bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, Triglyceride cao làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cùng một số các rối loạn khác, bao gồm bệnh tiểu đường.
Làm thế nào để cải thiện chỉ số mỡ máu?
Trong trường hợp mức lipid máu không ổn định, các bác sĩ có thể đưa ra một vài lời khuyên để cải thiện chúng. Dưới đây là hai giải pháp mà người bệnh cần đi theo để đảm bảo chỉ số mỡ máu luôn ở mức hợp lý, tránh các bệnh về tim mạch.
Chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol
- Chỉ mua thịt nạc, cắt bỏ tất cả phần mỡ trước khi đem chế biến
- Loại bỏ da gà trước khi đem nấu
- Không ăn đồ chiên rán hoặc nước sốt nhiều chất béo
- Thay vì chiên thịt, hãy áp chảo hoặc là nướng chúng
- Không ăn lòng đỏ trứng, có thể ăn lòng trắng trứng hoặc các sản phẩm thay thế trứng
- Sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa tách béo hoặc sữa 1%, sữa chua đông lạnh ít béo, kem ít béo và pho mát ít béo
- Không sử dụng sữa nguyên chất, kem đầy đủ chất béo, kem chữa, phô mai hoặc sô cô la sữa.
- Đưa nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn nhiều trái cây và rau củ. Ăn từ 3-5 phần rau mỗi ngày và từ 2-4 phần trái cây mỗi ngày.
- Để giảm chất béo trung tính, nếu bị thừa cân bạn cần giảm cân đi bằng cách tăng các hoạt động thể chất. Đồng thời, ngừng hút thuốc, uống rượu, ăn các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol, ăn ít carbohydrate cũng như thực phẩm có đường như các món tráng miệng, soda và nước trái cây.
Tăng cường luyện tập mỗi ngày
Các bài tập aerobic, đi bộ, chạy, đạp xe và bơi lội là những cách rất tốt để giảm lượng cholesterol trong máu. Việc tập thể dục cũng làm giảm huyết áp, lượng đường trong máu cũng như mức độ căng thẳng. Với những người béo phì, việc tập các bài thể dục nhịp điệu sẽ giúp đốt cháy calo hoàn hảo, từ đó giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Các bài tập thể dục nhịp điều nên được thực hiện một cách thường xuyên, cụ thể là khoảng 30 phút mỗi lần, một tuần tập từ 4-5 lần. Bạn cũng có thể tập trong thời gian ngắn hơn, chẳng hạn như 10-15 phút, tuy nhiên cần tăng cường tập luyện nhiều hơn mỗi tuần thay vì 4-5 lần khi tập luyện thời gian dài.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và tập luyện thường xuyên là giải pháp được cho là tối ưu nhất để chống lại rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện những thay đổi này trong suốt nhiều tháng mà chỉ số mỡ máu vẫn không thể cải thiện, người bệnh có thể đến bệnh viện để được kê đơn thuốc điều trị.
Thông thường, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ, tuổi để đưa ra loại thuốc phù hợp hoặc kết hợp thuốc. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ lipid máu, đây là loại thuốc có tác dụng giảm cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Hiện nay, có nhiều loại thuốc hạ mỡ máu như statin, acid mật, nhóm fibrat, niacin và thuốc mới là ezetimibe.
Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, mọi người có thể hiểu rằng, mỡ máu hoàn toàn không phải là xấu, nó chỉ thực sự xấu khi xảy ra tình trạng rối loạn lipid máu, nghĩa là sự mất cân bằng giữa cholesterol xấu và cholesterol tốt, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải biết được chỉ số lipid máu như thế nào là ổn định cũng như biết cách kiểm soát nó ở mức trung bình, nhằm ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Tốt nhất, với những người có nguy cơ hãy nên chủ động đi xét nghiệm lipid máu định kỳ 6 tháng 1 lần để có sự can thiệp kịp thời.