Ngáy khi ngủ ban đêm có ảnh hưởng gì? cách điều trị
Ngủ ngáy vào ban đêm được cho là hành vi phổ biến, xuất hiện ở 44% nam giới và 28% nữ giới. Theo các bác sĩ, ngáy có thể vô hại nhưng đôi khi cũng đến từ một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy, ngáy khi ngủ ban đêm có ảnh hưởng gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị ngủ ngáy. Tất cả thắc mắc này sẽ được các chuyên gia giải đáp cụ thể và chính xác nhất qua những thông tin sau đây.
Mục lục
Ngủ ngáy vào ban đêm là hiện tượng gì?
Chuyên gia trả lời: Ngáy là một tình trạng phổ biến có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ngáy ngủ xảy ra khi không khí không thể lưu thông dễ dàng qua mũi hoặc miệng của bạn, tạo ra tiếng ngáy. Khi đó, âm thanh ngáy được phát ra là do không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu họng, làm niêm mạc và những mô xung quanh rung lên.
Ngáy cũng là triệu chứng thường gặp ở những người mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Khi đó, ngủ ngáy có thể là vô hại hoặc cũng có thể là biểu hiện một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Theo thống kê cho thấy, ngủ ngáy có xu hướng xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Càng lớn tuổi, hiện tượng này càng trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân nào dẫn đến ngáy ngủ vào ban đêm?
Chuyên gia trả lời: Ngủ ngáy có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do mặc một số bệnh như dị ứng, nghẹt mũi, amidan quá lớn hoặc có thể gây ra bởi các dị tật bẩm sinh như cuống lưỡi lớn, hẹp cổ họng, cuống họng dài,vv… Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm gia tăng ngủ ngáy vào ban đêm như thừa cân, hút thuốc, uống rượu bia, nằm ngửa khi ngủ, thở bằng miệng, hầu hết các trường hợp này có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống.
Ngủ ngáy vào ban đêm có nguy hiểm không?
Chuyên gia trả lời: Ngáy là một hiện tượng phổ biến đối với nhiều người. Trên thực tế, hầu như tất cả mọi người đều ngáy vào một thời điểm nào đó, kể cả trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Ngáy nhỏ thường không phải là vấn đề to tát, tuy nhiên một khi tiếng ngay to, chói tai có thể là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ. Đó là một tình trạng khiến bạn ngưng thở khi ngủ, thường kéo dài khoảng 10 giây.
Hầu hết các trường hợp ngáy ngủ đều không đáng quan tâm, tuy nhiên nếu ngáy kết hợp với các đợt ngưng thở (thở hổn hển khi ngủ) và một số các triệu chứng khác như mệt mỏi, khó chịu thì đặc biệt không nên chủ quan. Khi đó, người bệnh cần nên sớm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngáy khi ngủ ban đêm có ảnh hưởng gì?
Chuyên gia trả lời: Thỉnh thoảng ngáy ngủ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nó chủ yếu gây ra phiền toái cho những người nằm kế bên bạn. Tuy nhiên, đối với những người ngủ ngáy lâu năm, ở dạng mãn tính, tình trạng này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của những người xung quanh mà còn làm giảm sút chất lượng giấc ngủ của bạn.
Ngáy ngủ vào ban đêm thường dẫn đến nguy cơ cơ bị ngưng thở khi ngủ, đó là do các phần mềm cũng như niêm mạc cuống họng làm nghẹt khí quản, từ đó làm cho phổi và não của bạn bị thiếu dưỡng khí. Nếu để tình trạng này diễn ra liên tục, não của bạn sẽ phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi từ đó gây ra một số các hệ lụy.
Ảnh hưởng đến chuyển hóa: Ngủ ngáy mãn tính có thể gây tăng đề kháng với Insulin, gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh tiểu đường type 2. Đồng thời, gây rối loạn chuyển hóa (tăng mỡ máu) cũng như gây tăng cân, tiểu đêm, rối loạn tình dục,vv…
Ảnh hưởng đến tim mạch: Người ngủ ngáy kinh niên cũng có thể có nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ khi ngủ,vv…
Ảnh hưởng đến nhân cách: Mất ngủ do ngủ ngáy nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến rối loạn nhận thức, hay quên, khó tập trung, dễ bị kích thích, trầm cảm, già hóa sớm trước tuổi. Đặc biệt, đối với trẻ em, nếu ngủ không sâu giấc, có thể ảnh hưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Một số hậu quả khác: Mất ngủ vào ban đêm do ngủ ngáy nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị đau đầu vào buổi sáng, tăng buồn ngủ vào ban ngày, thậm chí nếu mệt mỏi quá mức có thể gây ra tai nạn.
Làm thế nào để trị ngủ ngáy vào ban đêm?
Chuyên gia: Loại bỏ ngáy hoàn toàn là rất khó, hầu hết các phương pháp hiện nay chỉ có thể áp dụng để giảm ngáy, nhằm giảm mức độ ảnh hưởng của nó. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng ngáy ngủ, tiền sử sức khỏe cũng như sự lựa chọn của cá nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.
Phương pháp điều trị ngáy không phẫu thuật
+ Phương pháp này tập trung vào việc cải thiện tư thế ngủ hoặc mở đường thở của bạn. Một số cách điều trị thường áp dụng có thể bao gồm:
+ Thay đổi lối sống: Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn giảm cân, bỏ hút thuốc hoặc ngừng việc uống rượu trước khi đi ngủ. Thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng cũng là một điều rất quan trọng.
+ Thuốc men: Trường hợp chẩn đoán ngủ ngáy do cảm lạnh hoặc dị ứng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kê đơn, nhằm mục đích làm giảm nghẹt mũi, giúp họ thở dễ dàng hơn.
+ Đeo miếng dán mũi: Một dải mềm được dán dính vào bên ngoài mũi có thể giúp mở rộng đường thở của bạn và từ đó giảm ngáy ngủ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tức thời, hoàn toàn không phải là giải pháp lâu dài.
+ Dụng cụ bằng miệng: Đeo khí cụ miệng khi ngủ giúp giữa cho hàm của bạn ở đúng vị trí để không khí có thể lưu thông qua đó. Phương pháp này được cho là đạt hiệu quả cao tuy nhiên cần được thực hiện bởi các nha sĩ có chuyên môn.
Clearwayz – giải pháp trị ngáy ngủ hiệu quả:
Clearwayz là một sản phẩm đột phá trong việc tăng cường tổng hợp NO (Nitric Oxide) nội sinh đường hô hấp, giúp hiệu quả ngăn ngừa các bệnh dị ứng và cảm giác tắc nghẽn đường thở, đặc biệt là trong quá trình ngủ. Sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên có tác dụng chống oxi hóa và giảm viêm, giúp cải thiện sự thông thoáng của đường thở.
Clearwayz bao gồm những thành phần quan trọng như chiết xuất từ nho, có khả năng chống oxi hóa và giảm viêm. Choline bitartrat, một chất có vai trò sản xuất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh thực vật, có liên quan đến vận động ở phổi và giảm yếu tố gây viêm Cytokines, đồng thời kích thích hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các amino acid giãn phế quản, giúp chống tiết dịch và tăng đề kháng chống lại nhiễm khuẩn.
Clearwayz đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh rằng sau 30 phút sử dụng, sản phẩm cải thiện đáng kể sự thông thoáng của đường thở. Nó hỗ trợ giảm ngáy ngủ và các triệu chứng tắc nghẽn đường thở do nhiễm trùng hô hấp hay các bệnh mãn tính. Đồng thời, Clearwayz còn tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang và những vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Phương pháp điều trị ngáy bằng phẫu thuật
Trong những trường hợp ngáy nặng, tiếng ngáy to, gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. Mục tiêu của phương pháp này là thu nhỏ hoặc loại bỏ mô thừa hoặc khắc phục vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như lệch vách ngăn. Điều trị ngủ ngáy bằng phẫu thuật có thể bao gồm:
+ Phẫu thuật laser tạo hình lưỡi gà-vòm miệng(LAUP): Đây là cải tiến của phương pháp tạo hình lưỡi gà – vòm miệng –họng (UPPP) ra đời cách đây hơn 20 năm trước. Mục đích của nó là làm tăng kích thước vùng hầu họng bằng cách cắt một phần vòm miệng mềm, cắt toàn bộ lưỡi gà. Tuy nhiên, LUAP được đánh giá là ít xâm lấn hơn khi chỉ cắt 1 phần khẩu cái mềm và treo lưỡi gà.
+ Thủ thuật cắt đốt: Hay còn gọi là Somnoplasty, là kỹ thuật sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để thu nhỏ các mô thừa trong vòm miệng và lưỡi mềm của bạn. Từ đó giúp hỗ trợ luồng không khí đi qua đường thở được nhanh và thuận lợi hơn.
+ Chỉnh hình vách ngăn: Các trường hợp bị lệch vách ngăn, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tạo hình vách ngăn. Thông qua việc định hình lại sụn và xương, phẫu thuật này giúp cải thiện luồng không khí đi qua mũi của bạn.
+ Cắt bỏ amidan hoặc cắt bỏ vòm họng: Nếu như chứng ngáy khi ngủ ban đêm khởi nguồn từ amidan hoặc từ vòm họng, chúng có thể được phẫu thuật để cắt đi, nhằm giúp loại bỏ ngáy ngủ ở người bệnh. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ các mô dư thừa từ phía sau cổ họng của bạn (cắt amidan) hoặc phía sau mũi của bạn (cắt bỏ vòm họng).
Ngáy khi ngủ ban đêm thường không có biến chứng nhưng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Không chỉ gây rối loạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không sâu giấc mà về lâu dài còn tạo ra sự căng thẳng, từ đó làm tăng huyết áp, làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, một giấc ngủ đêm kém khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tai nạn xe cũng dễ xảy ra hơn.