Nên lựa chọn tán hay mổ sỏi thận? Khi nào nên mổ sỏi thận?
Trường hợp nào được chỉ định mổ sỏi thận? Mổ nội soi sỏi thận có đau không? Mổ sỏi thận hết bao nhiêu tiên? Đó là ba trong số rất nhiều các câu hỏi đặt ra khi nói về bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, đó cũng là những điều mà bất cứ người bệnh nào cũng cần nên nắm rõ để theo dõi và kiểm soát bệnh sỏi thận của mình một cách hiệu quả. Để hiểu hơn về vấn đề này, các câu hỏi đã được đặt ra và đi kèm với đó là câu trả lời đến từ các chuyên gia đầu ngành.
Mục lục
Khi nào nên mổ sỏi thận?
Thực tế, việc điều trị sỏi thận sẽ được thực hiện dựa theo phác đồ khác nhau của từng bệnh nhân. Khi đó, mổ sỏi thận sẽ được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết. Thông thường, mổ nội soi sỏi thận sẽ được thực hiện khi bệnh nhân có viên sỏi có đường kính lớn, kích thước viên sỏi từ 20mm trở lên.
Mặc dù hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải qua đường tiểu song các bác sĩ cho rằng, phẫu thuật là phương pháp tốt nhất cho những một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể là sỏi bị kẹt trong niệu quản, ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang; sỏi thận lớn hoặc gây đau đớn; sỏi gây tắc nghẽn dòng nước tiểu; sỏi thận chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Sỏi thận kích thước bao nhiêu thì phải mổ?
Đối với sỏi dưới 10mm: Lúc này, kích thước viên sỏi vẫn còn nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể khỏi hẳn bằng thuốc. Có thể bằng cách sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y làm tan sỏi đồng thời hỗ trợ chức năng của thận. Như vậy, sỏi thận 10mm chưa cần phải mổ.
Đối với sỏi từ 10mm-20mm: Chưa cần thiết phải mổ, tuy nhiên nếu gặp trường hợp thận bị ứ nước, nhiễm trùng hay phát sinh các biến chứng nguy hiểm nào khác thì phải cần thiết lựa chọn đến phẫu thuật.
Đối với sỏi từ 30mm-40mm: Mặc dù lúc này kích thước sỏi đã khá lớn, tuy nhiên nếu như thận vẫn chưa ứ nước hay phát sinh các biến chứng nào khác, người bệnh vẫn chưa cần thiết mổ. Tuy nhiên, cần điều trị bằng thuốc và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nên lựa chọn tán hay mổ sỏi thận?
Để biết được nên lựa chọn tán sỏi hay mổ sỏi thận, cần biết rõ khái niệm của từng loại. Theo đó, cả hai đều là những phương pháp điều trị bệnh sỏi thận phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể là bệnh nặng hay nhẹ, kích thước sỏi to hay nhỏ, đặc điểm bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng là tán hay mổ.
Theo đó, mổ sỏi thận được xem là phương pháp tiếp cận cuối cùng dành cho những bệnh nhân bị sỏi ở mức nặng, khi mà đã áp dụng hết tất cả các cách khác nhau song không lại hiệu quả. Khi đó, phẫu thuật lấy sỏi sẽ là cách để lấy sỏi ra nhanh nhất. Tuy nhiên, phương pháp này lại có thể dẫn đến các rủi ro, biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng.
Đối với những trường hợp kích thước sỏi còn nhỏ, chưa gây biến chứng gì nghiêm trọng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định tán sỏi thận. Đây là một phương pháp khá thịnh hành trong nhiều năm trở lại đây. Ưu điểm của tán sỏi đó là có độ an toàn cao, ít xâm lấn, khả năng loại bỏ sỏi tương đối có hiệu quả. Một số phương pháp tán sỏi phổ biến nhất hiện nay gồm có tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản,vv…
Phương pháp phẫu thuật sỏi thận phổ biến nhất
Nội soi niệu quản
Hiện nay, ở một số cơ sở y tế, phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị sỏi thận là nội soi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi bằng laser Holmium. Ưu điểm của hình thức này là can thiệp ít xâm lấn, xử lý sỏi hiệu quả, giúp ngăn ngừa các tình trạng ứ nước ở thận, viêm đài thận, suy thận cấp,vv…
Mục đích của tán sỏi Laser Holmium là phá vỡ và loại bỏ các mảnh đá. Khi bắt đầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dụng cụ hẹp, linh hoạt gọi là ống nội soi niệu quản qua lỗ niệu đạo, đưa nó qua bàng quang đi tới nơi có sỏi trong niệu quản hoặc thận. Khi đó, một sợi laser nhỏ sẽ được đưa qua ống soi niệu quả để phá vỡ và lấy sỏi ra. Kỹ thuật này không đòi hỏi phải rạch, thực chất nó là một thủ tục ngoại trú, người bệnh sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân và có thể xuất viện về nhà trong ngày.
Tán sỏi bằng sóng xung kích
Khi thực hiện tán sỏi bằng sóng xung kích, các bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng sóng âm thanh và tia X để xác định vị trí và phá vỡ sỏi, sau đó sỏi được đào thải một cách tự nhiên qua nước tiểu. Thủ thuật này thường sẽ áp dụng cho sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 2cm, sỏi mềm hơn và đôi khi là sỏi nằm trong niệu quản.
Cũng như nội soi tán sỏi niệu quản, phương pháp này được thực hiện như một thủ tục ngoại trú, cho phép người bệnh về nhà ngay trong ngày. Hình thức thường là gây mê hoặc gây mê toàn tân. Thời gian phục hồi của tán sỏi bằng sóng xung kích tương đối ngắn, vì vậy hầu hết người bệnh có thể hoạt động bình thường trở lại trong vòng vài ngày.
Trường hợp nếu sỏi thận không thể vỡ thành những mảnh nhỏ đủ để đi qua nước tiểu một cách tự nhiên, các bác sĩ có thể đặt một ống đỡ động mạch vào niệu quản để cho nước tiểu và sỏi đi qua. Đôi khi, một số các thủ tục khác như nội soi niệu quản hoặc phẫu thuật lấy sỏi thận qua da có thể được bổ sung sau khi tán sỏi bằng sóng xung kích.
Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da
Đây là một thủ thuật được sử dụng cho những trường hợp sỏi thận có kích thước lớn hơn 2cm và sỏi ở những vị trí khó tiếp cận trong thận hoặc niệu quản. Trong thủ thuật này, các bác sĩ sẽ rạch một đường phổ, phổ biến nhất là ở phía sau, tạo một đường hầm hẹp trực tiếp đến thận để phá vỡ và loại bỏ những viên sỏi lớn hoặc có hình dạng bất thường.
Khi đó, một ống nhỏ có thể được đặt lại ở thận để nước tiểu đi ra khỏi cơ thể trong khi bạn đang hồi phục sau phẫu thuật. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà sau một ngày và cơ thể sẽ hồi phục sau hai đến bốn tuần. Một số bệnh viện điều trị sỏi thận cũng có thể thực hiện “mini-perc”, một phiên bản ít xâm lấn hơn của phẫu thuật lấy sỏi qua da, nhằm tạo ra vết mổ nhỏ hơn và giảm đau sau phẫu thuật.
Mổ nội soi sỏi thận mất bao lâu?
Việc loại bỏ sỏi thận bằng laser, được thực hiện qua nội soi mất thời gian bao lâu sẽ thay đổi tùy thuộc vào kích thích và vị trí của sỏi. Nói chung, một ca phẫu thuật mổ sỏi thận sẽ mất dao động từ 30 phút đến 90 phút. Một số ca phẫu thuật lấy sỏi qua da và phẫu thuật sỏi thận nội soi sẽ cần nhiều thời gian hơn, từ 1-3 giờ.
Mổ nội soi sỏi thận giá bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng phương pháp điều trị cụ thể mà chi phí mổ sỏi thận cũng có sự khác nhau. Theo đó, tán sỏi bằng sóng xung kích (tán sỏi ngoài cơ thể) với độ hiệu quả từ 55-85%, phù hợp với sỏi nhỏ hơn 15mm sẽ có giá từ 2-4 triệu. Đối với tán sỏi nội soi ngược dòng, chi phí cao hơn tầm 8-10 triệu và lấy sỏi qua da, phương pháp phù hợp cho các trường hợp bị sỏi bể thận, sỏi lớn, sỏi san hô, sỏi chứng, chi phí 10-12 triệu.
Cạnh đó, nếu là phẫu thuật nội soi để lấy giá, chi phí của phương pháp này chỉ khoảng 5-7 triệu. Phương pháp mổ mở (mổ truyền thống), chi phí là từ 3-5 triệu và cuối cùng là phẫu thuật bằng robot, đang rất phổ biến ở các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, giá khoảng 20-30 triệu.
Mổ nội soi sỏi thận bao lâu thì lành?
Phục hồi sau phẫu thuật sỏi thận là một khía cạnh thiết yếu song thường bị bỏ qua trong quá trình điều trị, điều này có thể tạo ra nhiều khác biệt trong việc xác định hiệu quả của phẫu thuật. Thời gian phục hồi sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bệnh nhân đã thực hiện.
Theo đó, một số lựa chọn phẫu thuật phổ biến thường bao gồm tán sỏi qua nội soi niệu quản (URSL), phẫu thuật nội thận ngược dòng (RIRS), cắt sỏi thận qua da (PCNL). Tất cả các ca phẫu thuật này đều ít xâm lấn nên thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã từng mổ mở sỏi thận thì thời gian phục hồi có thể lâu hơn. Ngoài loại phẫu thuật, một số các yếu tố khác cũng khiến cho thời gian phục hồi ở từng người là khác nhau, bao gồm trình độ chuyên môn của bác sĩ, sức khỏe tổng thể và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân sau phẫu thuật.
- ESWL (không cần phẫu thuật): Không cần nằm việc, phục hồi sau 2 ngày đến 1 tuần.
- URSL: Không cần nằm viện hoặc nằm viện 1 ngày, phục hồi sau 4 ngày đến 1 tuần.
- RIRS: Nằm viện 1 ngày, phục hồi sau 1 tuần đến 2 tuần.
- PCNL: Nằm viện từ 1 đến 2 ngày, phục hồi sau 2 tuần đến 4 tuần.
- Phẫu thuật mở: Nằm việc từ 6 đến 9 ngày, phục hồi từ 4 đến 6 tuần.
Với những câu trả lời của các chuyên gia ở trên, hy vọng các độc giả đã biết được câu trả lời cho vấn đề Khi nào nên mổ sỏi thận. Chốt lại, phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp sỏi rất lớn, gây đau đớn, bị mắc kẹt trong niệu quản. Trong một số trường hợp, một người sẽ cần điều trị khẩn cấp, nếu như họ bị mất nước và nôn mửa. Tuy nhiên, để xác định cụ thể hơn về kế hoạch mổ, các bệnh nhân vẫn cần sự chỉ định từ phía bác sĩ có chuyên môn.