Mẹ Bầu quan tâm: Uống Sắt dạng nước có giảm táo bón không?
Khi mang thai thì việc bổ sung chất sắt đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh việc lựa chọn các loại thức ăn bổ sung sắt thì thuốc sắt cũng là cách để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho mẹ và bé trong cả thai kỳ. Hiện nay sắt dạng nước cho bà bầu được khá nhiều mẹ tìm hiểu để sử dụng vì ưu điểm dễ hấp thụ, tiện lợi, dễ uống. Vậy sắt dạng nước có giảm táo bón không và có những lưu ý gì khi uống. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến các mẹ bầu các thông tin hữu ích.
Mục lục
Sắt dạng nước (sắt nước) là gì?
Trên thị trường hiện nay có nhiều dạng thuốc sắt với các hình thức như viên nén, viên nhai, viên nang, dạng nước,… Nhìn chung thì có 2 loại chủ yếu được sử dụng nhiều nhất là sắt viên và sắt nước. Sắt viên có dạng viên nên ưu điểm là dễ mang theo, dễ bảo quản. Tuy nhiên lại hấp thu kém và dễ gây nóng trong người, gây táo bón hơn so với thuốc sắt dạng nước. Sắt dạng nước (sắt nước) là một loại của thuốc sắt được bào chế dưới dạng lỏng và thường sẽ có thêm mùi vị cho dễ uống.
Bên cạnh đó, ưu điểm chung của thuốc sắt dạng nước là khả năng hấp thu tốt vượt trội nhiều so với viên sắt. Thuốc sắt dạng nước sẽ không mất thời gian hòa tan và thông thường sắt nước là sắt hữu cơ nên khả năng hấp thu tốt hơn, ít gây táo bón, ít gây nóng. Tuy nhiên, một số sản phẩm sắt nước có mùi tanh của sắt và hơi khó uống. Một số mẹ bầu “nhạy cảm” còn cảm thấy buồn nôn. Mặt khác, sắt nước thường rất dễ bám vào răng và gây tình trạng ố vàng, đen răng.
Uống sắt dạng nước có giảm táo bón không?
Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Các đối tượng hay mắc phải bệnh thiếu máu và thiếu sắt là trẻ em tuổi ăn dặm, phụ nữ mang thai, nuôi con bú, bé gái tuổi dậy thì. Khi đã được chẩn đoán là cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt thì việc bổ sung chất sắt là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một tác dụng phụ của sắt rất hay xảy ra là gây ra táo bón, đôi khi có thể gây tiêu chảy, buồn nôn.
Như vậy, có thể thấy rằng việc uống sắt bị táo bón là một trong những tác dụng phụ khi bổ sung sắt. Nhưng có thể khắc phục tình trạng này nếu chúng ta sử dụng đúng loại sắt và uống thuốc sắt đúng cách. Vậy thì uống sắt dạng nước có giảm táo báo không? Theo nghiên cứu thì sắt dạng nước sẽ hấp thu tốt hơn và ít gây ra táo bón hơn so với sắt viên.
Thành phần trong thuốc sắt dạng nước thông thường là sắt hữu cơ nên có khả năng dung nạp tốt, ổn định, hấp thu tốt và tránh được các tác dụng phụ của sắt vô cơ. Nhờ đó mà sắc nước hữu cơ đã tránh được hầu hết các tác dụng phụ của sắt, sẽ không gây táo bón, không kích ứng niêm mạc dạ dày, tiêu hóa.
Một số ưu điểm của sắt nước hữu cơ đó là:
- Là dạng sắt tự nhiên, giúp cơ thể chúng ta dễ dung nạp hơn nên có khả năng hấp thu tốt hơn và hạn chế nguy cơ lắng đọng sắt lại ở trong các cơ quan.
- Nếu có dư thừa thì sắt nước hữu cơ có thể tự giải phóng ra ngoài cơ thể.
- Sắt hữu cơ có mùi vị dễ chịu hơn, ít mùi tanh nên bà bầu sẽ dễ sử dụng hơn.
- Giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, chóng mặt, nóng trong người như loại sắt vô cơ.
Tại sao uống sắt thường bị táo bón?
Tuy rằng chất sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng cơ thể chúng ta lại không tự tổng hợp được chất này mà phải bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm và viên uống bổ sung. Và khi bổ sung sắt bằng viên uống thường sẽ gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho người sử dụng, trong đó tình trạng táo bón là tác dụng phụ phổ biến nhất. Có những nguyên nhân chính thường gây ra tình trạng táo bón như:
- Do sắt không được hấp thụ hoàn toàn thì lượng sắt còn dư thừa sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể bằng đường phân hoặc nước tiểu. Điều này đã vô tình tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ táo bón.
- Khi chúng ta uống không đủ lượng nước mỗi ngày thì cơ thể không hấp thu được hoàn toàn lượng sắt bổ sung. Đặc biệt ở phụ nữ có thai thường có tình trạng bị nôn nghén, đó cũng là nguyên nhân gây mất nước.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý. Trong bữa ăn thiếu chất xơ và chế độ sinh hoạt ít vận động, ngồi nhiều cũng là những nguyên nhân dễ gây ra táo bón ngay cả khi bạn không uống sắt.
- Do thay đổi hormone. Đây chính là nguyên nhân khiến phụ nữ có thai thường xuyên bị táo bón. Trong quá trình mang thai thì các hormone sẽ thay đổi theo sự phát triển của thai nhi. Yếu tố này đã tác động đến hệ tiêu hóa và đường ruột gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài từ đó gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Bên cạnh các lý do nêu trên thì thành phần của thuốc sắt cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bị táo bón. Vì vậy bạn nên lựa chọn loại sắt có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng và uy tín để không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Active Iron Pregnancy Plus
“Dinh dưỡng hoàn hảo: mẹ vui, bé khỏe”
Mang thai là một trong những thời kỳ đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao nhất và điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng phù hợp cho bạn và em bé của bạn.
- Sắt hỗ trợ chức năng bình thường của hệ miễn dịch, quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể, sự hình thành của hemoglobin và các tế bào hồng cầu.
- Axit folic giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển.
- Omega-3 có lợi cho sự phát triển bình thường của mắt và não của thai nhi.
Active Iron Pregnancy Plus chứa các thành phần thiết yếu như sắt, omega 3 và axit folic giúp chăm sóc toàn diện trước, trong và sau khi mang thai.
Công dụng:
- Bổ sung sắt, acid folic, Omega 3 (DHA, EPA), các vitamin và khoáng chất.
- Hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai.
- Hỗ trợ tăng khả năng tạo máu.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển.
- Hỗ trợ sự phát triển bình thường của mắt và não của thai nhi.
Cách giảm tình trạng táo bón khi uống sắt
Táo bón kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người dùng, nhất là với phụ nữ mang bầu. Sau đây đây là một số biện pháp giảm tình trạng táo bón cho bà bầu và những người đang uống sắt:
- Nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Trung bình thì mỗi ngày một người trưởng thành cần uống đủ 2 lít nước. Việc cung cấp đủ nước không chỉ giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu sắt mà còn tốt cho nhiều cơ quan khác của cơ thể hoạt động như tim mạch, thận, đường tiêu hóa,…
- Tập thể dục thường xuyên và điều độ phù hợp với sức khỏe. Lối sống ít vận động có thể khiến bạn bị táo bón ngay cả khi không uống bổ sung sắt. Đặc biệt, phụ nữ có thai thường cảm thấy mệt mỏi nên thường ngồi nhiều, ít đi lại vận động. Điều này làm tình trạng táo bón càng nghiêm trọng hơn.
- Tăng cường, bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, các loại đậu đều là những loại thực phẩm giàu chất xơ. Vai trò của chất xơ không tan sẽ giúp kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, tăng lượng phân và thúc đẩy việc đi vệ sinh thường xuyên. Từ đó sẽ giúp cơ thể bạn chống táo bón.
- Nên có thói quen đi vệ sinh thường xuyên. Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh, không nên nhịn đi vệ sinh vì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đường ruột.
- Bổ sung thêm các loại thức ăn lên men tự nhiên như: sữa chua, đậu nành lên men, dưa chua,… Đó là những món ăn cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ ruột non hấp thu thức ăn tốt hơn và hạn chế nhiều bệnh đường tiêu hóa.
- Hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây táo bón như là: chuối xanh, sản phẩm chế biến từ bột mì, ăn quá nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa bò…
- Có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để sử dụng loại thuốc chữa trị táo bón thích hợp.
Như các thông tin đã chia sẻ thì sắt dạng nước có thể làm giảm tình trạng táo bón so với sắt viên. Tuy nhiên để tình trạng cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị táo bón hay các bệnh khác thì bạn nhớ bổ sung sắt theo đúng liều lượng được bác sĩ khuyến cáo. Bên cạnh đó nhớ có chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.