21 ngày giải độc phổi: Làm gì để bổ phổi?
Ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao làm cho tỷ lệ mắc bệnh hô hấp gia tăng, nhất là các bệnh về phổi. Vậy nếu muốn giải độc phổi nhanh, bạn nên làm gì để bổ phổi, cải thiện chức năng của phổi hiệu quả?
Chúng ta hít thở mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày và đường hô hấp luôn phải tiếp xúc cũng như cố gắng lọc bỏ những chất độc hại gây ảnh hưởng đến cơ thể. Trong đó, phổi là cơ quan lọc khí cuối cùng, cũng là nơi diễn ra sự trao đổi khí với hệ tuần hoàn. Nếu phổi bị phơi nhiễm, tích tụ các chất độc hại trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng phổi, giảm sức khỏe miễn dịch hô hấp, tăng khả năng mắc mới hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hô hấp. Do đó, bạn nên chủ động tìm cách giải độc phổi, bổ phổi để duy trì chức năng phổi, giảm nhẹ và phòng ngừa các triệu chứng hô hấp dễ xảy ra trong thời kỳ ô nhiễm không khí đang ở mức cao như hiện nay.
Mục lục
- Hoạt động của phổi và hệ hô hấp
- Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phổi
- Cách giải độc phổi, bổ phổi trong 21 ngày
- 1. Bỏ hút thuốc
- 2. Tập thể dục thường xuyên để bổ phổi
- 3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước
- 4. Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm
- 5. Cải thiện chất lượng không khí trong nhà
- 6. Thực hành hít thở sâu giúp bổ phổi
- 7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- 8. Hỗ trợ giải độc phổi, bổ phổi bằng Clearwayz trong 21 ngày
- Nguồn tham khảo:
Hoạt động của phổi và hệ hô hấp
Bình thường, cơ thể có 2 lá phổi nằm hai bên trong khoang ngực. Phổi phải được chia thành 3 thùy và phổi trái có 2 thùy. Khi hít vào, không khí đi theo đường dẫn khí (mũi, thanh quản, khí quản) đến các phế nang bên trong phổi. Tại đó, quá trình trao đổi khí diễn ra như sau:
- Máu nghèo oxy đi qua phổi. Động mạch phổi đưa máu đến các mao mạch bao quanh phế nang. Dòng máu này sẽ nghèo oxy và nhiều CO2.
- Oxy đi vào máu tạo thành máu giàu oxy. Khi CO2 di chuyển từ mao mạch vào không khí bên trong phế nang thì oxy sẽ đồng thời đi từ phế nang vào các mao mạch máu. Lúc này máu trở nên giàu oxy và tiếp tục di chuyển khắp cơ thể để cung cấp oxy cho các hoạt động tế bào.
Bao quanh phổi là màng phổi có 2 lớp. Khoảng trống giữa 2 lớp này gọi là khoang màng phổi. Bên trong khoang sẽ có dịch màng phổi đóng vai trò như chất bôi trơn để giảm bớt ma sát trong quá trình hít thở. Hệ hô hấp cũng hoạt động phối hợp cùng các hệ cơ quan khác, gồm hệ thần kinh, hệ bạch huyết và hệ miễn dịch.
Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phổi
Rất nhiều yếu tố môi trường có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe phổi. Trong đó, mối đe dọa lớn nhất là từ ô nhiễm không khí và khói thuốc lá. Nếu muốn tìm cách bổ phổi, tăng miễn dịch hô hấp thì trước hết bạn cần biết những yếu tố nào sẽ gây tổn hại đến phổi.
Sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường đến phổi như sau:
- Chất lượng không khí. Ô nhiễm không khí xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể ở ngoài trời lẫn trong nhà, từ khí thải công nghiệp, khói thải xe cộ, hóa chất bay hơi, khí độc từ các đám cháy, khói đốt nhiên liệu,… Những chất độc hại này đều có thể góp phần gây ra bệnh về phổi như hen suyễn, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc khiến các bệnh này nặng thêm. Do đó, cải thiện chất lượng không khí sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, cải thiện được chức năng phổi cùng các triệu chứng hô hấp.
- Thay đổi khí hậu. Sự thay đổi bất thường về nhiệt độ, lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí chung và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp. Đặc biệt, các bệnh dị ứng như hen suyễn dự kiến sẽ tăng lên do biến đổi khí hậu. Tình trạng cháy rừng, bão lũ dữ dội cũng liên quan đến số ca nhập viện và tử vong do bệnh tim phổi.
- Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử. Bạn có biết hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi? Nghiên cứu đã cho thấy chỉ cần hút một vài điếu thuốc mỗi ngày cũng gây ra tổn thương phổi lâu dài. Không chỉ hút thuốc chủ động, việc hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp. Thuốc lá điện tử cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự đến phổi và hệ hô hấp nói chung.
- Nấm mốc. Mặc dù phần lớn các loại nấm mốc vô hại nhưng một số loại có thể gây dị ứng hoặc kích thích cơn hen suyễn bùng phát. Các nghiên cứu đã nhận thấy tiếp xúc với nấm mốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Cách giải độc phổi, bổ phổi trong 21 ngày
Mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 23.000 lần và phổi đón nhận hết các luồng không khí vào – ra khỏi cơ thể. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của phổi, giúp bổ phổi thì trước hết cần duy trì chức năng phổi thật tốt, tránh tiếp xúc với những tác nhân gây tổn hại đến phổi.
1. Bỏ hút thuốc
Bỏ hút thuốc, bao gồm cả việc tránh hút thuốc thụ động, là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để cải thiện sức khỏe phổi, giúp bổ phổi tự nhiên. Khói thuốc lá có khả năng làm hẹp đường thở và khiến hoạt động hít thở gặp nhiều khó khăn.
Một người hút thuốc càng lâu càng có nguy cơ bị viêm mạn tính hoặc sưng phổi, tăng khả năng mắc COPD hoặc ung thư phổi. Việc hít phải khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng gây ra nhiều vấn đề như nhiễm trùng hô hấp và nguy mắc bệnh phổi mạn tính.
Tin vui là chỉ sau 24 giờ bỏ hút thuốc lá thì cơ thể sẽ bắt đầu quá trình phục hồi thương tổn và giảm nguy cơ mắc bệnh khi bạn nỗ lực bỏ hút thuốc lá lâu dài.
2. Tập thể dục thường xuyên để bổ phổi
Khi hoạt động thể chất, tim và phổi sẽ làm việc chăm chỉ hơn đế cung cấp oxy đến các cơ. Việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ vừa giúp phổi khỏe mạnh vừa giúp tim hoạt động tốt hơn.
Theo thời gian tập luyện, việc đưa oxy vào máu và cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể sẽ hiệu quả hơn. Do đó, bạn ít bị hụt hơi khi vận động, tập luyện.
3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước
Thức ăn là nguồn nhiên liệu cho các quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng trong cơ thể cùng với sự góp mặt của oxy. Một loại thực phẩm sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau nên bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Bổ sung đủ nước sẽ làm loãng dịch nhầy từ niêm mạc đường thở và phổi sản xuất ra, giúp bạn dễ thở hơn. Nếu cơ thể thiếu nước, mất nước, dịch nhầy trở nên đặc và dính có thể làm chậm quá trình hô hấp, tệ hơn là khiến bạn dễ mắc bệnh hoặc bị dị ứng nặng hơn bình thường.
4. Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Không khí ngoài trời có thể bị ô nhiễm nặng trong một vài khoảng thời gian, thường được cảnh báo bằng chỉ số bụi mịn trong không khí. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe phổi và đường hô hấp, bạn nên hạn chế ra ngoài vào những ngày có chất lượng không khí kém. Khi ra ngoài, hãy đeo khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn vừa vặn với khuôn mặt để tránh hít phải những phần tử rắn gây hại cho phổi, thậm chí có khả năng thâm nhập vào máu.
5. Cải thiện chất lượng không khí trong nhà
Chất lượng không khí trong nhà cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hóa chất gia dụng, nấm mốc, khí gas, khói thuốc lá (nếu có người hút thuốc trong nhà), bụi từ không khí bên ngoài tràn vào,… Với những người mắc bệnh phổi mạn tính, không khí trong nhà nếu bị ô nhiễm sẽ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của phổi.
Vì thế, bạn lau dọn, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí và không hút thuốc trong nhà là những việc có thể làm để cải thiện chất lượng không khí trong nhà, giúp bổ phổi hàng ngày.
6. Thực hành hít thở sâu giúp bổ phổi
Các bài tập hít thở sâu không chỉ giúp cải thiện chức năng phổi mà còn hỗ trợ kiểm soát các tình huống căng thẳng xảy ra. Việc thực hành các bài tập thở giúp tăng sức mạnh và sức bền của phổi, dẫn đến tăng cường cả chức năng hô hấp cũng như dung tích phổi tự nhiên.
7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Chắc hẳn mọi người đều biết nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra, phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh tật từ sớm để điều trị hiệu quả. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì lịch khám sức khỏe ngay cả khi cảm thấy cơ thể vẫn ổn, khỏe mạnh bình thường.
Với bệnh phổi, đa phần trường hợp đều không tự phát hiện sớm được cho đến khi bệnh đã tiến triển và có những triệu chứng đáng chú ý. Vậy nên, bạn cần thăm khám thường xuyên và trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vấn đề hô hấp nào đang gặp phải dù chỉ ở mức nhẹ.
8. Hỗ trợ giải độc phổi, bổ phổi bằng Clearwayz trong 21 ngày
Bên cạnh những biện pháp giúp bổ phổi trên, bạn có thể hỗ trợ giải độc phổi tốt hơn bằng Clearwayz – một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần đặc biệt gồm:
- Chiết xuất hạt nho (85% polyphenols)
- Hỗn hợp pha trộn độc quyền Cellular Targeted:
- L-Arginine
- Choline Bitartrate
- Whey protein isolate (milk)
- Bột vỏ quế
- Chiết xuất ca cao
- Chiết xuất lá bạch quả
- L-Glutamine
- L-Leucine
- L-Cysteine HCl
Các chất chống oxy hóa cao trong chiết xuất từ hạt nho sẽ giúp trung hòa gốc tự do, ngăn ngừa quá trình viêm, đồng thời giảm tác động của gốc tự do lên các tế bào hô hấp. Mặc dù không phải chất chống oxy hóa nào cũng có tác dụng trên đường hô hấp nhưng chiết xuất hạt nho cùng công nghệ Cellular Targeted sẽ giúp đưa các thành phần đến đúng đích, tăng hiệu quả bảo vệ đường hô hấp lên nhiều lần.
Mặt khác, Clearwayz chứa nhiều axit amin thiết yếu như L-Arginine, L-Glutamine, L-Leucine làm tăng sản sinh NO nội sinh ở đường hô hấp, giúp giảm nhanh triệu chứng khó thở, giữ đường thở thông thoáng. Sự kết hợp độc đáo giữa chất chống oxy hóa, axit amin cùng các thành phần khác như choline giúp Clearwayz có công dụng:
- Trung hòa gốc tự do, loại bỏ chất độc hại khỏi đường hô hấp
- Giảm tiết dịch, giảm viêm
- Phục hồi tế bào và dẫn truyền thần kinh hô hấp
- Giảm nhanh triệu chứng khó thở, hụt hơi
- Tăng cường miễn dịch hô hấp
Với liệu trình 21 ngày sử dụng Clearwayz, bạn có thể tăng cường sức khỏe hô hấp hiệu quả, nhất là ở những có nguy cơ cao trong độ tuổi từ 25 – 45 tuổi, sử dụng với liều lượng như sau:
- 7 ngày đầu tiên: uống 2 viên/ ngày
- 14 ngày tiếp theo: uống 1 viên/ ngày
Sản phẩm có dạng viên nang cứng, đóng gói dạng hũ 30 viên hoặc hộp 2 vỉ x 15 viên. Bạn có thể yên tâm khi uống Clearwayz để giúp bổ phổi vì không gây tác dụng phụ và không bị giảm tác dụng, bị lờn khi dùng lâu dài như những sản phẩm viên uống bổ phổi hay dạng xịt mũi khác.
Nguồn tham khảo:
- The Respiratory System https://www.nhlbi.nih.gov/health/lungs/respiratory-system Ngày truy cập 14/12/2024
- Lung Health and Your Environment https://www.niehs.nih.gov/sites/default/files/health/materials/lung_health_and_your_environment_508.pdf Ngày truy cập 14/12/2024
- 10 Simple Steps to Your Healthiest Lungs https://www.lung.org/blog/10-tips-for-healthy-lungs Ngày truy cập 14/12/2024
- Protecting Your Lungs https://www.lung.org/lung-health-diseases/wellness/protecting-your-lungs Ngày truy cập 14/12/2024