Kế hoạch kiểm soát đường huyết tại nhà hiệu quả mỗi ngày
Bạn sẽ tránh được đáng kể các nguy cơ rủi ro mắc phải các vấn để sức khỏe nghiêm trọng nếu biết cách kiểm soát đường huyết hiệu quả ngay tại nhà mỗi ngày.
Kiểm soát đường huyết là một phần không thể thiếu khi muốn bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu khả năng phát triển nhiều bệnh lý liên quan khác. Đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ cao như người cao tuổi, béo phì, có yếu tố di truyền hoặc đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường, mới được chẩn đoán đái tháo đường càng phải chú ý đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Mục lục
Hiểu về đường huyết
Để kiểm soát đường huyết hiệu quả thì trước tiên hãy tìm hiểu điều gì khiến lượng đường trong máu tăng lên.
- Glucose. Carbohydrate và đường trong thức ăn, đồ uống sau khi đi vào dạ dày và hệ tiêu hóa thì được chuyển hóa thành glucose (đường đơn). Sau đó, glucose sẽ đi vào máu, lúc này nồng độ đường trong máu tăng.
- Insulin. Để giúp các tế bào có thể hấp thụ glucose từ máu và làm giảm lượng đường trong máu, tuyến tụy sẽ tiết ra một hormone có tên là insulin.
Với bệnh đái tháo đường type 1, tuyến tụy sẽ không thể tạo ra được insulin nên người bệnh sẽ phải tiêm insulin mỗi ngày để tế bào hấp thụ được glucose và làm hạ đường huyết.
Trong đái tháo đường type 2, glucose trong máu tăng cao vì cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin khiến các tế bào không sử dụng được insulin để đưa đường từ máu vào trong tế bào hoặc tuyến tụy dần mất đi khả năng sản xuất ra insulin. Kết quả là đường huyết tăng cao hơn mức bình thường.
Cách theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà
Nồng độ đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Ví dụ, một số trường hợp khiến lượng đường trong máu tăng lên gồm ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate, căng thẳng, có các bệnh lý khác, hút thuốc, mất nước, không uống đủ liều thuốc điều trị đái tháo đường… Do đó, bạn nên sử dụng máy đo đường huyết nhanh tại nhà để theo dõi, kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên.
Máy đo đường huyết tại nhà sẽ có que thử dùng cho mỗi lần đo. Bạn sẽ lấy máu từ đầu ngón tay cho lên đầu que thử tại vị trí quy định rồi đưa vào máy đo, sau đó máy sẽ hiển thị nồng độ đường huyết sau vài giây. Tuy nhiên, kết quả này chỉ phản ánh đường huyết tại một thời điểm nên bạn sẽ cần kiểm tra nhiều lần nếu cần thiết.
Những thời điểm bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà:
- Sáng sớm sau khi ngủ dậy, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
- Trước khi ăn
- Sau khi ăn khoảng 2 giờ
- Trước khi đi ngủ
Các mức chỉ số đường huyết lúc đói dùng tham khảo là:
- Bình thường: < 100mg/dL
- Tiền đái tháo đường: 120 – 125mg/dL
- Đái tháo đường: ≥ 126mg/dL
Đối với người bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết mục tiêu cần cố gắng đạt được là:
- Trước khi ăn: 80 – 130mg/dL
- Sau khi ăn 2 giờ (tính từ khi bắt đầu bữa ăn): ít hơn 180mg/dL.
Kế hoạch kiểm soát đường huyết hiệu quả mỗi ngày
Sau đây là các cách kiểm soát đường huyết mà bạn nên cố gắng tuân thủ mỗi ngày để giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xây dựng chế độ ăn cân bằng, lành mạnh
Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe bao gồm nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu và hạt, đạm thực vật, đạm động vật từ cá, hải sản. Hạn chế các đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường, thịt đỏ hay thịt chế biến sẵn, nguồn carbohydrate tinh chế, thực phẩm đóng hộp.
Với người bệnh đái tháo đường, việc tính lượng carbohydrate trong khẩu phầu ăn rất cần thiết vì carbohydate thường tác động nhiều đến lượng đường trong máu. Một số nguồn cung cấp carbohydrate được cho là tốt hơn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây do có thêm chất xơ giúp ổn định đường huyết. Ngược lại, các nguồn carbohydrate tinh chế, đã qua chế biến như bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, kẹo, khoai tây chiên… sẽ làm tăng nhanh đường huyết.
Tăng cường vận động
Hoạt động thể chất đều đặn, vừa phải giúp làm giảm nguy cơ phát bệnh đái tháo đường hoặc giúp quản lý đường huyết tốt hơn ở những người đã mắc bệnh. Khi vận động, cơ bắp sẽ cần sử dụng đường để tạo năng lượng, nhờ đó cơ thể sẽ sử dụng insulin tốt hơn, làm giảm lượng đường trong máu.
Nhìn chung, người lớn nên tập thể dục vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, khoảng 30 phút/ ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập/ hình thức vận động phù hợp với thể trạng.
Kiểm soát cân nặng
Duy trì mức trọng lượng khỏe mạnh giúp ngăn ngừa, làm chậm tiến triển hoặc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Thừa cân ở vùng bụng cho thấy mỡ đang tích tụ xung quanh các cơ quan bên trong đó, như gan và tụy. Điều này gây ra tình trạng kháng insulin. Do đó, giảm bớt cân nặng dư thừa có thể giúp insulin hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ
Không hút thuốc
Hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử hoặc hút thuốc thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý mạn tính như bệnh tim, đột quỵ, nhiều loại ung thư. Các chất trong thuốc lá cũng khiến cho tình trạng tiền đái tháo đường và đái tháo đường khó kiểm soát hơn.
Nicotine có thể làm tăng đường huyết do tác động đến cách cơ thể phản ứng với insulin. Bên cạnh đó, tình trạng viêm do nicotine gây ra cũng góp phần làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bạn vừa có nồng độ đường huyết cao và vừa hút thuốc thì sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải những biến chứng.
Sử dụng thuốc và theo dõi đường huyết thường xuyên
Insulin và các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu khi chế độ ăn và tập thể dục không đủ hiệu quả. Ngoài ra, các loại thuốc khác bạn dùng cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết.
Lưu ý bảo quản thuốc đúng cách, nhất là khi dùng insulin không được để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Insulin nếu không được bảo quản đúng cách hoặc hết hạn sử dụng sẽ không có tác dụng. Ngoài ra, bạn nên đo chỉ số đường huyết sau khi uống thuốc, nếu thấy đường huyết giảm xuống quá thấp hoặc vẫn cao thì hãy thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra lại liều lượng và thay đổi cho phù hợp.
Giảm căng thẳng, hạn chế ảnh hưởng stress oxy hóa
Tìm cách quản lý căng thẳng khi bị đái tháo đường cũng rất quan trọng vì các hormone căng thẳng được sản sinh nhiều trong thời gian dài có thể làm tăng đường huyết. Đồng thời, lượng đường trong máu tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình tự oxy hóa glucose tạo thành các gốc tự do vượt quá khả năng dọn dẹp của chất chống oxy hóa nội sinh, dẫn đến stress oxy hóa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Việc bổ sung chất chống oxy hóa ngoại sinh từ chế độ ăn uống có thể bù đắp cho tình trạng mức chống oxy hóa thấp trong huyết tương ở những người tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy polyphenol thực vật là một nhóm chất chống oxy hóa giúp phòng thủ tuyệt vời, có mặt trong hầu hết các loài thực vật và bao gồm nhiều hợp chất như phenol, axit phenolic, flavonoid…
Uống trà thảo dược cùng chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật là lựa chọn bổ sung chất chống oxy hóa tự nhiên ngoại sinh vào cơ thể, cho thấy tiềm năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm dược trà Saturex với khả năng chống oxy hóa cao nhờ vào thành phần kết hợp giữa trà đen và thảo dược Satureja khuzestanica đến từ nền y học cổ truyền Ba Tư, Iran rất phù hợp cho người đái tháo đường. Sản phẩm giúp trung hòa gốc tự do, giảm tình trạng kháng insulin, giúp ổn định đường huyết, mang lại hiệu quả sau 1 tháng sử dụng và duy trì lâu dài khi uống mỗi ngày.
Khả năng chống lại các tác hại từ stress oxy hóa còn khiến dược trà Saturex ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm khác trên tim mạch khi sử dụng lâu dài ở người bệnh đái tháo đường như hạn chế hình thành xơ vữa, tác động làm hạ huyết áp, phòng ngừa thiếu máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, lựa chọn uống dược trà Saturex mỗi ngày cũng là một cách kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Nguồn tham khảo
- Life’s Essential 8™ – How to Manage Blood Sugar Fact Sheet https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-lifestyle/lifes-essential-8/how-to-manage-blood-sugar-fact-sheet Ngày truy cập 19/9/2024
- Diabetes management: How lifestyle, daily routine affect blood sugar https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963 Ngày truy cập 19/9/2024
- How To Lower Your Blood Sugar Naturally https://health.clevelandclinic.org/how-to-lower-blood-sugar Ngày truy cập 19/9/2024
- Manage Blood Sugar https://www.cdc.gov/diabetes/treatment/index.html Ngày truy cập 19/9/2024
- Blood Sugar Monitoring https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/17956-blood-sugar-monitoring Ngày truy cập 19/9/2024
- Antioxidants and diabetes https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3603044/ Ngày truy cập 19/9/2024
- The role of dietary antioxidants in type 2 diabetes and neurodegenerative disorders: An assessment of the benefit profile https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9826852/ Ngày truy cập 19/9/2024