Khủng hoảng tuổi trung niên: Nguyên nhân và Giải pháp
Khủng hoảng tuổi trung niên có thể tạo ra những tác động tiêu cực lên tình thần một số người, nhất là phụ nữ khi thường nhạy cảm hơn và dễ bị dao động tâm trạng do ảnh hưởng bởi thời kỳ mãn kinh.
Độ tuổi trung niên khoảng từ 40 – 65 tuổi (có thể cộng trừ một vài năm) thường xảy ra nhiều thay đổi sinh học, vấn đề gia đình, mục tiêu tài chính hay công việc khiến nhiều người suy nghĩ, đánh giá lại về cuộc đời mình. Sự hỗn loạn trong độ tuổi này xảy ra đa phần ở phụ nữ, làm cho họ cảm thấy đang đối mặt với nhiều khó khăn, cũng như gặp các vấn đề về tim hoặc mất ngủ. Tình trạng này có thể được xem là khủng hoảng tuổi trung niên và dễ mang đến cảm xúc tiêu cực khi trải qua. Vậy tại sao cơn khủng hoảng này lại xuất hiện, làm cách nào để vượt qua được giai đoạn này?
Mục lục
Khủng hoảng tuổi trung niên là gì? Những biểu hiện của khủng hoảng tuổi trung niên
Khái niệm “khủng hoảng tuổi trung niên” được nhà phân tích tâm lý Elliot Jacques đưa ra vào những năm 1960. Ông để ý thấy những người bệnh trong độ tuổi từ giữa đến cuối những năm 30 tuổi dường như trải qua giai đoạn trầm cảm và có những thay đổi đột ngột về lối sống khi họ đối diện với những suy tưởng về cái chết của chính mình.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy có sự giảm xuống về mức độ hài lòng và cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống khi mọi người bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy như vậy. Một vài nghiên cứu khác ghi nhận sự hài lòng trong cuộc sống dường như tăng lên khi ở độ tuổi trung niên và sau đó giảm dần ở những năm cuối đời. Trong các nghiên cứu, chỉ khoảng 10 – 20% người trưởng thành thừa nhận rằng đã trải qua khủng hoảng tuổi trung niên.
Thực tế, khủng hoảng tuổi trung niên bao hàm nhiều khía cạnh với những căng thẳng xảy ra trong độ tuổi này, có thể là sự hối hận về con đường sự nghiệp, cảm giác mắc kẹt về tài chính, lo lắng về tình trạng thể chất hoặc băn khoăn về những điều đã bỏ lỡ. Một số người thì cảm thấy phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn khi phải chăm sóc cha mẹ lớn tuổi, rời xa con cái,… Những biểu hiện khủng hoảng tuổi trung niên thường thấy gồm:
- Cảm thấy lo âu, phiền muộn, dễ cáu kỉnh
- Không cảm nhận thấy hạnh phúc
- Thiếu động lực hoặc mong muốn làm một số hoạt động nhất định
- Hoài niệm về quá khứ thay vì tập trung vào những điều ở hiện tại
- Không cảm thấy hài lòng với sự nghiệp và các lựa chọn trong cuộc sống
- Có hành vi bốc đồng và nuông chiều bản thân quá đà, mặc dù các hành vi này không khiến cho bạn cảm thấy hài lòng nhưng lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Khủng hoảng tuổi trung niên ở phụ nữ có gì khác biệt?
Phụ nữ thường trải qua khủng hoảng tuổi trung niên ở những giai đoạn chuyển tiếp như thay đổi một mối quan hệ hoặc thay đổi nội tiết tố. Trong đó, thiếu hụt nội tiết tố là một trong những điều nổi bật trong thời gian khủng hoảng này.
Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm estrogen và progesterone gây ra nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, bao gồm dao động về giấc ngủ, tâm trạng và cả ham muốn tình dục. Sự gián đoạn về mặt nội tiết tố cùng những cảm xúc phát sinh khiến phụ nữ phải tự điều chỉnh bản thân. Hơn nữa, phụ nữ thường để ý đến ánh nhìn của người khác về mình.
Trải nghiệm của phụ nữ theo thời gian khi lớn tuổi cũng có thay đổi. Ở độ tuổi trung niên, khi con cái bắt đầu trưởng thành và có khả năng tự lập, những người phụ nữ thường bắt đầu dành thời gian suy nghĩ về nhu cầu của bản thân thay vì lo cho con và cảm giác những nhu cầu này không được đáp ứng. Mặt khác, phụ nữ cũng có cảm giác mình ít có giá trị hơn trong xã hội khi có sự thay đổi trong sự nghiệp hoặc mất đi cha mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi trung niên là gì?
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ở tuổi trung niên có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau gây ra căng thẳng về nhiều khía cạnh trong cuộc sống, đôi khi bị ảnh hưởng bởi quan điểm văn hóa tại từng vùng quốc gia.
- Thay đổi thể chất. Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể thường không còn nhanh nhẹn như trước, thậm chí có nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh lý hoặc đã mắc phải một bệnh mạn tính nào đó. Điều này khiến nhiều người cảm thấy chán nản hoặc sợ hãi về tương lai. Phụ nữ còn trải qua thời kỳ mãn kinh với sự sụt giảm nội tiết tố gây ra nhiều triệu chứng liên quan như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, khó ngủ… Tất cả đều góp phần làm tăng tình trạng căng thẳng nói chung.
- Các vấn đề trong gia đình. Nhiều cha mẹ ở tuổi trung niên trải qua cảm giác trống trải trong ngôi nhà của mình do con cái bắt đầu trưởng thành và chuyển ra khỏi nhà. Sự mất mát người thân, cha mẹ lớn tuổi cũng gây ra những cảm xúc đau buồn, mất động lực vì gia đình. Một số người quyết định ly hôn cũng khiến tuổi trung niên gặp nhiều biến động hơn, ảnh hưởng mạnh đến tinh thần.
- Sự nghiệp. Những thay đổi trong nghề nghiệp ở tuổi trung niên có thể làm gia tăng thêm sự căng thẳng. Nhiều người cảm thấy sự nghiệp đang đi vào bế tắc hoặc cảm thấy không hài lòng về công việc cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày.
- Tình hình tài chính, kinh tế. Những biến động ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính như chi trả cho quá trình chăm sóc cha mẹ, mất việc làm, con cái gặp khó khăn tài chính, thị trường lao động thay đổi nhanh chóng sẽ khiến bạn căng thẳng thêm.
- Tổn thương thời thơ ấu. Một số trải nghiệm từ thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến những hệ quả về sức khỏe cả sau khi bạn đã trưởng thành. Những tác nhân này có khả năng khiến cuộc sống ở tuổi trung niên gặp nhiều khó khăn, căng thẳng tạo nên cảm giác khủng hoảng.
Cách vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên ở phụ nữ
Cuộc khủng hoảng tuổi trung ở mỗi người có thể không giống nhau. Bạn cần xác định được vấn đề cốt lõi đang gặp phải là gì để từ đó tập trung tìm cách giải quyết điều đó trước. Tiếp đến, bạn có thể thử các cách giúp chấp nhận hiện thực, giữ tinh thần ổn định, cân bằng cuộc sống.
1. Nhìn nhận thẳng vào vấn đề khủng hoảng
Những sự thay đổi theo tuổi tác là điều không thể tránh khỏi. Khi bạn chấp nhận sự thật này sẽ là việc quan trọng để cảm thấy hài lòng hơn ở tuổi trung niên. Hãy thừa nhận những cảm xúc đang khiến bạn cảm thấy khủng hoảng, có thể viết thành nhật ký hoặc nói chuyện với một người đáng tin cậy hoặc chia sẻ cùng chuyên gia trị liệu.
Đừng cố gắng thay đổi những điều không thể. Học cách chấp nhận những hạn chế của bản thân và tập trung vào những thứ có khả năng kiểm soát sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng vô ích. Tập cách thích nghi với những thay đổi mới cũng giúp bản thân cảm thấy hòa nhập hơn, dễ dàng đón nhận các thử thách.
2. Tìm kiếm những niềm vui mới hoặc duy trì sự hứng thú
Những tình huống mất mát đi động lực, chỗ dựa như ly hôn, mất việc, mất người thân hoặc xa rời con cái có thể khiến bạn cảm giác cuộc sống không còn ý nghĩa khi ở tuổi trung niên. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy rằng những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời đã trôi qua. Tuy nhiên, đó chỉ là ý nghĩ bị bó hẹp trong cảm xúc nhất thời và không hoàn toàn đúng. Hãy thử tìm kiếm những niềm vui mới hoặc duy trì sự hứng thú trở lại với một sở thích đã bị bỏ quên nào đó.
Sự kết nối với những điều thú vị trong cuộc sống có thể giúp bạn không còn bị giới hạn bản thân, tạo ra những động lực sống mới.
3. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng
Hãy nhớ bạn không bao giờ đơn độc trên hành trình vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên. Bạn có thể tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc tìm đến các hội nhóm cùng chung sở thích sẽ giúp cuộc sống trở nên thú vị, phong phú hơn và mang lại nhiều cảm xúc hạnh phúc, cải thiện sức khỏe tinh thần.
Bạn có thể sử dụng kỹ năng của mình để đóng góp vào các tổ chức, chương trình tình nguyện để tạo ra thêm nhiều giá trị đến cộng đồng. Đừng để tuổi tác trở thành giới hạn của bản thân, mỗi giai đoạn cuộc đời đều có những khó khăn nhất định nên hãy tập trung vào những điều tích cực cho mình.
4. Ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu
Tuổi trung niên cũng là độ tuổi bắt đầu có những thay đổi về thể chất, chẳng hạn như cơ thể kém linh hoạt hơn, khó ngủ, sức bền giảm,… Với phụ nữ, tuổi trung niên có thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và chuyển hóa dần sang mãn kinh sẽ trải qua những triệu chứng do suy giảm nội tiết tố (hormone) như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng, mất năng lượng, mệt mỏi. Do đó, bạn cần ưu tiên chăm sóc sức khỏe thể chất và sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu:
- Đặt mục tiêu tập thể dục phù hợp với thể trạng rồi tăng dần cường độ tập luyện.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tránh ăn uống theo cảm xúc để đối phó với căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tạo thói quen tốt khi ngủ.
- Cân bằng nội tiết tố nữ bằng các sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, an toàn.
Femarelle với các dòng sản phẩm dành riêng cho từng giai đoạn mãn kinh bao gồm tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh có thể là một “người bạn đồng hành” với phụ nữ vượt qua các triệu chứng, vấn đề gặp phải trong thời kỳ khủng hoảng tuổi trung niên. Với hoạt chất chính DT56a, một phyto-SERM được công nhận hiện nay có tác động chọn lọc trên thụ thể estrogen có nguồn gốc từ thực vật, giúp mang đến những lợi ích như estrogen trên tế bào đích cần thiết mà không làm tăng các nguy cơ huyết khối, tăng sản nội mạc tử cung.
Nguồn tham khảo
- Midlife Crisis – Signs, Causes, and Coping Tips https://www.helpguide.org/aging/healthy-aging/midlife-crisis Ngày truy cập 29/10/2024
- Midlife in the 2020s: Opportunities and Challenges https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7347230/ Ngày truy cập 29/10/2024
- Midlife Crisis in Women: When It Starts and How To Cope https://health.clevelandclinic.org/why-midlife-crises-are-different-for-women Ngày truy cập 29/10/2024
- Coping with a Later-Life Crisis https://www.hopkinsmedicine.org/health/caregiving/caregiver-guides/coping-with-a-later-life-crisis Ngày truy cập 29/10/2024