Hormone estrogen là gì? Thiếu hay thừa estrogen nguy hiểm hơn?
Hormone estrogen không chỉ tham gia vào chức năng sinh sản mà còn tác động đến nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào gây thiếu hoặc thừa estrogen đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hormone estrogen là một nội tiết tố sinh dục nữ cần thiết để duy trì sức khỏe tình dục và sinh sản. Bình thường, nồng độ estrogen tự nhiên sẽ dao động trong chu kỳ kinh nguyệt rồi giảm dần khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Việc thiếu hay thừa estrogen đều có thể gây ra những tình trạng sức khỏe đáng chú ý.
Mục lục
Hormone estrogen là gì? Các dạng estrogen trong cơ thể
Hormone estrogen là một trong hai nội tiết tố sinh dục ở nữ giới. Bên cạnh progesterone, estrogen đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản. Các đặc điểm giới tính thứ cấp của cơ thể nữ (như phát triển ngực, hông…), kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh xảy ra đều do estrogen góp phần.
Ngoài ra, estrogen cũng đóng vai trò quan trọng trong những hệ cơ quan khác của cơ thể. Do đó, dù những người có giới tính sinh học nữ sản sinh ra nhiều estrogen hơn nhưng tất cả giới tính đều có estrogen trong cơ thể.
3 dạng hormone estrogen chính trong cơ thể là:
- Estrone (E1): dạng estrogen chính mà cơ thể tạo ra sau thời kỳ mãn kinh
- Estradiol (E2): dạng estrogen chính trong cơ thể phụ nữ trong những năm còn chức năng sinh sản. Đây là dạng estrogen có tác động mạnh nhất cũng là dạng được dùng trong liệu pháp thay thế hormone để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
- Estriol (E3): dạng estrogen chính trong thời kỳ mang thai.
Tác động của hormone estrogen lên các cơ quan trong cơ thể
Hormone estrogen tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
- Vú. Estrogen chịu trách nhiệm phát triển mô tuyến vú cùng các thay đổi nhu mô, mô đệm ở vú trong tuổi dậy thì. Sự phát triển của ống dẫn sữa trong lúc dậy thì và mang thai giúp phụ nữ có khả năng tiết sữa mẹ, cho con bú cũng do hormone estrogen chịu trách nhiệm.
- Tử cung. Hormone estrogen giúp tăng sinh các tế bào nội mạc tử cung trong giai đoạn nang trứng của chu kỳ kinh nguyệt, làm lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mang thai. Khi muốn tránh thai, thành phần ethinyl estradiol trong thuốc tránh thai đường uống sẽ ức chế vùng dưới đồi giải phóng hormone gonadotropin (GnRH) và tuyến yên giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH) cùng hormone hoàng thể (LH) để ngăn ngừa rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Âm đạo. Hormone estrogen hỗ trợ sự tăng sinh các tế bào niêm mạc biểu mô ở âm đạo và âm hộ. Khi thiếu hụt estrogen, biểu mô này trở nên mỏng hơn và có triệu chứng khô, dễ kích ứng được gọi là teo âm hộ – âm đạo.
- Xương. Trong độ tuổi dậy thì, estrogen hỗ trợ sự phát triển của xương dài và sự hợp nhất của các đĩa tăng trưởng đầu xương. Hormone này còn bảo vệ xương bằng cách vô hiệu hóa hoạt động của tế bào hủy xương, ngăn ngừa loãng xương.
- Tim mạch. Estrogen ảnh hưởng đến nồng độ lipid máu bằng cách tăng HDL và mức triglycerid, đồng thời làm giảm LDL cùng tổng lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Thiếu hay thừa hormone estrogen nguy hiểm hơn?
Ở phụ nữ, lý do gây thiếu estrogen, mức estrogen hạ thấp thường là do mãn kinh hoặc có thể do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Khi đó, một số triệu chứng có khả năng xảy ra như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc dừng hẳn
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
- Rối loạn giấc ngủ
- Khô và mỏng âm đạo
Một vài người còn trải qua cảm giác đau nửa đầu do nồng độ estrogen giảm sút.
Ngược lại, dư thừa estrogen cũng có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề, bao gồm:
- Tăng cân, chủ yếu ở vùng bụng, hông và đùi
- Vấn đề kinh nguyệt, như ra máu ít hoặc nhiều hơn bình thường
- Hội chứng tiền kinh nguyệt tệ hơn
- Thay đổi sợi bọc tuyến vú
- U xơ tử cung
- Sưng, đau ở vú
- Mệt mỏi
- Ham muốn tình dục thấp
Khi sử dụng liệu pháp thay thế hormone để bổ sung estrogen trong một số trường hợp (như điều trị triệu chứng mãn kinh từ trung bình đến nặng) có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng xảy ra do thiếu estrogen nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp rủi ro khi estrogen tác động nhiều lên các cơ quan không cần thiết khác.
Liệu pháp thay thế hormone và cách cân bằng nội tiết tố nữ an toàn
Hormone estrogen được bổ sung đơn lẻ hoặc phối hợp với progesterone/ SERM trong liệu pháp thay thế hormone giúp điều trị các triệu chứng mãn kinh, phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, bổ sung estrogen dù tự nhiên hay tổng hợp vẫn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, tăng cân, ngứa âm đạo, chảy máu tử cung bất thường,… Ngoài ra, một số tác dụng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra là tăng huyết áp, huyết khối tắc mạch, tăng sản nội mạc tử cung, viêm âm đạo, u xơ tử cung, nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Do đó, liệu pháp hormone thường được khuyến cáo sử dụng sớm và dùng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
SERM là chất điều biến chọn lọc thụ thể estrogen có thể dùng phối hợp với liệu pháp bổ sung estrogen để quản lý cách estrogen tác động lên các cơ quan. Đặc điểm nổi bật của SERM chính là vừa ngăn chặn estrogen kết nối với các tế bào ung thư vú, ngăn tác động tăng sản niêm mạc nội mạc tử cung lại vừa hoạt động thúc đẩy estrogen ở tế bào xương, ngăn ngừa loãng xương.
Tuy nhiên, SERM lại có tác dụng phụ làm tăng các triệu chứng vận mạch như bốc hỏa, đổ mồ hôi hoặc ảnh hưởng đến âm đạo. Một dạng lý tưởng hơn là phyto-SERM với hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật và hoạt động giống như SERM đem đến tác động điều hòa nội tiết tố nữ hiệu quả, an toàn.
DT56a là một phyto-SERM được công nhận và chứng minh tác dụng thông qua hơn 20 nghiên cứu khoa học, có thể làm giảm các triệu chứng vận mạch khi mãn kinh, tăng mật đô khoáng xương, không gây ảnh hưởng đến độ dày nội mạc tử cung, đối kháng với thụ thể estrogen ở mô vú. DT56a được ứng dụng làm hoạt chất chính trong các dòng sản phẩm Femarelle dành cho phụ nữ trong từng giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh nhằm mục đích cân bằng nội tiết tố nữ, cân bằng cuộc sống tốt hơn. Femarelle an toàn cả khi sử dụng lâu dài khi không làm tăng nồng độ hormone estrogen E2, TSH và FSH, không gây nguy cơ huyết khối cũng như không tác động lên niêm mạc nội mạc tử cung.
Nguồn tham khảo
- Estrogen https://my.clevelandclinic.org/health/body/22353-estrogen Ngày truy cập 26/11/2024
- Estrogen https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538260/ Ngày truy cập 26/11/2024
- What dose estrogen do? https://www.endocrine.org/-/media/endocrine/files/patient-engagement/infographics/what_does_estrogen_do.pdf Ngày truy cập 26/11/2024
- Estrogen’s Effects on the Female Body https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/estrogens-effects-on-the-female-body Ngày truy cập 26/11/2024
- Selective Estrogen Receptor Modulators (SERMs) https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/24732-selective-estrogen-receptor-modulators-serm Ngày truy cập 26/11/2024
- Efficacy and safety of a phyto-SERM as an alternative to hormone therapy https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25236805/ Ngày truy cập 26/11/2024