Ho vào ban đêm là bị gì? Nguyên nhân & cách điều trị
Được biết, ho là một cơ chế để bảo vệ làm sạch đường thở, là phản xạ tự nhiên để loại bỏ các dị vật, các chất nhầy, kích thích ra khỏi cổ họng. Tuy nhiên, ho vào ban đêm có thể đến từ dị ứng, cảm lạnh, trào ngược axit hoặc một số các nguyên nhân khác. Theo đó, nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, sức khỏe mỗi người. Vậy, nguyên nhân chính của ho ban đêm là gì, làm gì để khắc phục nó? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây.
Mục lục
Ho vào ban đêm là hiện tượng gì?
Thực tế, ho vào ban đêm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, để loại bỏ các chất như đờm, nhầy hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp. Theo đó, nếu như phản xạ ho bị suy giảm, hoặc không có sẽ gây nguy hiểm cho hệ hô hấp của chúng ta.
Ho nhiều về đêm, đó là tình trạng người bệnh không bị ho hoặc bị ho ít vào ban ngày, thế nhưng ban đêm lại ho rất nhiều. Đó có thể là ho khan hoặc ho có đờm, ho thành cơn hoặc là ho dai dẳng. Hiện tượng này xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em và đến từ những nguyên nhân khác nhau.
Ho vào ban đêm đến từ nguyên nhân nào chủ yếu?
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Một trong những thủ phạm chính gây ho về đêm là chảy dịch mũi sau, nó còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên. Nó xuất phát từ việc lượng chất nhầy dư thừa bỗng tích tụ và chảy xuống phía sau cổ họng của bạn, làm nhột các đầu dây thần kinh, gây ra ho. Hội chứng này khiến bạn thường xuyên bị ho, ngứa cổ họng, buồn nôn và hơi thở hôi.
Theo các bác sĩ, hội chứng này xuất hiện nhiều hơn khi ta nằm, cùng với đó là sự tác động của thời tiết, gây ra ho dai dẳng. Ngoài ra, nó có thể đến từ việc cơ thể bị mắc cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hay các bệnh lý hô hấp khác. Khi đó, bạn sẽ bị ho, kèm theo các triệu chứng khác như ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi sau.
Hen suyễn
Người bị hen suyễn thường gặp phải các vấn đề như viêm đường thở, gây khó thở, thở khò khè và ho. Đặc biệt, họ sẽ ho nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm, các dấu hiệu dễ nhận biết là ho có đờm trong, dinh và đặc quánh. Đi kèm đó là hiện tượng khó thở, thở rít, thở gấp, tức ngực, cảm giác như bị ai bóp nghẹt.
Ho vào ban đêm do hen suyễn sẽ có xu hướng nặng hơn vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi và không khí xuất hiện nhiều virus hơn. Không chỉ vậy, cơn ho có thể đến từ việc cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc,vv…
Trào ngược axit
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gọi tắt là GERD là hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến niêm mạc bị kích thích và dẫn đến phản xạ ho. Đây là một bệnh dạng mạn tính, không dễ điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Nếu cơn ho đến từ nguyên nhân là trao ngược axit, bạn sẽ thấy nó bắt đầu ngay khi bạn nằm trên giường vào ban đêm, kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó nuốt, hụt hơi.
Rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính
Căn bệnh này bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí thũng. Theo đó, đây là tình trạng phế quản bị viêm trong suốt một thời gian dài, mà nguyên nhân phổ biến đến từ khói thuốc lá. Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại cũng dẫn đến bệnh lý này.
Trường hợp bị rối loạn phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh sẽ gặp một số các triệu chứng diễn ra dai dẳng như tức ngực, khó thở, thở khò khè song không quá thường gặp. Đặc biệt, biểu hiện phổ biến nhất là các cơn ho khan, khạc ra đờm, tạo ra nhiều chất nhầy, nhất là vào buổi sáng.
Chất gây ức chế ACE
Hay còn gọi là thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thực tế là một loại thuốc được kê đơn để điều trị chứng huyết áp cao. Theo đó, việc sử dụng thuốc ức chế này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn là ho khan, có thể xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm. Theo các bác sĩ, có khoảng 20% người bệnh có triệu chứng ho khi dùng thuốc này và các cơn ho xảy ra sau vài tuần bắt đầu dùng đến chất gây ức chế ACE.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng xảy ra trong phổi, có thể gây ra các triệu chứng như ho có đờm, sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực khi ho hoặc hít thở sâu.
Ho gà
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn xảy ra trong hệ hô hấp. Triệu chứng chính của bệnh chính là ho, đặc biệt nó có thể trở nên dữ dội hơn vào ban đêm. Đôi khi, bạn có thể nhầm lẫn ho gà với cảm lạnh khi chúng có cùng triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, sốt và ho. Tuy nhiên, với ho gà, các cơn ho trở nên nặng hơn, có thể gây nôn mửa.
Các biện pháp giúp ngăn ngừa chứng ho về đêm
Gối đầu cao hơn khi ngủ
Nếu bạn đang gặp các bệnh lý có đờm hoặc bị trào ngược axit, nên chọn gối đầu cao từ 15-20 cm. Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc dịch mũi sau và chất nhầy dồn về cổ họng, gây ra các cơn ho. Từ đó, giúp đường hô hấp được mở rộng, ngăn ngừa các chất kích thích làm kích ứng cổ họng. Ngoài ra, bạn nên chọn cách ngủ nghiêng, tránh nằm ngửa vì axit có thể trào lên, gây khó khăn cho việc thở và gây ho.
Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Để trị ho vào ban đêm, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm. Thực tế, không khí lạnh và nóng từ các thiết bị như điều hòa, máy quạt, máy sưởi rất dễ khiến cho đường thở của bạn bị khô. Khi đó, để tránh cho không khí bị khô, bạn nên đặt một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một chậu nước nhỏ trong phòng ngủ. Ngoài ra, nếu có thể, hãy trồng thêm các loại cây như húng quế, oải hương, hương thảo, bạc hà, chúng sẽ giúp lọc không khí, cân bằng độ ẩm rất tốt.
Uống nước mật ong ấm trước khi ngủ
Để giảm tình trạng ho vào ban đêm, bạn nên duy trì thói quen uống 1 ly nước ấm pha với mật ong trước khi đi ngủ. Tuy là một cách trị ho dân gian đơn giản, song bạn nên thử sẽ thấy nó cực kỳ hiệu quả. Theo đó, mật ong sẽ giúp làm dịu chất nhầy trong cổ họng, từ đó giảm hẳn tình trạng ho khan của bạn. Cách pha rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 2 thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm, nhỏ thêm vài giọt nước cốt chanh, uống cách 30 phút trước khi đi ngủ.
Ngăn ngừa trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý gây ho khá phổ biến. Khi nằm xuống, axit trong dạ dày dễ bị trào ngược lên phổi, làm kích ứng và gây ho. Vì vậy, để giảm ho trong trường hợp này, bạn nên ăn ít hơn vào buổi tối, nên ăn cách thời điểm đi ngủ khoảng 2 tiếng. Đồng thời, nên tránh ăn các đồ cay nóng, quá lạnh hay quá nhiều dầu mỡ.
Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng
Để tiêu diệt vi khuẩn, yếu tố gây nhiễm trùng đường hô hấp, bạn cần thường xuyên vệ sinh khoang mũi họng. Cách đơn giản nhất là vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, điều này sẽ giúp loại bỏ một phần các chất nhầy, đờm dãi ra ngoài. Đặc biệt, trong nước muối cũng có thành phần giúp giảm viêm, ngứa cổ họng và dịu các cơn ho.
Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Môi trường có quá nhiều chất độc hại, nhiều khói bụi, lông động vật sẽ là yếu tố gây ra nhiều hơn. Do đó, nếu bạn sống trong một môi trường trong lành thì sẽ ít gặp phải các cơn ho hơn.
Điều trị các bệnh lý nguyên nhân
Nếu chứng ho vào ban đêm bắt nguồn từ một bệnh lý bất kỳ nào đó, bạn sẽ phải tiến hành điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho rằng, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, điều đó có thể sẽ khiến bệnh trở nên tội tệ hơn. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác nhau.
Đối với triệu chứng ho do dị ứng, phương pháp điều trị có thể là dùng thuốc kháng histamin không kê đơn, thuốc xịt mũi hoặc thuốc thông mũi. Đối với người bị hen, sau khi đo phế dung, bác sẽ đưa ra 2 hướng điều trị, một là thuốc cắt cơn nhanh, giúp giảm triệu chứng và hai là thuốc dùng hằng ngày, để kiểm soát các cơn hen.
Clearwayz là một giải pháp hỗ trợ hô hấp và đường thở cho các bệnh mãn tính. Sản phẩm giúp duy trì đường thở luôn thông thoáng, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp cho những người bị dị ứng thời tiết, phấn hoa và thường xuyên gặp các triệu chứng như hắt hơi, khó thở. Đặc biệt, Clearwayz cũng hỗ trợ giảm khó thở liên quan đến các bệnh mãn tính như COPD, hen suyễn, bệnh tim mạch, đặc biệt là vào ban đêm.
Ho vào ban đêm, thực ra không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của một hiện tượng sức khỏe nào đó. Nếu nó đến từ các nguyên nhân cấp tính như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, các cơn ho sẽ tự suy giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu ho nhiều về đêm là do viêm phổi, hen suyễn hay các bệnh lý nguy hiểm như suy tim, ung thư phổi, cần nên có sự thăm khám và điều trị kịp thời từ phía bác sĩ.