Bị ho có đờm nên ăn gì? Bật mí những cách giúp bạn tiêu đờm, hết ho nhanh chóng
Ho đờm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bên cạnh việc điều trị đúng theo tác nhân gây bệnh thì bạn cũng cần biết cách hỗ trợ làm tiêu đờm, hết ho nhanh chóng.
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp của các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Đờm là dạng chất nhầy đặc biệt được tạo ra từ phổi và họng có kết cấu đặc, dính hơn so với chất nhầy từ mũi hay xoang. Đờm được sản sinh như một phần của phản ứng miễn dịch khi chống lại và đào thải các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, dị nguyên (bụi mịn, mảnh lông da động vật, phấn hoa,…) ra khỏi đường hô hấp. Tiếp đó, phản xạ ho xuất hiện để tống xuất đờm ra ngoài.
Tuy nhiên, ho đờm kéo dài, đờm đặc hoặc quá nhiều có thể gây khó thở, dễ hụt hơi, cảm giác thiếu oxy, đặc biệt là ở những người có bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, COPD. Vì thế, bạn cần biết làm cách nào để tiêu đờm, hết ho nhanh chóng để giúp đường thở thông thoáng, đồng thời tìm cách nâng cao miễn dịch hô hấp để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Mục lục
Bị ho có đờm nên ăn gì?
Các loại thực phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường thở. Các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống có thể giúp điều chỉnh tổn thương ở phổi do stress oxy hóa gây ra. Một nghiên cứu trước đây nhận thấy nguy cơ ho đờm đã giảm ở một nhóm người Singapore gốc Hoa khi ăn nhiều polysaccharide không tinh bột hơn.
Sau đó, một báo cáo về mô hình ăn uống ở người Singapore gốc Hoa trưởng thành cho thấy mối liên hệ giữa nhóm có mô hình ăn “thịt – dimsum” và ho có đờm tăng gấp 1,4 lần. Nhóm có mô hình ăn “rau – trái cây – đậu nành” không thấy có liên hệ với nguy cơ ho đờm.
Ngoài ra, những người bị ho đờm, khó thở khi có bệnh phổi mãn tính như COPD cũng có thể dễ thở hơn khi ăn những thực phẩm giàu axit béo đa không bão hòa omega-3 như cá hồi, yến mạch, hạt lạnh, hạt óc chó,… Chế độ ăn uống được cho là tốt cho các bệnh hô hấp mãn tính, giúp giảm viêm đường thở, cải thiện luồng thông khí, cải thiện chức năng phổi gồm:

- Ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ từ thực vật.
- Axit béo đa không bão hòa omega-3 có tác dụng chống viêm.
- Vitamin C, vitamin E cho thấy lợi ích trong việc phòng ngừa cơn hen suyễn.
- Tránh ăn thức ăn nhanh hoặc chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây với nhiều thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột tinh chế.
Làm cách nào để tiêu đờm, hết ho đờm nhanh chóng?
Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống, bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp sau để giúp tiêu đờm, hết ho đờm, làm thông thoáng đường thở cũng như tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp.
1. Thực hiện bài tập thở
Các cơn ho thường chỉ giúp tống xuất đờm từ đường hô hấp trên ra bên ngoài. Nếu đờm được sản sinh từ bên trong phổi sẽ rất khó được loại bỏ qua phản xạ ho tự nhiên. Do đó, bạn nên thực hiện bài tập hít thở để giúp đờm dễ dàng di chuyển ra khỏi phổi, đi lên cổ họng.
Hãy thử kỹ thuật thở như sau:
- 2 – 3 lần hít thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng (để không khí đi vào trong phổi làm ấm đờm)
- 4 – 5 lần hít thở thư giãn
- Tiếp tục 2 – 3 lần hít thở sâu
- 4 – 5 lần hít thở thư giãn
- Làm động tác thở mạnh hắt ra 2 – 3 lần.
Sau đó, bạn có thể tiếp tục 2 – 3 lần thở thư giãn rồi ho 1 – 2 lần để tống đờm ra ngoài. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật thở này vào buổi sáng hoặc bất cứ lúc nào có cảm giác đờm vướng trong phổi. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc tức ngực, bạn nên dừng lại nghỉ ngơi và thử hít thở lại từ từ.
2. Tập thể dục, vận động thể chất
Việc vận động, tập thể dục cũng là cách để giảm ho đờm, làm tiêu đờm khỏi phổi hiệu quả do kích thích bạn hít thở sâu. Bạn có thể thử:
- Đi bộ
- Leo cầu thang
- Dậm chân tại chỗ
- Đấm tay vào không khí 10 lần
- Các bài tập khiến bạn phải thở nhanh, thở hết sức.
3. Uống đủ nước để dễ tiêu đờm, giảm ho đờm
Nếu cơ thể mất nước sẽ dễ khiến đờm trở nên đặc đính, khó được tống xuất ra ngoài kể cả khi ho mạnh. Do đó, bạn nên uống đủ nước cơ thể cần mỗi ngày. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể thêm nước trái cây pha loãng để tạo thêm mùi vị cho đồ uống.

Lưu ý, không nên gắng sức ho nhiều lần vì có thể gây mệt mỏi và kích ứng đường thở. Bạn có thể làm dịu cơn ho bằng cách uống nước thành từng ngụm nhỏ rồi thực hiện kỹ thuật hít thở để tống xuất đờm ra dễ dàng hơn.
4. Dùng máy tạo độ ẩm
Duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở mức độ hợp lý cũng sẽ giúp làm ẩm đường hô hấp, làm loãng đờm trong phổi khiến bạn dễ tống xuất đờm ra ngoài khi ho hơn.
Nếu đi ra ngoài trời, bạn có thể giữ độ ẩm trong không khí đi vào đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang hoặc quấn khăn quàng cổ che phần mũi.
5. Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp giảm ho đờm, khó thở
Để tăng cường miễn dịch hô hấp, phục hồi “đúng đích” các tổn thương trong tế bào đường hô hấp thì bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz. Với thành phần chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa cùng công thức độc quyền để tác dụng “đúng đích”, bổ sung những dưỡng chất tốt cho hệ hô hấp thì Clearwayz có thể:
- Giảm tiết dịch, giảm đờm, giảm viêm
- Trung hòa các gốc tự do, loại bỏ chất độc gây tổn thương đường hô hấp
- Phục hồi tế bào và chức năng đường hô hấp
- Giảm nhanh triệu chứng khó thở, hụt hơi
- Tăng cường miễn dịch hô hấp.
Đặc biệt, Clearwayz không gây ra tác dụng phụ thường thấy ở các thuốc chống dị ứng, kháng histamin như là buồn nôn, mất ngủ, nhịp tim nhanh, choáng váng. Với cơ chế bổ sung chất chống oxy hóa và các dưỡng chất để tăng cường tổng hợp nitric oxide (NO) nội sinh giúp cải thiện nhanh các triệu chứng hô hấp từ bên trong thay vì tác động trực tiếp gây giãn cơ trơn hô hấp hoặc giãn mạch ở niêm mạc đường hô hấp để hết triệu chứng tại thời điểm dùng thuốc. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng Clearwayz lâu dài mà không sợ bị hiện tượng lờn, mất tác dụng như những sản phẩm khác.
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy khả năng cải thiện thông thoáng đường thở sau 30 phút. Những người mắc bệnh hô hấp mạn tính như tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD), hen suyễn, viêm xoang, viêm mũi họng mạn tính bị ho đờm, khó thở nên sử dụng liệu trình 6 tuần (tương đương 3 hộp x 30 viên) với liều dùng 2 viên/ lần/ ngày, uống trước khi ngủ.

Nguồn tham khảo
- Coughing Up Phlegm https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24636-coughing-up-phlegm Ngày truy cập 11/01/2025
- Prospective Study of Dietary Patterns and Persistent Cough with Phlegm among Chinese Singaporeans https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC1447591/ Ngày truy cập 11/01/2025
- Menu for Easier Breathing https://www.hopkinsmedicine.org/news/articles/2022/02/menu-for-easier-breathing Ngày truy cập 11/01/2025
- Nutrition and Respiratory Health—Feature Review https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4377870/ Ngày truy cập 11/01/2025
- Clearing phlegm from your lungs https://www.nhstaysidecdn.scot.nhs.uk/NHSTaysideWeb/idcplg?IdcService=GET_SECURE_FILE&dDocName=PROD_334401&Rendition=web&RevisionSelectionMethod=LatestReleased&noSaveAs=1 Ngày truy cập 11/01/2025