Hậu quả của stress: căng thẳng có thể tàn phá cơ thể như thế nào?
Hậu quả của stress có thể lớn hơn bạn tưởng. Tình trạng stress kéo dài gây ra những phản ứng viêm dài hạn và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính.
Stress (căng thẳng) là một phần của cuộc sống, đó có thể là động lực để chúng ta cố gắng học tập, hoàn thành công việc, thể hiện bản thân… Tuy nhiên, stress quá mức mà không được kiểm soát hoặc kéo dài có thể tàn phá cơ thể, gây ra nhiều hệ quả đến sức khỏe như khiến mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể và nhiều triệu chứng khác. Hậu quả của stress có thể ngắn hạn hoặc dài hạn (mạn tính) tùy theo thời gian chịu đựng các yếu tố gây căng thẳng. Hãy cùng tìm hiểu về sự ảnh hưởng của stress lên toàn bộ cơ thể và những biện pháp hữu ích giúp giải tỏa áp lực, mệt mỏi căng thẳng để tinh thần khỏe mạnh qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Các yếu tố gây stress hàng ngày và stress mạn tính
Bạn có thể cảm thấy căng thẳng vì nhiều vấn đề khác nhau, có khi chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng có trường hợp kéo dài:
- Những tác nhân gây stress hàng ngày. Đây là những thứ có thể xảy ra trong ngày và hầu như ai cũng từng gặp phải, chẳng hạn như bị trễ chuyến xe đi làm, quên thanh toán hóa đơn điện nước, lên kế hoạch cho một buổi hẹn quan trọng,… Những việc này đều có thể khiến bạn bị stress trong thời gian ngắn, lúc đó cơ thể thường trở nên căng cứng, tim đập nhanh hơn, thở gấp hơn vì phổi cần lấy nhiều oxy. Tuy nhiên, cơ thể sẽ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường sau khi những tác nhân trên qua đi.
- Tác nhân gây stress mạn tính. Tình trạng stress kéo dài thành căng thẳng mạn tính có thể xảy ra do những vấn đề lớn hơn tồn tại dai dẳng như xung đột về quan điểm sống, tài chính, mâu thuẫn trong gia đình,… Các tác nhân gây stress hàng ngày nếu kéo dài và tích tụ dần theo thời gian cũng sẽ gây stress mạn tính. Căng thẳng mạn tính có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, gây mệt mỏi, mất ngủ, tăng cân hoặc các vấn đề tiêu hóa.
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ ở trong trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight), nếu xảy ra liên tục sẽ khó trở về trạng thái ổn định. Cơ thể bạn sẽ tiết quá mức hormone căng thẳng cortisol dẫn đến tình trạng viêm và làm tăng khả năng mắc phải các bệnh mạn tính.
Hậu quả của stress lên toàn bộ cơ thể
Cơ thể có thể xử lý được những yếu tố gây stress ở mức thấp, trong thời gian ngắn nhưng khi stress kéo dài hoặc mạn tính sẽ gây nhiều tác động nghiêm trọng đến các hệ cơ quan trong cơ thể:
- Cơ xương khớp. Phản xạ đầu tiên khi gặp stress là căng cơ – cách để cơ thể tự bảo vệ khỏi những tổn thương có thể xảy ra. Nếu stress kéo dài thì các cơ sẽ liên tục ở trong trạng thái căng cứng, thúc đẩy các rối loạn liên quan đến căng thẳng xuất hiện, dẫn đến những tình trạng đau nhức mạn tính.
- Hệ hô hấp. Khi bị stress hoặc có những cảm xúc mãnh liệt, cơ thể thường biểu hiện những triệu chứng hô hấp như khó thở, thở gấp do các cơ trơn đường thở bị co thắt. Do đó, những người đã có bệnh hô hấp từ trước như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ bùng phát các triệu chứng hô hấp nặng hơn khi căng thẳng quá mức, thậm chí gây hoảng loạn tinh thần.
- Hệ tim mạch. Stress mạn tính, liên tục trong thời gian dài góp phần gây ra nhiều vấn đề cho tim và mạch máu. Stress khiến nhịp tim tăng liên tục, cộng thêm nồng độ hormone căng thẳng tăng lên, huyết áp tăng cao sẽ gây tác động tiêu cực đến cơ thể. Bạn sẽ có nguy cơ tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Hệ thống nội tiết. Các phản ứng của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận cũng chịu ảnh hưởng từ hậu quả của stress, gây gia tăng sản sinh các hormone steroid như cortisol, thường được gọi là hormone căng thẳng. Hormone này có vai trò quan trọng trong điều chỉnh hệ miễn dịch và giảm phản ứng viêm. Các trường hợp stress mãn tính có thể làm suy giảm “kết nối” giữa hệ miễn dịch và trục hạ đồi – tuyến yên- tuyến thượng thận, từ đó tăng khả năng phát triển nhiều vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như mệt mỏi mạn tính, rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, béo phì), trầm cảm, rối loạn miễn dịch.
- Hệ tiêu hóa. Stress có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động truyền tín hiệu thần kinh của trục não – ruột dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó chịu ở đường ruột. Hơn thế nữa, căng thẳng cũng gây ra những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột, làm ảnh hưởng đến tâm trạng.
- Hệ thần kinh. Khi bạn chịu đựng các yếu tố stress mạn tính theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức. Hệ thần kinh tự chủ (bao gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm) kích hoạt các phản ứng liên tục làm cho cơ thể bị hao mòn. Sự kích hoạt này cũng khiến cho các hệ cơ quan khác gặp nhiều vấn đề.
- Hệ thống sinh sản. Stress tác động đến cả hệ thống sinh sản ở nam và nữ. Mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, làm giảm ham muốn ở cả hai giới, thậm chí gây rối loạn cương dương hoặc bất lực ở nam giới. Stress mạn tính cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất và chất lượng của tinh trùng, gây khó khăn trong việc thụ thai. Ở phụ nữ, căng thẳng gây ảnh hưởng xấu quá trình mang thai hoặc làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt, mãn kinh trở nên nặng hơn.
- Hệ miễn dịch. Những người bị stress thường xuyên có nhiều khả năng mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch suy yếu. Hậu quả của stress lên chức năng miễn dịch là can thiệp, điều chỉnh các quá trình trong hệ thần kinh trung ương và thần kinh nội tiết, dẫn đến giải phóng các hormone căng thẳng.
Những phương pháp giảm stress, giải tỏa căng thẳng hiệu quả
Để giảm thiểu hậu quả của stress lên cơ thể, bạn cần có những phương pháp giảm stress, giải tỏa căng thẳng hữu ích. Các yếu tố stress kéo dài từ ngày này sang ngày khác nên khi muốn giải tỏa tinh thần, bạn cũng cần duy trì những biện pháp giúp giảm stress mỗi ngày. Hãy để việc thực hiện những điều giúp giải tỏa căng thẳng trở thành thói quen trong cuộc sống, giữ tinh thần cân bằng, khỏe mạnh, từ đó sức khỏe thể chất cũng được cải thiện.
Những lời khuyên quen thuộc về việc bạn nên làm để thư giãn tinh thần, giảm stress, tái tạo năng lượng cho cả tinh thần lẫn thể chất là:
- Thực hiện bài tập giúp thư giãn như hít thở sâu, yoga, massage,…
- Thiền chánh niệm hoặc viết nhật ký biết ơn mỗi ngày
- Vận động thể chất đều đặn và ăn uống cân bằng, lành mạnh
- Dành thời gian cho sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, xem phim
- Kết nối với mọi người, tạo ra những mối quan hệ thân thiết, lành mạnh
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày
- Tránh xa những tác nhân không lành mạnh, có thể khiến ảnh hưởng của stress nặng thêm như uống rượu bia, hút thuốc, ăn thức ăn nhanh,…
Bên cạnh đó, một cách thức khác đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn để giảm thiểu căng thẳng, phòng ngừa hậu quả của stress mà bạn dễ dàng thực hiện dù đang bận rộn chính là hãy thưởng thức một tách trà thảo dược mỗi ngày. Nghiên cứu cũng cho thấy uống trà đen thường xuyên làm giảm nồng độ cortisol khi stress, hỗ trợ hồi phục sức khỏe tinh thần.
Đặc biệt, dược trà Saturex với sự kết hợp của trà đen và thảo dược quý vùng Iran có tên Satureja khuzestanica sở hữu khả năng chống oxy hóa cao, giúp xử lý các gốc tự do trong cơ thể. Stress cũng xảy ra bên trong các tế bào khi mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa nội sinh, dẫn đến stress oxy hóa. Sử dụng dược trà Saturex mỗi ngày giúp bạn:
- Tăng cường khả năng chống stress oxy hóa, giảm viêm kéo dài
- Bảo vệ khỏi tổn thương tế bào, cơ quan
- Thanh lọc cơ thể, tăng cường miễn dịch
- Ngăn ngừa các bệnh mạn tính, ngăn ngừa lão hóa
Saturex rất phù hợp cho những người thường xuyên bị căng thẳng, có hệ miễn dịch suy yếu. Để tăng cường sức khỏe, chống stress oxy hóa, bạn có thể uống 1-2 gói mỗi ngày sau khi ăn 30 phút. Sản phẩm được sản xuất ở dạng túi lọc rất thuận tiện sử dụng, chỉ cần cho 1 túi trà vào 500ml nước sôi và chờ 15 phút là có thể thưởng thức ngay.
Tóm lại, mọi người hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần cùng sức khỏe thể chất, chủ động ngăn chặn những hậu quả của stress có thể xảy ra trước khi chúng tàn phá cơ thể nhé!
Nguồn tham khảo
- 10 Strange Things Stress Can Do to Your Body https://health.clevelandclinic.org/things-stress-can-do-to-your-body Ngày truy cập 22/12/2024
- Stress effects on the body https://www.apa.org/topics/stress/body Ngày truy cập 22/12/2024
- The impact of stress on body function: A review https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5579396/ Ngày truy cập 22/12/2024
- Chronic stress puts your health at risk https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress/art-20046037 Ngày truy cập 22/12/2024
- Top ways to reduce daily stress https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/top-ways-to-reduce-daily-stress Ngày truy cập 22/12/2024
- Stress relievers: Tips to tame stress https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-relievers/art-20047257 Ngày truy cập 22/12/2024
- The effects of tea on psychophysiological stress responsivity and post-stress recovery: a randomised double-blind trial https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17013636/ Ngày truy cập 22/12/2024