Hạn chế tình trạng khó thở trong COPD bằng cách thay đổi lối sống phù hợp
Bên cạnh việc điều trị y khoa, các triệu chứng như khó thở trong COPD cần được quản lý tốt bằng cách thay đổi lối sống phù hợp.
Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người bệnh thường sẽ có xu hướng hạn chế vận động vì không muốn bị khó thở khi gắng sức. Điều này lâu dần sẽ dễ gây ra tình trạng suy yếu cơ xương nghiêm trọng, hạn chế sự kết nối xã hội và ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, việc cải thiện triệu chứng khó thở là mối quan tâm hàng đầu trong khi quản lý bệnh COPD. Người bệnh cần có kế hoạch thay đổi lối sống bên cạnh việc điều trị để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Mục lục
- Khó thở trong COPD gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như thế nào?
- Nguyên nhân gây khó thở trong COPD
- Thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng khó thở trong COPD hiệu quả
- 1. Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- 2. Tập luyện các bài tập phù hợp, thực hiện các bài tập thở giúp giảm khó thở trong COPD
- 3. Tiêm phòng và giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành
- 4. Chế độ dinh dưỡng giúp giảm khó thở trong COPD
- 5. Sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz
- Nguồn tham khảo
Khó thở trong COPD gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như thế nào?
Vòng xoáy “khó thở – tránh vận động – sức khỏe suy yếu” diễn ra ở người bệnh COPD có thể khiến cho tình trạng cơ thể yếu đi nhanh chóng. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến hệ quả như lo âu, trầm cảm.
Tình trạng khó thở trong COPD xuất phát từ sự mất cân bằng giữa nhu cầu hô hấp tăng cao (tăng tín hiệu thần kinh truyền đến các cơ hô hấp) và khả năng đáp ứng cơ học hạn chế do phổi bị tổn thương cũng như sự lưu thông khí bị hạn chế ở hệ hô hấp. Kết quả là xảy ra hiện tượng mất phối hợp thần kinh – cơ học khiến người cảm thấy mệt khi hít thở nhưng vẫn có cảm giác chưa lấy đủ không khí.
Khi hoạt động gắng sức, sự gia tăng của các tín hiệu thần kinh không được đáp ứng tương xứng vì chức năng phổi bị suy giảm và khả năng hô hấp bị giới hạn do tắc nghẽn đường thở. Điều đó khiến cho tình trạng khó thở tăng lên, giảm khả năng chịu đựng vận động. Cùng lúc đó, khó thở còn kích hoạt các dẫn truyền thần kinh về cảm xúc gây ra cảm giác lo lắng, hoảng loạn, căng thẳng tâm lý khiến cho người bệnh cảm thấy sức khỏe trở nên tệ hơn. Sau đó, người bệnh có thể lười vận động khiến cơ bắp yếu dần, giảm sức mạnh và độ bền của các cơ lại khiến cho việc hít thở khó khăn hơn, giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây khó thở trong COPD

COPD là một bệnh mạn tính tiến triển dần theo thời gian khi đường thở bị hẹp và chức năng phổi suy giảm. Các lý do gây khó thở trong COPD gồm:
- Sưng và sẹo hình thành sau các tổn thương khiến cho đường thở kém đàn hồi, đồng thời bị thu hẹp lại.
- Tăng tiết dịch nhầy, đờm bên trong đường thở gây tắc nghẽn.
Việc thở ra gặp khó khăn khiến cho lượng không khí cũ vẫn còn tồn đọng trong phổi. Do đó, lượng không khí mới được hít vào sẽ ít hơn. Vì vậy, người bệnh COPD cần tập cách thở ra hiệu quả để đẩy được hết không khí cũ ra ngoài, cải thiện quá trình lưu thông và trao đổi khí. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể khiến các triệu chứng trong bệnh COPD nặng thêm, kể cả khó thở như:
- Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc hút thuốc lá
- Hít phải bụi, hóa chất, các chất gây ô nhiễm không khí (trong nhà và ngoài trời), khí đốt,…
- Có tiền sử bệnh hen suyễn khi còn nhỏ
- Mắc bệnh di truyền hiếm gặp là thiếu hụt alpha-1-antitrypsin có thể gây bệnh COPD ở độ tuổi còn trẻ.
Thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng khó thở trong COPD hiệu quả
Song song với việc điều trị y khoa, người bệnh COPD rất cần chú ý thay đổi lối sống để cải thiện tốt tình trạng khó thở cũng như những triệu chứng liên quan khác.
1. Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá là nguyên nhân hàng dẫn gây bệnh COPD và khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, những tác nhân khác như khói bụi, chất gây ô nhiễm không khí, hóa chất,… cũng dễ làm kích ứng đường hô hấp, kích thích bùng phát các đợt viêm cấp dẫn đến khó thở trong COPD.
Do đó, bạn cần chú ý đến chất lượng không khí hàng ngày, hạn chế đi đến những nơi có nhiều khói bụi, chất ô nhiễm. Nếu có thói quen hút thuốc, bạn cần lên kế hoạch cai thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ.
2. Tập luyện các bài tập phù hợp, thực hiện các bài tập thở giúp giảm khó thở trong COPD
Tùy theo mức độ của các triệu chứng bệnh COPD mà bạn có thể lựa chọn những hoạt động thế chất phù hợp để nâng cao sức khỏe, chức năng phổi, tim mạch, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp để hít thở dễ dàng hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn những bài tập vận động phù hợp với tình trạng hiện tại.

Cùng với đó, việc luyện tập thở cũng rất cần thiết. Các bài tập thở bằng cơ hoành, thở chúm môi có khả năng hỗ trợ chức năng hô hấp, giảm khó thở, giúp làm sạch đờm, dịch nhầy trong phổi.
3. Tiêm phòng và giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành
Người bệnh COPD cần tiêm phòng cúm mùa hằng năm để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Thêm vào đó, bạn cần giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng, kiểm soát chất lượng không khí để hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ tác động đến đường hô hấp.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả sẽ giúp làm giảm nguy cơ gây bùng phát những đợt cấp nghiêm trọng. Từ đó, cơ thể có thời gian duy trì sự ổn định, cải thiện các triệu chứng bệnh như ho, khó thở.
4. Chế độ dinh dưỡng giúp giảm khó thở trong COPD
Nhiều người bệnh COPD thường cảm thấy khó thở khi ăn no nên hãy chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5 – 6 bữa). Ăn quá no có thể gây chèn ép lên cơ hoành và dẫn đến khó thở.
Để tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp gây ảnh hưởng đến phổi và đường thở thì bạn nên tăng cường bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ giàu vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa. Ngược lại, hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây đầy bụng, đầy hơi như tinh bột, gia vị cay nóng, bắp cải,…
Chú ý, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để quản lý tốt các triệu chứng, hạn chế tình trạng khó thở bùng phát trong COPD. Uống nhiều nước cũng giúp làm loãng đờm, giúp đường hô hấp dễ tống xuất ra ngoài.
5. Sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz
Để tập trung bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng cường khả năng miễn dịch hô hấp, hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn thì bạn nên dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz. Sản phẩm chứa các thành phần hoạt chất mang lại tác động tích cực trên đường hô hấp, bao gồm:

- Chiết xuất hạt nho với 85% polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào hô hấp khỏi tổn thương và viêm nhiễm.
- L-Arginine, L-Glutamine, L-Leucine và L-Cysteine là các axit amin thiết yếu giúp sản sinh NO nội sinh, làm giãn đường thở, thúc đẩy lưu thông máu ở hệ hô hấp, giảm co thắt.
- Choline bitartrate, whey protein isolate (sữa), bột vỏ quế, chiết xuất ca cao (chứa theobromine), chiết xuất lá bạch quả (24% flavone glycoside, 6% terpene lactones) góp phần tăng cường sức đề kháng và giảm viêm đường hô hấp.
Đặc biệt, Clearwayz sở hữu công nghệ độc quyền “Cellular Targeted” giúp đưa các hoạt chất đến đúng tế bào hô hấp, tăng hiệu quả sử dụng dù với liều lượng nhỏ. Người bệnh COPD có thể sử dụng sản phẩm này để làm thông thoáng đường thở, cải thiện nhanh tình trạng khó thở và duy trì sức khỏe hô hấp trong quá trình điều trị. Liều dùng khuyến cáo như sau:
- Giai đoạn đầu: uống 2 viên/ lần trước khi đi ngủ, duy trì ít nhất 4 tuần để đạt hiệu quả rõ rệt.
- Giai đoạn duy trì: uống 1 viên/ lần trước khi đi ngủ trong 4 – 8 tuần tiếp theo để giữ ổn định chức năng hô hấp.
Với các thành phần chiết xuất từ tự nhiên và trải qua nhiều nghiên cứu, đánh giá lâm sàng, Clearwayz không cho thấy tác dụng phụ cũng như không bị giảm hiệu quả khi dùng lâu dài. Bạn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng Clearwayz hàng ngày để giảm bớt khó thở trong COPD cũng như nâng cao sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa những bệnh hô hấp mạn tính khác.
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn tham khảo
- Dyspnea in COPD: New Mechanistic Insights and Management Implications https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6979461/ Ngày truy cập 22/6/2025
- Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/chronic-obstructive-pulmonary-disease-(copd) Ngày truy cập 22/6/2025
- Understanding breathlessness in COPD https://supporting-breathlessness.org.uk/support_copd/understanding-breathlessness-copd/ Ngày truy cập 22/6/2025
- Caring for patients with advanced COPD: beyond the inhalers… https://publications.ersnet.org/content/breathe/19/1/220229 Ngày truy cập 22/6/2025
- Living with – Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) https://www.nhs.uk/conditions/chronic-obstructive-pulmonary-disease-copd/living-with/ Ngày truy cập 22/6/2025
- Lifestyle interventions in prevention and comprehensive management of COPD https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6118879/ Ngày truy cập 22/6/2025