Đường thở hẹp: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Sự thu hẹp của khí quản, cản trở quá trình thở bình thường được gọi là hẹp khí quản, hay chính là đường thở hẹp. Các triệu chứng của nó có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, song vẫn có thể điều trị được. Nguyên nhân được cho là do bẩm sinh và gây ra bởi chấn thương hoặc bệnh tật.
Mục lục
Đường thở hẹp là gì?
Khí quản, được biết đến là một phần của đường ống dẫn khí giữa thanh quản và phổi, tạo thành từ các vòng sụn, được gọi là các vòng khí quản, có chức năng chính là trao đổi khí giữa phổi và bên ngoài. Khi đó, hẹp khí quản hay còn gọi là hẹp đường thở, là sự thu hẹp khí quản, gây cản trở quá trình thở bình thường.
Bạn có thể hiểu, hẹp đường thở được đặt tên theo vị trí của chỗ hẹp, dọc theo đường thở từ thanh quản (hẹp thanh quản) đến khí quản (hẹp khí quản) và phế quản (hẹp phế quản). Sự thu hẹp này thường dẫn đến khó thở hoặc cũng có thể làm cho các triệu chứng cảm cúm trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến giọng nói và khả năng nuốt của người bệnh.
Nguyên nhân gây ra đường thở hẹp
Như đã nói đến ở trên, hẹp đường thở được chia làm 2 loại, đó là có mặt từ khi sinh ra (bẩm sinh) và do bị chấn thương hoặc bệnh tật. Trong đó, chứng hẹp đường thở ở trẻ nhỏ là rất hiếm, nếu để lâu rất nguy hiểm, có thể phải thở bằng máy. Hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật sửa hẹp khí quản, tuy nhiên tỉ lệ tử vong sau mổ là dưới 7%. Hầu hết các trường hợp đường thở hẹp mắc phải phát triển ngay sau khi sinh.
Ngoài ra, gây ra sự hẹp đường thở có thể đến từ các nguyên nhân khác. Ví dụ ống thở được đặt ở nội khí quản trong một thời gian dài, chấn thương ở cổ, khối lượng khí quản, nhiễm trùng (chẳng hạn như sùi mào gà), sưng tấy, trào ngược dạ dày thực quản,… Bên cạnh đó, có một yếu tố đáng chú ý là triệu chứng khó thở ở người bệnh hen suyễn, cũng xuất phát từ hẹp đường thở gây khó thở, thở khò khè.
Trong đó, nguyên nhân gây hẹp đường thở chính bao gồm đặt nội khí quản cũng như chấn thương khí quản sau khi mở khí quản. Các trường hợp ít hơn là hẹp đường thở bẩm sinh, chấn thương từ bên ngoài, mỡ tích tụ vùng cổ, một số các rối loạn tự miễn dịch như viêm đa khớp, bệnh sarcoidosis,… Ngoài ra, sự phát triển của các khối u (cả lành tính và ác tính) làm xâm lấn khí quản.
Những yếu tố làm nguy cơ mắc đường thở hẹp
Một số các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ gây hẹp đường thở. Theo đó, một số trẻ em bị các vấn đề về hô hấp, cụ thể là khi phấn hoa xâm nhập vào phế quản gây hẹp đường thở. Trong khi đó, Amidan sưng to lên, làm hẹp đường ống thở và cũng là nguyên nhân chính gây ra ngáy ở trẻ em.
Thêm vào đó, thói quen nằm ngửa có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, bởi khi đó trọng lực làm cho lưỡi tụt về phía sau cổ họng, gây hẹp đường thở. Bên cạnh đó, hen suyễn, căn bệnh mãn tính gây ra viêm và thu hẹp đường ống dẫn khí của phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho.
Các dấu hiệu và triệu chứng của đường thở hẹp
Các triệu chứng của hẹp khí quản (hẹp đường thở) có thể tiến triển từ từ và tự nhẹ đến nặng. Chúng có thể bị nhầm lẫn với các một các rối loạn khác dẫn đến quá trình điều trị chậm trễ. Hẹp đường thở thường dẫn đến một số các biểu hiện như sau:
- Ho, thở khò khè, thở rít
- Khó thở hoặc khó thở khi gắng sức
- Biểu hiện xanh tím ở vùng da, niêm mạc mũi và miệng
- Một số biểu hiện giống như hen suyễn ở người lớn
- Có những đợt nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần
- Tiếng thở rít gây ra do sự tắc nghẽn đường thở hẹp
- Khí quản hẹp khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn hoặc nuốt
Trẻ em khi bị hẹp khí quản có thể có một số triệu chứng như sau:
- Khó thở khi tập thể dục và đôi khi ngồi nghỉ ngơi
- Thở khò khè, thở rít
- Gắng hết sức để thở, gây co rút vùng xương sườn và ngực
- Ho hoặc tức ngực, có khi ngừng thở
- Cảm giác như có chất nhầy mắc kẹt trong đường thở
- Thường xuyên bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Bệnh hen suyễn không thuyên giảm khi điều trị thông thường
- Vùng da quanh miệng, mũi hoặc nướu có màu xanh
- Nghẹt thở hoặc khó thở khi ăn, ăn uống thường mệt mỏi
Phương pháp chẩn đoán đường thở hẹp
Đường thở là vị trí rất khó để nhìn và khám ở các phòng khám thông thường. Do đó, để chẩn đoán mình có mắc phải chứng đường thở hẹp hay không, người bệnh cần đến các cơ sở y tế lớn, uy tín. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán hẹp khí quản bằng các xét nghiệm dưới đây.
Soi thanh quản và phế quản: Một ống nội soi sẽ được đưa xuống cổ họng, qua khí quản và vào phế quản. Các bác sĩ sẽ sử dụng kính viễn vọng để có thể quan sát được cả đường thở trên và đường thở dưới để tìm ra các dấu hiệu đường thở hẹp.
Chụp CT: Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh bên trong lồng ngực để xem đường thở có bất thường hay không. Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính, đây là kỹ thuật sử dụng các tia bức xạ chiếu lên phổi để chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng.
Điều trị chứng hẹp đường thở như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hẹp đường thở mà có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với các triệu chứng nhẹ, bạn chỉ cần đi khám các bác sĩ thường xuyên để được tư vấn, kiểm tra. Ngược lại, đối với các triệu chứng vừa hoặc nặng, có thể cần đến phẫu thuật để mở rộng đường thở, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Phẫu thuật mở khí quản: Trong một số trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành một cuộc phẫu thuật gọi là phẫu thuật mở khí quản. Nghĩa là, một lỗ mở sẽ được thực hiện trong ống thở, giúp người bệnh dễ dàng thở.
Phẫu thuật nội soi: Một quy trình khác là phẫu thuật nội soi, nong đường thở bằng bóng, được sử dụng cho trẻ bị hẹp khí quản từ nhẹ đến trung bình. Đây có thể coi là một giải pháp tạm thời, được thực hiện nhiều lần hoặc kết hợp với một phương pháp điều trị khác.
Đặt stent khí quản: Một ống bằng kim loại hoặc silicon, hay còn gọi là ống đỡ động mạch được đặt vào khí quản để giữ cho khí quản luôn mở, thuận tiện cho việc điều trị chứng hẹp đường thở trong thời gian dài hoặc ngắn.
Cắt bỏ cơ khí quản bằng laser: Nhằm mục đích loại bỏ các mô bất thường hay hẹp hoặc tắt nghẽn của khí quản, gắn các đầu khỏe mạnh lại với nhau. Phẫu thuật thường có thể được thực hiện trong một lần hoặc nhiều bước. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp giảm đau trong thời gian ngắn, không phải là giải pháp lâu dài.
Trượt khí quản: Cũng là một phẫu thuật có thể được chỉ định, giúp cho khí quản được mở từ phía trước và phía sau. Khi đó, nó tự trượt lên và kết nối lại với nhau, điều này giúp cho khí quản ngắn hơn nhưng rộng hơn nhiều.
Thuốc: Để làm chậm hoặc đảo ngược quá trình viêm gây ra hẹp đường thở, người bệnh có thể sử dụng thuốc. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh hoặc steroid.
Clearwayz là một sản phẩm được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người bị hẹp đường thở, như những người béo phì hoặc có các vấn đề hô hấp khác. Hẹp đường thở có thể dẫn đến hiện tượng ngáy rất to khi ngủ, gây khó chịu không chỉ cho người bị mà còn cho những người ngủ cùng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây thiếu oxy máu và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh tim mạch và giảm trí nhớ. Clearwayz giúp cung cấp sự hỗ trợ và giảm thiểu tình trạng hẹp đường thở, cho phép người dùng thở dễ dàng hơn và giảm ngáy khi ngủ, tránh được các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu oxy máu và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đường thở hẹp là đường thở bị hẹp lại với các biểu hiện đa dạng, nguyên nhân đôi khi không rõ ràng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường liên quan đến đường thở, ảnh hưởng đến sự thở, khó khăn trong ăn uống, bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.