Đi vệ sinh nặng ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị
Đi vệ sinh nặng ra máu tươi không phải là một hiện tượng hiếm gặp, ngược lại có thể nói khá phổ biến. Nguyên nhân phổ biến nhất là do táo bón, dẫn đến tổn thương niêm mạc hậu môn – trực tràng gây chảy máu, thường gặp ở người bị trĩ. Tuy nhiên, đại tiện ra máu tươi cũng có thể đến từ các bệnh lý nguy hiểm hơn như xuất huyết tiêu hóa, ung thư đại trực tràng, viêm dạ dày. Dưới đây là một số chia sẻ đến từ các chuyên gia, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Mục lục
Đi cầu ra máu tươi là bệnh gì?
Chuyên gia trả lời: Đi vệ sinh nặng ra máu tươi là tình trạng mà bạn sẽ thấy máu thấm vào giấy sau khi đi vệ sinh hoặc dính lẫn vào phân, đôi khi nhỏ thành từng giọt trên thành cầu. Triệu chứng đi cầu ra máu không đến từ một nguyên nhân duy nhất và nó khác nhau ở từng bệnh lý khác nhau. Máu có thể là màu đỏ tươi hoặc hồng tươi, đôi khi là máu đen lẫn trong phân. Cạnh đó, lượng máu có thể là ít hoặc nhiều, chỉ là vệt nhỏ hoặc chảy thành tia.
Theo thống kê, có khoảng 13-34% só người bị chảy máu trực tràng và nguyên nhân phổ biến nhất là trĩ. Tuy nhiên, sự khác nhau về màu sắc có thể giúp các bác sĩ dự đoán được nguyên nhân của nó. Khi đó, máu đỏ tươi thường là dấu hiệu chảy máu ở phần dưới đại tràng hoặc trực tràng, đa phần đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu máu đỏ sẫm hơn có thể là chảy máu ở ruột non hoặc đại tràng trên, trong khi đó đỏ rất sẫm và đỏ đen nghĩa là máu chảy từ trong dạ dày hoặc các cơ quan khác của hệ tiêu hóa. Những trường hợp này khá nghiêm trọng, cần can thiệp y tế ngay.
Máu lẫn trong phân đến từ những nguyên nhân nào?
Chuyên gia trả lời: Đi cầu ra máu tươi không đau hậu môn thường xuất hiện ở những người bệnh trĩ độ nhẹ. Nếu tình trạng này không xảy ra thường xuyên mà chỉ gặp khi táo bón, chúng thường không nguy hiểm và tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, trường hợp máu chảy liên tục, kèm theo đau rát hoặc một số triệu chứng sức khỏe khác thì có thể đến từ một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Bệnh trĩ
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đi vệ sinh nặng ra máu tươi. Trĩ khá phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, hầu như ai cũng từng bị trĩ ít nhất một lần trong đời. Các búi trĩ có thể phát triển từ bên ngoài hoặc bên trong hậu môn, nó thường gây chảy máu, nhất là khi đi tiêu. Bất kỳ ai cũng có thể bị trĩ, ở cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên một số người có nguy cơ cao hơn như phụ nữ mang thai, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, béo phì, chế độ ăn thiếu chất xơ, người già trên 50 tuổi,…
Lỗ rò ống tiêu hóa
Vì một nguyên nhân nào đó, có thể là nhiễm khuẩn khiến xuất hiện các lỗ rò giữa hậu môn và trực tràng hoặc giữa hậu môn và da. Từ đó dẫn đến chảy dịch trắng và máu, có thể bị rò ra ngoài và lẫn vào phân. Hầu hết các trường hợp lỗ rò sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên một số khác cần tiến hành phẫu thuật nếu lỗ rò tiến triển quá nhanh và gây chảy máu nhiều.
Nứt kẽ hậu môn
Vết nứt ở thành hậu môn xảy ra khi các mô lót hậu môn, ruột kết hoặc trực tráng bị rách, dẫn đến gây đau và chảy máu trực tràng. Trong một số trường hợp, đi ngoài phân cứng, vệ sinh hậu môn không đúng cách hoặc lau bằng giấy vệ sinh quá cứng là nguyên nhân gây nứt hậu môn. Tắm nước ấm, ăn nhiều chất xơ và uống thuốc làm mềm phân đều có thể làm giảm các triệu chứng của nứt kẽ. Tuy nhiên, nếu vết nứt lớn, có thể cần dụng đến kem thoa hoặc phẫu thuật.
Viêm túi thừa
Điều này xảy ra khi các túi nhỏ, được gọi là túi thừa phát triển xung quanh thành đại tràng. Hầu hết các túi thừa này đều không gây ra triệu chứng, nếu có chỉ là chảy máu tuy nhiên thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu để túi thừa bị nhiễm trùng hoặc bị viêm, có thể dẫn đến chảy máu trực tràng. Trong trường hợp chảy máu với một lượng đáng kể, người bệnh cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để điều trị.
Ngoài ra, đi đại tiện ra máu còn đến từ một số nguyên nhân như viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng truyền qua đường tình dục, sa dạ con,vv…
Bị đi ngoài ra máu nên uống thuốc gì?
Chuyên gia trả lời: Hầu hết các trường hợp đi đại tiện ra máu tươi đều đến từ bệnh trĩ, mà triệu chứng này ở bệnh trĩ thường là dấu hiệu của trĩ độ 1, 2, chưa thực sự quá nghiêm trọng. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng chảy máu này, người bệnh có thể tìm đến các loại kem và thuốc đặt trực tràng không kê đơn (OTC) có chứa hydrocortisone.
Nếu bị chảy máu do trĩ, mọi người có thể không cần phải uống thuốc vì nó có thể được điều trị bằng một số phương pháp đơn giản. Cụ thể, tắm bằng nước ấm thường xuyên, ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm nhuận tràng sẽ giúp giảm bớt đi sự khó chịu của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện tiểu phẫu hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Cách điều trị đi ngoài ra máu tươi tại nhà
Phần lớn các trường hợp đi cầu ra máu tươi đến từ bệnh trĩ, nếu như vậy thì cũng không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp trĩ độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Kiểu tắm ngồi: Bạn cần chuẩn bị một thau nước đủ ấm và trực tiếp ngồi vào trong đó. Để giảm đau và giảm sưng viêm, có thể hòa vào đó một ít muối Epsom.
Sử dụng khăn giấy ướt: Việc lau vùng hậu môn bằng khăn giấy khô thông thường có thể chà xát trực tiếp lên búi trĩ và gây ra khó chịu. Vì vậy, bạn hãy thay chúng bằng loại khăn giấy ướt để có độ mềm, ẩm để vệ sinh. Đồng thời, nên chọn loại uy tín, không có hương liệu cũng như thành phần dễ kích thức da.
Chườm lạnh hậu môn: Sau khi đi ngoài ra máu, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn lạnh, đã được cuộn lại để chườm trực tiếp lên thành hậu môn. Điều này sẽ phần nào giúp giảm được sự đau rát sau khi đi ngoài, nhất là người bị táo bón và đồng thời làm giảm viêm. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp và thời gian chườm chỉ nên từ 15-20 phút.
Sử dụng thuốc không kê đơn: Một số sản phẩm như kem bôi ngoài da hoặc thuốc đạn đặt trĩ cũng thường được áp dụng để điều trị chứng đi vệ sinh nặng ra máu tươi.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh tình trạng táo bón, gây căng thẳng khi đi tiêu, chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Điều quan trọng là hãy giữ cho phân được mềm, hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, nhằm giúp giảm bớt sự kích thích cũng như tổn thương thêm búi trĩ. Cụ thể, người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, dùng thuốc làm mềm phân, thực phẩm bổ sung chất xơ và duy trì các hoạt động thể chất mỗi ngày.
Hemocyl là một sản phẩm hỗ trợ điều trị tình trạng đi vệ sinh ra máu tươi hoặc triệu chứng sao rỉ máu từ hậu môn, cũng gọi là triệu chứng trĩ. Thông thường, triệu chứng này gây ra cảm giác đau, khó chịu và có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe như trĩ nội, trĩ ngoại hoặc các vấn đề khác liên quan đến hậu môn và ruột. Hemocyl thường được cung cấp dưới dạng viên uống hoặc kem dùng ngoài da, và có thể chứa các thành phần thiên nhiên như các loại thảo dược, vitamin và khoáng chất nhằm giúp làm dịu và giảm các triệu chứng liên quan đến trĩ.
Đại tiện ra máu tươi khi nào nên gặp bác sĩ?
Chuyên gia trả lời: Máu chảy trực tràng khá phố biển và thường không cần chăm sóc hoặc điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được xác định là nghiêm trọng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhằm tìm ra căn nguyên bệnh lý. Nếu bạn đi vệ sinh nặng ra máu, đồng thời kèm theo một số các biểu hiện dưới đây, cần đến bác sĩ ngay lập tức.
- Chảy máu kéo dài hơn một ngày
- Trẻ đi ngoài ra máu hoặc chảy máu trực tràng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi hoặc suy nhược
- Bụng đau, sưng hoặc mềm
- Có sốt kèm theo
- Xuất hiện cục u ở bụng
- Phân mỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn
- Buồn nôn hoặc nôn
- Kèm theo táo bón lâu dài hoặc thay đổi thói quen đại tiện
- Rò rỉ một cách không kiểm soát từ hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi vệ sinh nặng ra máu tươi. Mỗi người có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Nếu chỉ là chảy máu trực tràng đơn thuần, chúng hoàn toàn có thể được khống chế bằng một số biện pháp trên. Trong trường hợp chảy máu nhiều, máu đỏ thẫm hoặc máu đen lẫn trong phân, kèm theo một số triệu chứng khác, người bệnh nên đi khám để kịp thời xử lý các vấn đề bất thường nào.