Đầy hơi là gì? Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị
Đầy hơi là một triệu chứng thường thấy gây ra bởi các rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh hữu cơ, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Mặc dù không phải là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm, tuy nhiên bị đầy hơi khó tiêu khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, khó tập trung cho công việc. Vậy, nguyên nhân thực sự dẫn đến đầy hơi là gì, đâu là mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà hiệu quả nhất nên áp dụng theo?
Mục lục
Đầy hơi là gì?
Đầy hơi là thuật ngữ để chỉ hiện tượng xảy ra khi có sự tích tụ khí quá mức ở ống tiêu hóa, dẫn đến kết quả là xì hơi hoặc cảm thấy đầy bụng. Cụ thể, khi lượng khí tích tụ ở phần thấp ống tiêu hóa, nó gọi là xì hơi, ngược lại, khi lượng khí dồn về đoạn cao của ống tiêu hóa, nó gọi là đầy bụng.
Khi bị đầy hơi, việc tích tụ khí gas trong dạ dày và ruột làm cho người bệnh cảm thấy bị đầy bụng, tức bụng và có thể căng lên trong một số trường hợp. Tình trạng này cũng có thể khiến người nhiều xì hơi hoặc ợ hơi thường xuyên hơn, một số người cũng cảm thấy khó chịu khi bị đầy hơi mà không thể đánh rắm được. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa đầy hơi, đầy bụng và khó tiêu, bởi những biểu hiện này có thể gây nhầm lẫn vì khá giống nhau.
Một khi khí tích tụ, cơ thể cần phải loại bỏ nó thông qua hai cách, một là loại bỏ qua miệng bằng cách ợ hơi hoặc thả bom qua đường hậu môn. Một người có thể bị đầy hơi mà họ không nhận ra và trung bình một người sẽ thải khí qua hậu môn từ 8-14 lần mỗi ngày.
Những triệu chứng của đầy hơi
Đầy hơi là một triệu chứng không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người mắc phải. Mức độ khó chịu do đầy hơi có thể từ nhẹ, trung bình đến đau dữ dội, sau đó là biến mất. Bụng đầy hơi đau âm ỉ, ợ hơi, chướng bụng và xì hơi, đây là những triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện trong hoặc sau bữa ăn.
- Ợ hơi: Là hiện tượng khí thoát ra từ dạ dày ra miệng, một người thường ợ tới 30 lần một ngày.
- Đây hơi và chướng bụng: Cảm giác đầy bụng hoặc sưng tấy ở bụng, nếu bụng của bạn to hơn bình thường thì đó là gọi chướng bụng.
- Xì hơi: Hay còn gọi là thả bom, một người có thể xì hơi qua hậu môn từ 8-14 lần một ngày. Tuy nhiên, một số người có thể xì hơi với tần suất nhiều hơn.
Một số trường hợp khác có thể nhận thấy bụng dưới phát ra tiếng kêu bất thường hoặc trung tiện có mùi. Khi thấy tình trạng đầy hơi gây phiền toái, các triệu chứng thay đổi đột ngột hoặc đi kèm các triệu chứng khác như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, sụt cân thì nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến đầy hơi
Từ những triệu chứng của đầy hơi, có thể xét thấy sự gây tích tụ khí trong hệ tiêu hóa đến từ một số các nguyên nhân sau đây
Đầy hơi gây ra bởi các hiện tượng sinh lý tự nhiên
Nuốt không khí: Khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt, chúng ta có thể nuốt một lượng nhỏ khí oxy và nito tích tụ trong đường tiêu hóa. Một số các thói quen như nhai kẹo cao su, hút thuốc, đeo răng giả, mút các đồ vật, uống nước có gas, ăn hoặc uống quá nhanh là những lý do khiến một người nuốt khí nhiều hơn bình thường.
Tiêu hóa thức ăn: Khi cơ thể đang thực hiện chức năng này, vi khuẩn sẽ tạo ra khí, chủ yếu là hydro, metan và carbon dioxide. Đặc biệt, khi thức ăn bị phân hủy trong hệ tiêu hóa, nó cũng tạo ra lưu huỳnh, chất này là nguyên nhân sinh ra mùi hôi khi thải ra ngoài.
Ăn các loại thực phẩm gây đầy hơi
Một chế độ ăn nhiều carbohydrate thường có xu hướng gây đầy hơi hơn so với protein và chất béo. Tuy nhiên, một số loại protein cũng có thể khiến khí tích tụ có mùi nặng hơn bình thường. Khi đó, một số các thực phẩm nếu ăn nhiều có thể gây đầy hơi như đậu, bắp cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc, măng tây, sữa và các chế phẩm từ sữa, lúa mì,vv…
Ngoài ra, đầy hơi cũng gây ra bởi các thực phẩm chứa nhiều fructose hoặc sorbitol, ví dụ như nước ép trái cây và kẹo không đường, thực phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm này thường mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa, dẫn đến mùi khó chịu liên quan đến chứng đầy hơi.
Một số các bệnh nền
Bên cạnh chế độ ăn uống chứa nhiều carbohydrate hoặc đường hay nuốt quá nhiều không khí, một số các bệnh lý cũng được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy hơi. Các bệnh lý đó có thể bao gồm một số các vấn đề sức khỏe tạm thời và các bệnh lý tiêu hóa mãn tính. Chẳng hạn như táo bón, viêm dạ dày ruột, không dung nạp lactose, IBS, bệnh Crohn, bệnh celia, tiểu đường, viêm loét đại tràng, bệnh trào ngược dạ dày (GERD),vv…
Cách điều trị đầy hơi
Sử dụng thuốc
Một trong những cách hết đầy hơi nhanh, hiệu quả nhất đó là sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà người bệnh có những sự lựa chọn điều trị khác nhau, bao gồm:
- Thuốc OTC: Các tiệm thuốc hiện nay đều có bán nhiều loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) và simethicone (Gas-X, Phazyme) đều có tác dụng giảm các triệu chứng liên quan đến đầy hơi.
- Thuốc kê đơn: Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc cho người bị đầy hơi. Các loại thuốc này thường nhắm vào các tình trạng tiềm ẩn, như IBS hoặc sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột.
- Thuốc bổ sung: Nếu như bạn không thể dung nạp lactose, việc dùng lactase (loại không kê đơn có sẵn) sẽ phần nào giảm khí tích tụ sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Một chất bổ sung khác, alpha -galactosidase (Beano), được cho là giúp cơ thể phân hủy các loại đậu và rau từ đó giảm đầy hơi.
Các biện pháp khắc phục chứng đầy hơi tại nhà
Bằng cách kết hợp thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn cũng có thể tự giảm chứng đầy hơi tại nhà mà không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số các biện pháp mà người bị đầy hơi thường xuyên nên áp dụng:
- Cố gắng tránh xa hoặc ăn ít hơn những thực phẩm gây ra đầy hơi, ví dụ như đậu, đậu bắp, bông cải xanh, ngũ cốc, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,vv…
- Thay các thực phẩm chứa carbohydrate khó tiêu hóa kể trên bằng các loại carbohydrate dễ tiêu hóa hơn như gạo và chuối.
- Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, cụ thể là từ 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
- Việc uống đủ nước giúp tránh táo bón, từ đó loại bỏ khả năng bị đầy hơi
- Tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa chứng đầy hơi.
- Uống men vi sinh: Một số loại Probiotic như Floradapt IBS giúp hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ đường ruột tốt hơn. Những loại men vi sinh này cũng có thể được tìm thấy trong các chất bổ sung không kê đơn và thực phẩm lên men như dưa cải bắp và sữa chua.
- Thay đổi tư thế ngồi, chọn cách ngồi thẳng đứng là thói quen tốt cho người bị đầy hơi, nó giúp cơ thể giải pháp lượng khí dư thừa một cách hiệu quả.
- Ăn gì để hết chướng bụng đầy hơi, chế độ ăn hằng ngày nên có những loại thực phẩm như dưa leo, chuối, sữa chua lợi khuẩn, cần tây, đu đủ, dứa. Đặc biệt là gừng, một loại gia vị có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, từ đó giảm rõ rệt chứng đầy hơi.
Như đã nói ở trên, đầy hơi không nguy hiểm nhưng lại gây ra sự khó chịu, phiền toái cho những người mắc phải. Khi bị đầy hơi, bạn hoàn toàn có thể không dùng thuốc, thay vào đó chỉ cần áp dụng một số mẹo chữa đầy hơi tại nhà. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung một số loại gia vị thảo dược như quế, gừng, tía tô, bạc hà có tác dụng trị đầy hơi rất hiệu quả và an toàn.
Chứng đầy hơi là tình trạng không thoải mái khi có quá nhiều khí tích tụ trong dạ dày hoặc ruột. Nguyên nhân chính bao gồm việc nuốt phải không khí khi ăn uống, tiêu thụ thực phẩm khó tiêu hóa (như đậu, bắp cải), hoặc có thể do tình trạng rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích. Stress và lo âu cũng có thể làm tăng tình trạng này.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu chứng đầy hơi đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, thay đổi đột ngột trong thói quen đi vệ sinh, giảm cân không rõ nguyên nhân, hoặc cảm thấy mệt mỏi liên tục. Điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiêu hóa nghiêm trọng hơn cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.