Công dụng chữa bệnh của trà với người bị sỏi thận
Nhiều người trước đây vẫn có rằng, nếu uống quá nhiều trà có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng, những người bị sỏi thận cũng có thể uống trà xanh bởi nó chứa hợp chất ngăn ngừa sỏi thận. Vậy, thực hư thông tin này là đúng hay sai? Nếu đúng thì công dụng của trà đối với bệnh sỏi thận ra sao? Tất cả hãy cùng tìm câu trả lời thích đáng qua một số chia sẻ sau đây.
Mục lục
Bị sỏi thận có nên uống trà?
Trà là một loại thực uống đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn bất cứ thức uống nào khác. Chúng không chỉ giúp chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tâm trạng mà còn giảm nguy cơ mắc một số bệnh như Parkinson, bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể, tiểu đường,vv… Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng, uống quá nhiều trà có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Điều đó có nghĩa là, trà là thức uống không an toàn 100% đối với những người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận. Nguyên nhân là bởi vì trong trà có hàm lượng oxalate rất cao và axit oxalic hỗ trợ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu gần đây ra lại đưa ra một phát hiện mới, đó là uống trà có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Theo đó, sỏi thận được hình thành khi hàm lượng canxi hoặc các chất khoáng khác tích tụ rất cao trong đường tiết niệu , chúng kết tụ lại và gây sỏi, gây ra đau đớn. Một số các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận là máu trong nước tiểu, buồn nôn, nôn, sốt và sưng thận. Đặc biệt, sỏi thận phổ biến nhất là được tạo thành từ canxi oxalate, mà cà phê, trà, sô cô la lại là những nhóm thực phẩm giàu oxalat nhất.
Công dụng của trà xanh đối với bệnh sỏi thận
Tuy có khả năng gây sỏi nhưng một nghiên cứu gần đây đã tuyên bố rằng, việc tiêu thụ mỗi tách trà xanh mỗi ngày giúp phụ nữ giảm đến 8% nguy cơ bị sỏi thận. Ở nam giới, nguy cơ sẽ giảm xuống mức thấp nhất là 14%. Tuy nhiên, những phát hiện này ban đầu lại khiến cho các nhà khoa học bối rối, bởi mức canxi oxalate trong nước tiểu đã tăng lên do tiêu thụ trà xanh. Về cơ bản có nghĩa là, bạn sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.
Về sau này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, vấn đề không chỉ liên quan đến mức độ oxalate mà còn về cách nó ảnh hưởng đến sự hình thành tinh thể. Khi đó, các chất chiết xuất từ trà xanh được liên kết với canxi oxalate và tinh thể thu được ở dạng khác, giúp nó không bị kết tụ lại với nhau và hình thành sỏi thận. Nhờ đó, các tinh thể nhỏ dễ dàng đi qua nước tiểu và đi ra ngoài.
Trà có một số công dụng nhất định trong việc hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh sỏi thận. Dưới đây là một số lợi ích của trà đối với căn bệnh này:
Giúp giảm nguy cơ tái phát sỏi thận: Một số loại trà như trà xanh và trà lá sen có chứa có chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, giúp làm giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.
Hỗ trợ giảm đau và viêm: Trong hầu hết các loại trà đều có tính chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên, nhờ đó mà uống trà còn làm giảm các triệu chứng đau và viêm do sỏi thận gây ra.
Hỗ trợ chống lại sự hình thành sỏi thận: Một số loại trà có khả năng làm giảm sự hình thành sỏi thận bằng cách ngăn chặn sự kết tủa của các chất gây sỏi thận trong niệu quản.
Tăng cường lưu thông máu: Uống trà một cách hợp lý cũng là cách giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng thận, giúp làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Các loại trà dễ gây sỏi thận
Mặc dù uống trà có thể gây ra sỏi nhưng không phải tất cả loại trà đều gây ra sỏi thận. Khả năng trà gây sỏi thận còn phụ thuộc vào loại trà và hàm lượng oxalate có trong trà. Việc uống quá nhiều một số các loại trà sau đây có thể gây ra sỏi thận, cụ thể là:
Trà đá: Uống nước chè/ trà, đặc biệt là trà đá vỉa hè là một thói quen của rất nhiều người Việt. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thận – tiết niệu cho rằng, uống quá nhiều nước trà hoặc trà đá có nguy cơ gây sỏi thận. Lý do là bởi vì trong trà khô chứa rất nhiều oxalat, một hóa chất quan trọng có khả năng tạo sỏi. Đặc biệt, nếu uống nước trà đặc kèm đá sẽ gây ra hiện tượng kết tủa thành nước cứng.
Trà đen: Cũng giống như trà đá, việc tiêu thụ quá nhiều trà đen cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Mỗi cốc trà đen chứa đến 27mg oxalate và cũng là loại trà chứa nhiều oxalate nhất. Tuy vậy, nó vẫn chưa thể so với 750gram oxalate trong ½ cốc rau bina nấu chín hoặc 120mg oxalate mỗi ounce hạnh nhân. Hàm lượng oxalate trong trà sẽ thay đổi theo thời gian, ngâm càng lâu hàm lượng oxalate càng cao.
Các loại trà tốt cho người bị sỏi thận
Trà bồ công anh: Bồ công anh có thể giúp giảm sự lắng đọng tinh thể trong đường tiết niệu. Loại trà này được cho là có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận bằng cách giữ cho thận của bạn luôn được thanh lọc và hoạt động ở mức tối ưu nhất.
Trà gừng: Gừng có chứa một số hỗn hợp có đặc tính làm dịu và củng cố tế bào, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận. Hơn nữa, gừng cũng giúp giảm đau và khó chịu liên quan đến sỏi thận.
Trà xanh: Tác dụng của trà xanh đối với bệnh sỏi thận đã được kiểm chứng khi trà có chứa hàm lượng epigallocatechin gallate (EGCG) cao, có tác dụng cản trở quá trình hình thành sỏi thận. Các bác sĩ cũng khuyến khích nên dùng trà xanh để ngăn ngừa tổn thương thận cũng như suy thận giai đoạn cuối.
Trà hoa cúc: Loại trà này được quảng cáo là tốt cho bệnh sỏi thận, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn có có nghiên cứu nào chính thức về công dụng của loại trà này đối với bệnh sỏi thận.
Trà ô long: Trà ô long ít bị ép hơn so với trà xanh và trà đen, song nó cũng được làm từ cây Camellia Sinensis. Sự khác biệt giữa ba loại trà này chính là nơi trông và cách chế biến lá. Nhờ hàm lượng oxalate rất thấp vì thế khá an toàn với những người bị sỏi thận.
Trà trắng: Cũng là một loại trà được làm từ cây Camellia Sinensis nhưng trà trắng lại ít phổ biến hơn so với trà xanh, trà đen và trà ô long. Không chỉ có hương vị tinh tế hơn, trà trắng còn chứa hàm lượng oxalate cực kỳ thấp nên không lo bị sỏi thận.
Trà thảo mộc: Có rất nhiều loại trà thảo dược khác nhau và hàm lượng oxalate nhìn chung thấp hơn so với trà đen. Ước tính mỗi cốc trà thảo dược chứa khoảng từ 5-15 mg oxalate. Vì trà được bổ sung thêm chất lượng nên được cho là có khả năng giảm nguy cơ sỏi thận như một số loại trà khác.
Uống trà như thế nào để không gây sỏi thận
Như chúng ta đã biết, 80% sỏi thận là do canxi oxalate, được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và thực phẩm như rau bina, đại hoàng, rau mùi tây, tỏi tây, cần tây, đậu xanh, sô cô la và thậm chí cả trà. Tuy nhiên, hàm lượng oxalate trong trà lá rời không đủ cao để trở thành yếu tố gây ra sỏi thận và cũng thấp hơn nhiều so với các loại rau lá ở trên.
Để tốt cho sức khỏe và giảm nguy cơ bị sỏi thận, chỉ nên uống trà xanh, đối với trà khô cũng không nên uống đặc. Mỗi buổi sáng, tốt nhất chỉ nên uống 2-3 chén nước trà, với trà xanh pha loãng có thể uống từ 0,5-1 lít/ ngày. Chỉ nên xem trà là một thức uống yêu thích, về cơ bản nước lọc vẫn là thức uống chủ đạo mỗi ngày, vừa giúp thanh lọc cơ thể, chống lão hóa và ngăn ngừa các tác nhân gây sỏi thận.
Công dụng của trà với bệnh sỏi thận là điều mà chúng ta đều biết rõ. Tuy nhiên, nó không thể là phương pháp điều trị chính cho bệnh sỏi thận và việc sử dụng trà chỉ nên được xem là phương pháp hỗ trợ. Cùng với việc uống trà một cách điều độ, người bị sỏi thận nên uống đủ nước, uống thêm nước ép, bổ sung canxi, vitamin D sẽ rất tốt cho việc điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh lý này.