Chế độ ăn uống khi bị bệnh trĩ
Theo nghiên cứu, phần lớn bệnh trĩ thường có nguyên nhân khởi phát là từ chính chế độ ăn uống của mỗi người. Bởi vậy, đối với các trường hợp trĩ độ 1,2, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định uống thuốc cũng như đưa ra lời khuyên về thói quen ăn uống mỗi ngày. Theo đó, song song với việc kiêng ăn đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, thịt, bột mì thì có một số thực phẩm được cho là rất tốt cho trĩ. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ, giảm bớt sự phát triển của trĩ mà còn ngăn ngừa trĩ quay trở lại.
Mục lục
Chế độ ăn uống liên quan gì đến bệnh trĩ?
Trĩ là một căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, song nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh, gây ra đau đớn, khó chịu và khiến việc sinh hoạt trở nên khó khăn. Thực tế, chế độ ăn uống và thói quen sinh cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển búi trĩ.
Cụ thể, việc ăn quá nhiều các thức ăn chế biến sẵn, thịt đỏ cũng như ăn quá cay nóng, uống rượu, bia dễ gây ra tình trạng khó tiêu, gây ra táo bón. Một khi táo bón kéo dài, để lâu không điều trị dễ dẫn đến bệnh trĩ. Hơn nữa, việc uống ít nước cũng khiến cho phân trở nên khô cứng, đi đại tiện khó, phải rặn nhiều, vô tình cọ xát lên thành hậu môn, khiến búi trĩ sưng và phồng to hơn.
Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống ngay từ bây giờ cũng giúp ngăn ngừa bệnh trĩ một cách hiệu quả. Mặc dù, nó không hẳn là hoàn toàn nhưng lại có khả năng đẩy lùi các triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm do bệnh trĩ gây ra. Đối với người đang bị trĩ, dù là trĩ nặng hay trĩ nhẹ, ngoài điều trị y tế thì vẫn cần quan tâm đến việc ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh tình được cải thiện theo hướng tốt nhất.
Bị bệnh trĩ nên ăn những thực phẩm nào?
Thức ăn giàu chất xơ
Một chế độ ăn giàu chất xơ luôn cần thiết cho mỗi người, nhu cầu chất xơ cũng khác nhau ở từng đối tượng cụ thể. Theo đó, bên cạnh người bị bệnh tim, đột quỵ hay tiểu đường tuýp 2 thì người bệnh trĩ cũng cần thường xuyên bổ sung chất xơ trong thực đơn ăn hằng ngày.
Rất ít người biết rằng, chất xơ vốn không được tiêu hóa hoặc hấp thụ, nhiệm vụ chính của nó là ở trong ruột, thực hiện chức năng điều chỉnh quá trình tiêu hóa của các thức ăn khác cũng như ảnh hưởng đến độ đặc của phân. Do đó, việc bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua lỗ hậu môn và ra ngoài. Về bản chất, chất xơ bao gồm cả chất chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai đều cần bổ sung như nhau.
Chất xơ hòa tan có trong thực phẩm: Yến mạch, đậu Hà Lan, táo, cam, quýt, cà rốt, lúa mạch,vv…
Chất xơ không hòa tan có trong thực phẩm: Bột mì nguyên cám, quả hạch, đậu, súp lơ, khoai tây,vv…
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý bổ sung theo khuyến nghị, cụ thể, lượng chất xơ cần bổ sung mỗi ngày là 14g/1.000 calo tiêu thụ. Nếu chế độ ăn là 2.000 calo thì chất xơ là 28g/ ngày. Điều đó cũng có nghĩa là, ăn quá nhiều chất xơ cũng không hề tốt, bởi nó có tính giữ nước, nếu dư thừa dễ làm tắt nghẽn ruột, gây ra trào ngược dạ dày.
Thực phẩm có tính nhuận tràng
Bên cạnh chất xơ thì người bệnh trĩ cũng cần thiên về các loại rau có tính nhuận trường, bởi hầu hết chúng đều có lợi. Một số loại rất dễ tìm mua như rau mồng tơi, rau lang, diếp cá, rau dền, rau đay hoặc các loại quả như khoai lang, dưa hấu, chuối, táo,vv… Ngoài ra, đậu bắp, mướp hương, cà chua, bí đỏ, súp lơ, thanh long, dâu tây, kiwi cũng rất tốt cho người bị trĩ.
Các thực phẩm có tính nhuận tràng cũng bao gồm cả gừng, tỏi, hành, chúng làm hạn chế các tổn thương ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, dư thừa chất này là điều cần tránh, bởi nó có thể gây ra viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là ở vùng hậu môn.
Thực phẩm chứa sắt
Chảy máu là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi bị trĩ. Ở giai đoạn trĩ nhẹ, máu chảy khá kín đáo, chỉ vô tình thấy được khi đi vệ sinh, máu dính vào giấy hoặc là dính theo phân ra ngoài. Tuy nhiên, đến khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, trĩ độ 3, độ 4, máu chảy nhiều hơn khi đi đại tiện, ngồi xổm hoặc vận động mạnh. Do vậy, một số trường hợp bệnh nhân trĩ sẽ dễ bị thiếu máu.
Vì vậy, chế độ ăn uống khi bị trĩ cũng cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu sắc. Ví dụ như cua, gan gà, cá ngừ, rau chân vịt, rau dền đỏ, mộc nhĩ (nấm mèo), mè đen, rau bó xôi, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,vv…
Thực phẩm giàu Omega-3 và kẽm
Omega-3 và kẽm là những khoáng chất có khả năng ổn định mạch máu, đồng thời ổn định các mô, cơ thêm vào đó là chống viêm, nhuận tràng và chữa lành vết thương cực hiệu quả. Các thực phẩm cần bổ sung bao gồm socola đen, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, bơ, quả hạch, nho khô,vv… Thay vì ăn gà rán, cá viên, pizza, đồ chiên thì bạn nên sử dụng chúng như đồ ăn vặt rất có lợi cho sức khỏe và bệnh trĩ.
Dầu thực vật
Thay vì các loại mỡ động vật, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu lanh trong chế biến món ăn. Ngoài ra, trong cuối bữa ăn, hãy bổ sung thêm cả dầu cá, rất tốt cho sức khỏe tim mạch, ung thư, giảm cân, viêm khớp và cân bằng cholesterol.
Uống nhiều nước
Bên cạnh biết được nên ăn gì khi bị trĩ, bạn cần uống nhiều nước hơn mỗi ngày, nó cực kỳ có lợi cho tất cả mọi người và đặc biệt là người bệnh trĩ. Tâm lý họ thường rất sợ đi đại tiện, bởi mỗi lần đi lại đau đớn, máu chảy thành giọt rất đáng sợ. Vì vậy, người bệnh trĩ thường có thói quen nhịn đi ngoài, từ đó khiến phân bị ứ đọng trong ruột, nên càng ngày càng khô và cứng hơn.
Uống nhiều nước không chỉ tốt cho thận, cấp ẩm cho da, các khớp hoạt động nhuần nhuyễn hơn mà còn hỗ trợ ruột tốt hơn. Cụ thể, khi uống nước nhiều, phân sẽ nở và mềm đi, dễ dàng đi qua ống hậu môn để đi ra ngoài. Mỗi ngày, bạn cần uống đủ 2l nước, như vậy mới đủ lượng nước mà cơ thể cần. Ngoài nước lọc, bạn còn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước ép, sinh tố, nước canh rau, súp, trà,…
Bệnh trĩ và một số thông tin liên quan
Sau khi phẫu thuật trĩ, để vết mổ mau lành, bạn cần ăn đủ chất đạm, có thể đến từ đạm động vật như các loại thịt (lợn, bò, gà), trứng cá hồi, cá ngừ hoặc đến từ đạm thực vật như đậu phụ, bông cải xanh, các loại hạt đậu (đậu nành, hạt mè) và hạt ngũ cốc (hạnh nhân, hạt điều, óc chó).
Ngoài ra, cần ăn thêm nhiều rau, các thực phẩm giàu chất xơ, có tính nhuận trường như rau mồng tơi, rau lang, rau bina, rau đay, chùm ngây, cải xoăn, bông cải xanh,vv… Đồng thời, để tránh táo bón, người bệnh cần tránh các sản phẩm từ sữa. Với sữa chua, có thể ăn 1 hộp/ ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh gây táo bón.
Nhiều người cho rằng, không nên ăn rau muống, bởi nó có thể làm cho các vết sẹo trở nên lồi lõm và thâm sạm cũng như khiến búi trĩ tái phát trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng, trong rau muống có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của trĩ, bạn nên bắt đầu hạn chế các loại thực phẩm như ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, thức ăn cay nóng, đồ ăn mặn, đồ nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn.
Tôm, thịt bò không nằm trong nhóm danh sách thực phẩm bệnh trĩ nên kiêng. Tuy nhiên, nếu cơ địa bạn đã vốn dị ứng với tôm thì không nên ăn. Bởi khi ăn, nó có thể khiến bạn bị nổi mề đay, gây ra ngứa ngáy ở vị trí búi trĩ. Còn thịt bò, nó thuộc nhóm thịt đỏ, nếu ăn quá nhiều cũng gây bất lợi cho việc tiêu hóa. Vì vậy, bạn chỉ nên duy trì ăn thịt bò 3 lần/ tuần để đảm bảo đủ chất cho cơ thể.
Ở bài viết trên, chúng tôi đã gửi đến bạn thông tin về việc bị trĩ nên ăn gì, với hy vọng rằng, bạn sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh trĩ, để cuộc sống trở nên tốt hơn. Mặc dù, bệnh trĩ thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên để giúp loại bỏ trĩ hiệu quả, tránh tái phát thì nên đến bệnh viện để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.