Top 5 cây thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả tại nhà
Sử dụng cây thuốc chữa bệnh trĩ đã cho thấy những hiệu quả tích cực trong việc giảm nhẹ triệu chứng bệnh, phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Từ đó, người bệnh có thể chung sống với bệnh trĩ thoải mái hơn, không bị cản trở nhiều trong cuộc sống.
Bệnh trĩ có thể xảy ra bên trong (trĩ nội) hoặc bên ngoài hậu môn (trĩ ngoại) với những triệu chứng thường gặp là đau, ngứa ở xung quanh hậu môn, cảm thấy có cục u sưng đau ở gần hậu môn, thấy máu sau khi đại tiện. Với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, bạn có áp dụng các cách trị bệnh trĩ tại nhà để giảm bớt triệu chứng, giúp co búi trĩ, ngăn chặn bệnh tiến triển và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, ứng dụng các cây thuốc chữa bệnh trĩ cũng là một phương pháp từ tự nhiên hiệu quả, an toàn được nhiều người bệnh ưa chuộng.
Mục lục
Những phương pháp giúp giảm nhẹ bệnh trĩ tại nhà
Để giảm bớt các triệu chứng bệnh trĩ như đau nhẹ, sưng và viêm, bạn có thể thử các biện pháp đơn giản tại nhà sau:
- Ngâm hậu môn trong nước ấm. Bạn hãy thử ngâm hậu môn trong chậu nước ấm khoảng 10 – 15 phút khoảng 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp giảm bớt cảm giác kích ứng ở hậu môn.
- Tăng cường chất xơ. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống sẽ giúp làm mềm phân và tạo hình khối phân dễ đại tiện hơn, tránh phải rặn mạnh. Tuy nhiên, bạn nên tăng thêm lượng chất xơ vào bữa ăn một cách từ từ để tránh bị đầy hơi.
- Tạo thói quen tốt khi đi đại tiện. Để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát hoặc trầm trọng hơn, bạn nên tập một số thói quen tốt cho việc đại tiện trở nên quy củ, khoa học. Điều đầu tiên là không cố nhịn, trì hoãn cơn đại tiện vì có thể khiến phân bị dồn ứ đại tràng và tăng áp lực, căng thẳng lên vùng hậu môn. Khi đi đại tiện, hãy chú ý tư thế ngồi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tống xuất phân ra ngoài, tốt nhất bạn nên kê chân lên một chiếc ghế đẩu nhỏ. Sau khi đại tiện, hãy vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ vùng hậu môn, không chà xát gây kích ứng.
- Sử dụng thảo dược trị trĩ. Từ xa xưa khi bệnh trĩ được ghi nhận, phương pháp chữa bệnh hầu như là sử dụng các cây thuốc để làm thành các chế phẩm dùng bôi tại chỗ hoặc uống. Các bài thuốc, cây thuốc chữa bệnh trĩ dân gian đến nay vẫn còn được dùng và cho thấy hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng trong các giai đoạn đầu hoặc dùng như liệu pháp bổ trợ bên cạnh các cách điều trị tây y khác.
>> Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa được không?
5 cây thuốc chữa bệnh trĩ bạn có thể áp dụng thử ngay tại nhà
1. Diếp cá
Rau diếp cá là một cây thuốc quen thuộc với nhiều công dụng, bao gồm trong việc dùng để chữa bệnh trĩ nhờ vào tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng và giúp cầm máu. Thành phần hoạt chất chính trong diếp cá là tinh dầu decanonyl acetaladehyde.
Bạn có thể sử dụng lá diếp cá để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh trĩ theo các cách sau:
- Cách 1: Nghiền rau diếp cá thành bột để hòa tan với nước uống, dùng khoảng 2 – 3g mỗi ngày có thể giúp búi trĩ co lại.
- Cách 2: Dùng khoảng 300g lá diếp ca tươi rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi. Dùng hơi nước để xông hơi vùng hậu môn và sau khi nước nguội thì lấy phần bã đắp lên búi trĩ sẽ có tác dụng xoa dịu các triệu chứng.
2. Lá lốt
Theo Y học cổ truyền thì lá lốt có vị cay nồng, tính lạnh và có khả năng kháng viêm, sát trùng, cầm máu, giảm sưng. Do đó, sử dụng cây thuốc này chữa bệnh trĩ giúp cải thiện các triệu chứng nhẹ. Bạn có thể sử dụng như sau:
- Lấy 100g lá lốt rửa sạch ngâm trong nước muối rồi xay nhuyễn cùng một ít muối.
- Ép lấy nước và chia làm 2 lần uống sau mỗi bữa ăn từ 30 – 60 phút.
Nếu kiên trì sử dụng lá lốt, bệnh trĩ sẽ thuyên giảm đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương tại niêm mạc ở hậu môn.
3. Cây phỉ
Cây phỉ có tên khoa học là Hamamelis virginiana là một loài cây có khả năng làm se, co các mô trong cơ thể. Nhờ đó, các chiết xuất từ cây phỉ được ứng dụng trong nhiều chế phẩm dùng ngoài da để giảm ngứa, rát, kích ứng do bệnh trĩ hoặc đại tiện khó khăn. Các thành phần hoạt chất trong cây phỉ cũng giúp giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Bình thường, chế phẩm cây phỉ được dùng ngoài da để bôi lên vùng bị trĩ. Đôi khi, chiết xuất từ lá phỉ có thể được sử dụng để phối hợp với các cây thuốc khác để mang lại nhiều công dụng hơn trong điều trị bệnh trĩ.
4. Hoàng liên gai
Hoàng liên gai (Berberis vulgaris) là một loài cây thường thấy ở Iran, miền trung và miền nam châu Âu, vùng đông bắc Hoa Kỳ. Đây cũng là một cây thuốc được sử dụng hơn 2.500 năm với nhiều bộ phận dùng khác nhau gồm quả, lá và rễ. Đối với các bệnh lý đường tiêu hóa, rễ cây hoàng liên gai được dùng để làm thuốc nhuận tràng, trị bệnh trĩ, chống tiêu chảy…
Thành phần hóa thực vật trong hoàng liên gai bao gồm axit ascorbic, vitamin K, một số triterpenoid, hơn 10 hợp chất phenolic và hơn 30 alkaloid mang lại nhiều tác dụng dược lý như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau, hạ huyết áp, bảo vệ gan…
5. Diếp xoăn
Diếp xoăn (tên khoa học Cichorium intybus) là một loài cây có ý nghĩa về mặt y học ở lục địa Á – Âu và một số vùng châu Phi. Các bộ phận khác nhau của cây thuốc này được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống trên thế giới. Tuy nhiên, những hợp chất quan trọng chủ yếu tập trung ở rễ cây diếp xoăn.
Nghiên cứu về các tác dụng dược lý của các thành phần hóa thực vật trong cây diếp xoăn cho thấy những tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn và nhiều tác động có lợi khác với sức khỏe. Theo ghi nhận, diếp xoăn được sử dụng trong y học cổ truyền ở Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị bệnh trĩ dưới dạng hãm trà uống.
Với những cây thuốc tốt cho điều trị bệnh trĩ nhưng phổ biến ở nước ngoài như cây phỉ, hoàng liên gai và diếp xoăn, bạn có thể tiếp cận bằng cách sử dụng sản phẩm chứa những thành phần này. Hiện nay, Công ty Cổ phần Dược Medpharm đã nhập khẩu và phân phối Hemocyl với thành phần hoạt chất chiết xuất từ các bộ phận của cả ba cây thuốc trên, đem đến tác động hiệp lực với phương pháp bào chế độc quyền, giúp:
- Cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa, chảy máu sau 3 – 5 ngày sử dụng.
- Cải thiện kích thước búi trĩ, duy trì hiệu quả ít nhất 6 tháng.
- Chống huyết khối và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm quá trình viêm, nhiễm trùng thứ phát ở hậu môn.
- Tăng cường tuần hoàn tĩnh mạch búi trĩ thông qua tĩnh mạch cửa ở gan và lách, giảm áp lực đến hệ tuần hoàn ở hậu môn.
Sản phẩm có dạng viên nang cứng dùng đường uống và phù hợp cho các loại trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hoặc trường hợp trĩ tái phát.
Ứng dụng cây thuốc chữa bệnh trĩ vào các sản phẩm viên uống được bào chế với công nghệ mới giúp cho người bệnh thuận tiện hơn khi sử dụng, kiểm soát được liều lượng và bảm đảo hiệu quả, an toàn. Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm này bên cạnh việc thay đổi lối sống để hỗ trợ quản lý bệnh trĩ tốt hơn, không còn gặp phải những phiền toái tế nhị trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo
- An Evidence-Based Study on Medicinal Plants for Hemorrhoids in Medieval Persia https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/2156587216688597 Ngày truy cập 25/9/2024
- Hemorrhoids. Diagnosis & Treatment https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/diagnosis-treatment/drc-20360280 Ngày truy cập 25/9/2024
- Natural remedies for hemorrhoids https://www.health.harvard.edu/blog/natural-remedies-for-hemorrhoid-2021022321942 Ngày truy cập 25/9/2024
- 10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả https://trungtamthuocdantoc.com/cach-chua-benh-tri-bang-thuoc-nam.html Ngày truy cập 25/9/2024
- Witch Hazel Wipes https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/18640-witch-hazel-wipes Ngày truy cập 25/9/2024
- A review of the effects of Berberis vulgaris and its major component, berberine, in metabolic syndrome https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5478784/ Ngày truy cập 25/9/2024
- Berberis vulgaris: specifications and traditional uses https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5478785/ Ngày truy cập 25/9/2024
- Cichorium intybus: Traditional Uses, Phytochemistry, Pharmacology, and Toxicology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3860133/ Ngày truy cập 25/9/2024