Cách giảm đau và khó chịu khi bị bệnh trĩ
Hầu hết trường hợp bệnh trĩ nhẹ đến vừa đều có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách giảm đau trĩ, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn nhờ vào thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cùng các sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, an toàn.
Bệnh trĩ liên quan đến tình trạng tăng áp lực, sưng phồng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng dưới gây ra nhiều triệu chứng đau rát, khó chịu. Người bệnh thường tự chịu đựng cảm giác phiền toái, đau do trĩ vì ngại chia sẻ cùng người khác hoặc đi thăm khám. Nếu bạn cũng đang ở trong trạng thái này, hãy thử cách giảm đau trĩ tại nhà khi mới xuất hiện các dấu hiệu bệnh trĩ hoặc bị trĩ ở mức độ nhẹ đến vừa.
Mục lục
Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh trĩ là gì?
Triệu chứng gặp phải thường tùy theo loại trĩ mà bạn đang bị cũng như mức độ của búi trĩ.
Triệu chứng trĩ nội
Trĩ nội là trường hợp búi trĩ nằm bên trong trực tràng và thường không nhìn thấy được bằng mắt thường khi quan sát bên ngoài. Bình thường, trĩ nội hiếm khi biểu hiện các triệu chứng khó chịu. Người bệnh dường như chỉ cảm thấy bị căng tức, kích ứng trực tràng hậu môn khi phải rặn mạnh, có thể kèm theo dấu hiệu khác như:
- Chảy máu sau khi đi đại tiện nhưng không đau.
- Cảm giác búi trĩ “lồi ra, thụt vào” ở hậu môn (được gọi là sa búi trĩ), có thể gây đau, rát.
Tùy vào mức độ sa búi trĩ mà trĩ nội được phân thành các cấp độ từ I – IV.
Triệu chứng trĩ ngoại
Trĩ ngoại được hình thành khi đám rối tĩnh mạch ngoài hậu môn bị dãn quá mức, nằm dưới lớp da xung quanh hậu môn. Triệu chứng thường gặp là:
- Ngứa hoặc cảm thấy kích ứng ở hậu môn
- Đau, khó chịu
- Sưng xung quanh hậu môn
- Chảy máu khi đại tiện.
Trĩ hỗn hợp
Bình thường, đường lược được dùng để phân loại trĩ nội và trĩ ngoại. Đường lược lại dính vào cơ thắt trong bởi dây chằng parks. Do đó, khi dây chằng parks bị dãn không đủ sức phân cách giữa trĩ nội và trĩ ngoại sẽ làm búi trĩ hợp lại tạo thành trĩ hỗn hợp.
Triệu chứng trĩ hỗn hợp có thể tương tự như với trĩ ngoại.
Trĩ tắc mạch
Trĩ tắc mạch được xem là biến chứng của bệnh trĩ, có thể xảy ra ở trĩ nội và trĩ ngoại khi có cục máu đông (huyết khối) hình thành bên trong búi trĩ. Người bệnh bị trĩ tắc mạch có biểu hiện:
- Đau dữ dội
- Sưng tấy
- Viêm
- Xuất hiện cục cứng, màu sắc bất thường gần hậu môn.
Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường chỉ được điều trị y khoa khi có những rối loạn ảnh hưởng đến cuộc sống, khả năng lao động và sức khỏe. Việc cần làm trước tiên là điều trị các rối loạn được xem là yếu tố thuận lợi gây phát sinh bệnh trĩ (như táo bón, tiêu chảy mạn tính, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, béo phì…).
Bên cạnh đó, bệnh trĩ có nhiều dạng thương tổn, nhiều hình thái, mức độ khác nhau nên cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu là không để xảy ra các hậu quả xấu hơn, những rối loạn từ bệnh trĩ trước đó.
Đồng thời, người bệnh cần chủ động ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, cải thiện chế độ sinh hoạt, thói quen đi đại tiện và điều trị các rối loạn ảnh hưởng đến đại tiện.
Các cách giúp giảm đau, khó chịu khi bị bệnh trĩ tại nhà
Một điều đáng mừng là hầu hết trường hợp bệnh trĩ đều ít khi nguy hiểm và các biến chứng nghiêm trọng cần phải can thiệp y khoa hiếm khi xảy ra. Bạn có thể áp dụng các cách giảm đau trĩ, xoa dịu triệu chứng bệnh trĩ tại nhà để tự chăm sóc và cải thiện tình trạng bệnh. Nhìn chung, các biện pháp này liên quan đến việc thay đổi thói quen, lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ tự nhiên, bao gồm:
- Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước. Tăng cường chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày và uống đủ nước cần thiết sẽ giúp làm mềm phân, tạo hình khối phân dễ cho quá trinh bài xuất ra ngoài, giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Tuy nhiên, bạn nên tăng lượng chất xơ tiêu thụ dần dần lên đến mức 25 – 30g/ ngày để tránh bị đầy hơi, chướng bụng.
- Tạo thói quen đại tiện tốt. Nếu cảm thấy có nhu cầu đi đại tiện, hãy đi ngay đừng chần chừ vì phân có thể dồn ứ gây tăng áp lực lên búi trĩ. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng tập đi cầu vào một thời điểm cố định mỗi ngày, chẳng hạn vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn một khoảng thời gian. Lưu ý, không ngồi quá lâu trên bồn cầu vì cũng làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Ngâm mông trong nước ấm. Các triệu chứng ngứa, kích thích và co thắt cơ hậu môn có thể thuyên giảm khi bạn thực hiện ngâm mông trong nước ấm thường xuyên. Bạn có thể tìm mua dụng cụ hỗ trợ việc ngâm mông tại nhà. Chúng là một chiếc bồn nhỏ vừa với kích thước bồn cầu để bạn ngồi ngâm thoải mái. Các chuyên gia khuyến cáo nên ngâm mông trong nước ấm khoảng 20 phút sau mỗi lần đại tiện, cộng thêm khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Sử dụng các sản phẩm giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng. Để giảm đau nhanh ngay tại chỗ, bạn có thể tìm mua các sản phẩm bôi trĩ ngoài da thường chứa thành phần gây tê, giảm đau để tạm thời xoa dịu triệu chứng. Nếu muốn có cách giảm đau búi trĩ, phòng ngừa các đợt tái phát hoặc biến chứng từ bên trong và mang lại kết quả lâu dài, an toàn, bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa các hoạt chất từ thiên nhiên được nghiên cứu lâm sàng tốt cho người bệnh trĩ, chẳng hạn như Hemocyl.
Hemocyl – Lựa chọn cho người bị trĩ
Hemocyl với công thức đột phá mang đến tác động hiệp lực của 3 thành phần chiết xuất từ những cây thuốc trị bệnh trĩ gồm Hoàng liên gai, Diếp xoăn và lá Phỉ giúp:
- Cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa, chảy máu sau 3-5 ngày sử dụng.
- Cải thiện kích thước búi trĩ, duy trì hiệu quả ít nhất 6 tháng.
- Tăng cường tuần hoàn tĩnh mạch búi trĩ thông qua tĩnh mạch cửa ở gan và lách, giảm áp lực hệ tuần hoàn hậu môn.
- Chống huyết khối và ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật, làm giảm quá trình viêm, nhiễm trùng thứ phát ở vùng hậu môn.
Một nghiên cứu quan sát trên 252 bệnh nhân trĩ ở các cấp độ I, II và III có các triệu chứng như đau, ngứa hậu môn, xuất hiện máu tươi trong phân. Sau 14 ngày điều trị bằng Hemocyl với liều 2 viên/ ngày, uống trước khi ăn sáng 30 phút thì đến 94% người bệnh cải thiện rõ rệt hoặc loại bỏ hoàn toàn mọi triệu chứng. Hiệu quả được tiếp tục duy trì ít nhất 6 tháng, phần lớn ở bệnh trĩ độ I, II là hơn 1 năm. Những người bị trĩ độ III cho thấy sự giảm đáng kể các triệu chứng xảy ra và giảm kích thước búi trĩ, quan trọng hơn là có thể hoãn lại lựa chọn phẫu thuật sau khi dùng Hemocyl.
Nhìn chung, cách giảm đau trĩ hiệu quả để sống chung thoải mái với bệnh chủ yếu vẫn là tập trung thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống để tránh gặp phải vấn đề làm tăng áp lực lên hậu môn. Cùng với đó, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sẽ cải thiện thêm những yếu tố từ bên trong giúp xóa bỏ triệu chứng bệnh trĩ.
Nguồn tham khảo
- Hemorrhoids https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268 Ngày truy cập 27/9/2024
- Phác đồ điều trị bệnh trĩ http://benhvientanphu.vn/Image/Picture/phac%20do%20dieu%20tri/YHCT-VLTL/23_%20TR%C4%A8.pdf Ngày truy cập 27/9/2024
- Hemorrhoids and what to do about them https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/hemorrhoids_and_what_to_do_about_them Ngày truy cập 27/9/2024
- Natural remedies for hemorrhoids https://www.health.harvard.edu/blog/natural-remedies-for-hemorrhoid-2021022321942 Ngày truy cập 27/9/2024
- Hundreds of patients, just one conclusion – Hemocyl works https://hemocyl.com/clinical-studies/ Ngày truy cập 27/9/2024