Cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Như chúng ta đã biết loãng xương là căn bệnh khá phổ biến, nhất là ở đối tượng phụ nữ mãn kinh. Căn bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đôi khi cũng khá nghiêm trọng. Vì thế tìm hiểu thông tin về căn bệnh này cũng như cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là điều mà nhiều người quan tâm.
Mục lục
Tìm hiểu loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là một tiến trình tự nhiên theo tuổi tác nhưng nó có diễn tiến nhanh do sự thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen), xảy ra mạnh nhất trong 5 năm đầu tiên sau mãn kinh do giảm đột ngột estrogens. Và sẽ gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản của xương, giảm tích tụ canxi và phosphat trong xương nên gây ra bệnh loãng xương.
Vì vậy phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh thì lượng estrogen suy giảm nên xương cũng ảnh hưởng, gây nên tình trạng loãng xương. So với nam giới thì phụ nữ sẽ bị loãng xương nhanh hơn và sớm hơn bởi họ phải gánh chịu bởi 2 nguyên nhân do tuổi tác và thiếu hụt lượng estrogen.
Bệnh loãng xương phát triển thầm lặng, không có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Thông thường chúng ta chỉ được nhận biết khi xương yếu đi và có một vài biểu hiện cụ thể như là:
- Đau cột sống: đây là một trong những biểu hiện của bệnh loãng xương mà mọi người nên chú ý. Tình trạng đau cột sống có thể đi kèm với tiếng kêu rắc rắc mỗi khi cơ thể chúng ta vận động. Thậm chí có tình trạng đau đớn nặng hơn khiến người bệnh cần phải nghỉ ngơi.
- Cột sống bị biến dạng: đây là tình trạng nặng của người bệnh bị loãng xương sau thời gian nhiều năm. Khi biến dạng cột sống sẽ khiến dáng người bị lưng còng, đốt sống xẹp làm giảm chiều cao.
- Gãy xương: loãng xương sẽ khiến cho xương cốt yếu đi nên người bệnh có thể bị gãy xương chỉ với 1 cái va chạm nhẹ. Đặc biệt các phần thấp như xương sườn, cẳng tay, cột sống,.. là những vị trí dễ bị gãy nhất. Gãy xương rất nguy hiểm vì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng do nằm lâu, khiến khả năng vận động trở lại bị ảnh hưởng.
- Bị đau ở những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể do đi lại, đứng một chỗ quá lâu như xương đùi, xương gót chân, cột sống thắt lưng, cột sống cổ,…
Cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đang được rất nhiều chị em quan tâm và tìm hiểu. Thời gian để điều trị sẽ mất khá lâu, có thể là dùng thuốc chữa trị cũng như là thay đổi lối sống một cách lành mạnh hơn. Tùy theo cơ địa và bệnh lý của mỗi người mà có thể kết hợp các cách điều trị này với nhau để đạt kết quả tốt nhất.
Điều trị bằng cách thay đổi lối sống
Trước khi sử dụng thuốc đặc trị để điều trị loãng xương thì việc chị em phụ nữ thay đổi lối sống hàng ngày của mình cũng rất quan trọng. Dưới đây là những cách thay đổi lối sống dành cho phụ nữ tiền mãn kinh bị loãng xương.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng là cách điều trị bệnh loãng xương. Các chị em phụ nữ độ tuổi mãn kinh thường bị tăng cân. Vì vậy hãy duy trì cân nặng tiêu chuẩn của mình cũng là một biện pháp giúp điều trị bệnh loãng xương.
- Hạn chế sử dụng chất có hại cho cơ thể như là rượu bia, thuốc lá để giảm thiểu tối đa và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
- Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những biện pháp giúp điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp xương chúng ta khỏe mạnh hơn và sức mạnh cơ bắp được tăng cường. Có thể áp dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng như là đi bộ, yoga, bơi lội, đánh cầu lông,…
- Để phòng ngừa tình trạng té ngã gây ảnh hưởng đến xương, chị em phụ nữ nên thực hiện biện pháp phòng tránh. Ví dụ như hạn chế đi giày cao gót, nên đi giày dép đế thấp để chống trượt ngã, đi chậm để tránh các chướng ngại vật gây té ngã,…
- Tránh làm các công việc nặng nhọc, bê vác và cong cúi người quá lâu.
- Nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm để hấp thụ ánh nắng. Điều đó sẽ giúp kích thích sản xuất vitamin D để cơ thể có thể hấp thụ canxi tốt hơn.
- Có chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý để bổ sung thêm những chất dinh dưỡng tốt cho xương (canxi, vitamin D,…) để cung cấp cho cơ thể.
- Nhớ khám sức khỏe để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt canxi và đo mật độ xương định kỳ. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh tiềm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh lý tim mạch, xương khớp,… Vì vậy cần chủ động đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi và điều trị sớm nhất nếu phát hiện bệnh.
Điều trị bằng cách sử dụng thuốc/thực phẩm chức năng
Khi điều trị loãng xương bằng cách sử dụng thuốc thì chúng ta cần có sự hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ. Tuỳ thuộc tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc riêng lẻ hoặc phối hợp các nhóm để ức chế sự tiêu xương và tăng khối lượng xương trong cơ thể.
Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh sẽ làm giảm nguy cơ gãy xương, đồng thời làm tăng khối lượng xương. Nhưng hãy nhớ là khi sử dụng thuốc để điều trị loãng xương là phải sử dụng theo đúng sự hướng dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ.
Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng bằng đường ăn uống hoặc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để cung cấp thêm các chất tốt cho xương. Ví dụ như Femarelle Unstoppable, là sản phẩm không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới.
Điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon
Cách điều trị này có thể áp dụng cho đối tượng là phụ nữ mãn kinh. Liệu pháp thay thế hormon sẽ giúp tác dụng tăng mật độ xương đáng kể (có thể tăng từ 3,5% – 5% ở phần xương sống sau 3 năm điều trị). Tuy nhiên, cần chú ý đặc biệt đến tác dụng phụ của thuốc (bệnh tim mạch, nguy cơ ung thư vú,…) và cần thiết nhất là luôn phải có chỉ định cũng như hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ điều trị.
Một vài lưu ý khi điều trị loãng xương
Trong quá trình điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, có một số vấn đề cần chú ý như sau:
- Tập thể dục rất tốt cho những người bị bệnh loãng xương. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý chỉ tập các động tác nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh.
- Một số loại thuốc điều trị loãng xương có thể gây ra tác dụng phụ như đầy hơi, buồn nôn, đau đầu, đầy bụng,… Vì vậy để tránh những tình trạng trên thì nên uống thuốc vào buổi sáng khi bụng còn đang đói.
- Sau khi uống thuốc nên đứng duy trì tư thế thẳng đứng và không nên ăn trong 30 phút sau đó. Nếu có bất kỳ cơn đau nào ở các vị trí như hông, đùi trong khi sử dụng thuốc thì nên báo với bác sĩ.
- Có một số thuốc gây tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban và tăng canxi máu. Nên những người mắc các bệnh về nồng độ canxi trong máu cao hoặc quá mẫn cảm không nên sử dụng loại thuốc này.
Trên đây là những thông tin và cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể không khỏe, có thể mắc một số triệu chứng có thể là loãng xương thì nên thăm khám bác sĩ kịp thời. Tùy theo tình trạng cơ thể, mức độ bệnh loãng xương thấp hay cao mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp