Các dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ & cách phòng tránh
So với nam giới, phụ nữ có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn, chiếm đến 80% theo một khảo sát từ Mỹ. Theo các chuyên gia, loãng xương là một căn bệnh khá nguy hiểm, nó khiến xương yếu đi, giòn và dễ gãy. Đôi khi nó được gọi là “căn bệnh thầm lặng” bởi thường không có triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, một người được chẩn đoán là loãng xương chỉ khi họ bị gãy xương. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh loãng xương ở phụ nữ. Vậy, đâu là biểu hiện dễ thấy nhất?
Mục lục
Loãng xương ở phụ nữ là bệnh lý gì?
Loãng xương được biết là tình trạng xương yếu đi hay chính là sự sụt giảm khối lượng xương do sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, song phụ nữ lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Trên thực tế, bệnh loãng xương phổ biến ở phụ nữ gấp 4 lần so với nam giới. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng tăng lên khi phụ nữ già đi.
Là một bệnh về xương phổ biến nhất, loãng xương có thể xảy ra như một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Đối với những người có xương khỏe mạnh, cấu trúc bên trong khá giống như tổ ong, với những lỗ nhỏ xuyên suốt xương. Tuy nhiên, với những người phụ nữ bị loãng xương, những chiếc lỗ này lớn hơn, điều này khiến cho xương nhỏ hơn, ít đặc và yếu hơn. Nguyên nhân được xác định là do nguyên phát hoặc thứ phát, trong khi loãng xương nguyên phát là dạng phổ biến hơn cả và có liên quan đến lão hóa thì loãng xương thứ phát lại do một tình trạng khác.
>> Xem thêm: Loãng xương có mấy cấp độ? Ai dễ mắc?
Các dấu hiệu của bệnh loãng xương ở phụ nữ
Theo khảo sát, có khoảng 10 triệu người Mỹ mắc bệnh loãng xương, trong đó 80% là phụ nữ. Một nửa số phụ nữ trên 50 có khả năng bị gãy xương do loãng xương, bởi khi đến tuổi mãn kinh, việc mất lượng estrogen sẽ làm tăng mật độ xương. Thông thường, loãng xương rất khó nhận biết, tuy nhiên nếu có triệu chứng xuất hiện, nó có thể bao gồm những vấn đề như sau.
Giảm chiều cao từ 1 inch trở lên
Việc giảm chiều cao một chút khi về già là điều bình thường, tuy nhiên nếu giảm chiều cao quá nhiều, điều đó có thể đồng nghĩa với việc bạn đang bị loãng xương, khiến bạn trở nên thấp hơn. Một trong những dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ được cho là nguy hiểm đó là gãy nén đốt sống. Đó là tình trạng các đốt sống ở phần xương sống bị nén đi, ép lại gây ra các vết gãy nhỏ, gây ra sự đau nhức, khiến người bệnh khó đi lại cũng như giảm đi chiều cao từ 2cm trở đi.
Dễ bị gãy xương sau chấn thương
Một trong những dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ khác đó là dễ bị gãy xương, khi mà xương trở nên mỏng hơn đến từ việc xương bị thoái hóa hoặc khối lượng xương thấp. Một khi xương yếu hơn sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn. Các chị em phụ nữ dễ bị gãy xương khi va đập mạnh hoặc té ngã, thậm chí một cái hắt hơi hay ho cũng có thể khiến xương bị gãy. Thực tế, khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương ở các vùng như hông, cổ tay hoặc đốt sống (xương cột sống) trong suốt cuộc đời của họ. Trong đó, gãy xương cột sống là phổ biến nhất.
Thay đổi tư thế tự nhiên của bạn
Nếu phụ nữ cảm thấy cơ thể bỗng dưng cúi xuống hoặc cúi người về phía trước nhiều hơn đó có thể là các triệu chứng của loãng xương ở nữ giới. Cột sống của bạn được tạo từ các xương nhỏ, gọi là đốt sống. Với những người bị loãng xương, họ thường bị gãy xương ở cột sống trên (ngực). Khi những xương này bị gãy, chúng có thể gây đau đớn, giảm chiều cao và gây ra tư thế khom lưng, hay gọi là chứng gù lưng.
Đau vùng thắt lưng
Loãng xương ở phụ nữ có thể gây ra đau lưng do xương ở đốt sống yếu đi và bị nén, dẫn đến nhiều triệu chứng và cơn đau có thể xảy ra. Dấu hiệu này sẽ trở nên phổ biến và dễ nhận thấy khi chúng ta già đi, điều này có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi nồng độ hormone, thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ hoặc testosterone thấp ở nam giới.
Mức độ đau do loãng xương ở từng người là khác nhau, có thể là các cơn đau dữ dội cho đến cảm giác đau âm ỉ, nó đặc biệt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng ta cố gắng vận động hoặc là khiêng đồ nặng. Nếu các cơn đau mạn tính luôn thường trực mọi lúc thì các cơn đau cấp tính lại có tính chất đột ngột, với các triệu chứng nghiêm trọng, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể chuyển sang đau lưng mãn tính.
Khó thở nếu có đĩa đệm bị nén ở cột sống
Đau cột sống do loãng xương có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên một biểu hiện cần hết sức lưu ý đó là khó thở. Bệnh lý này khiến cho người bệnh cảm thấy như không thể thở được, chỉ có thể thở nhanh, ngắn hoặc liên tục, có cảm giác như vừa tập thể dục xong và hết hơi. Đôi khi, đó là cảm giác không thể hít thở sâu hơn khi cơ cột sống bị kéo ra.
Các triệu chứng loãng xương do thiếu canxi
Canxi chính là một phần quan trọng của xương. Thông qua việc hấp thụ canxi từ đồ uống, thực phẩm, canxi giúp làm chắc xương và làm cho xương khỏe mạnh. Do đó, sự thiếu hụt canxi cũng góp phần làm giảm mật độ xương, gây mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương. Nếu loãng xương ở phụ nữ là do thiếu canxi, nó có thể đi kèm một số các triệu chứng như mệt mỏi, móng tay dễ gãy, da khô, rụng tóc, đau cơ, tê và ngứa ran.
>> Xem thêm: Cách điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Cách phòng tránh bệnh loãng xương
Mặc dù là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới nhưng ít ai biết đến tác hại của bệnh loãng xương là rất nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là gây ra sự rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là biết cách phòng ngừa sớm trước khi quá muộn. Việc phòng ngừa bệnh loãng xương nên thực hiện càng sớm càng tốt, việc thay đổi lối sống có thể góp phần giúp họ giảm đi nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng như bảo vệ sức khỏe xương của mình.
Bổ sung đủ vitamin D và canxi
Điều đầu tiên và quan trọng nhất ở mọi lứa tuổi đó là đảm bảo bạn nhận đủ canxi và vitamin D. Theo đó, vitamin D có một vai trò rất lớn trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng cũng như tăng cường sức khỏe và cải thiện mật độ xương. Theo đó, một người lớn cần ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày và 800 IU vitamin D từ tuổi 70. Trong khi đó, phụ nữ ở độ tuổi 18-50 cần ít nhất 1.000miligam canxi mỗi ngày, từ 50 tuổi tăng lên 1.200miligam canxi.
Cách đơn giản để cơ thể hấp thụ vitamin D và canxi đó là ăn nhiều chất dinh dưỡng cũng như tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày. Đó chính là các loại cá béo (cá hồi, cá cơm, cá thu, cá lóc), sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mai, bơ), lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, đậu hũ, rau xanh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm canxi và vitamin D bằng các thực phẩm chức năng, tất nhiên nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Femarelle Unstoppable là thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ ở độ tuổi 60, giúp cải thiện sức khoẻ xương khớp, ngăn ngừa loãng xương.
Các chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin C và K
Một thông tin rất thú vị đó là cả protein, vitamin C và vitamin K cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong đó, protein giúp xây dựng khối lượng cơ bắp, tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể đồng thời có thể ức chế một số hormone có thể dẫn đến tăng khối lượng xương. Vitamin C và K cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương bởi chúng ảnh hưởng nhất định đến quá trình sản xuất collagen và tái hấp thu xương.
Hạn chế té ngã
Để có thể bảo vệ xương ổn định đến cuối đời, phụ nữ cũng như nam giới cần phải biết cách tránh té ngã, đặc biệt là những người cao niên. Có một số cách hiệu quả để hạn chế té ngã đó là mang giày, vớ chống trượt; lắp tay vịn và thảm chống trượt trong nhà vệ sinh, bồn tắm. Ngoài ra, cần giữ cho ngôi nhà của bạn luôn được chiếu sáng đầy đủ, đặc biệt là hành lang, cầu thang, hiên nhà và lối đi bên ngoài. Nếu có thể, bổ sung thêm công tắc đèn hoặc sử dụng công tắc từ xa như cảm biến chuyển động. Nếu sợ té ngã, nên sử dụng sàn chống trượt và lau sạch vết nước đổ ngay lập tức.
Tập thể dục thường xuyên
Những người trưởng thành ở độ tuổi từ 19 đến 64 tuổi nên thực hiện ít nhất 2 tiếng rưỡi hoạt động aerobic với cường độ vừa phải, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh mỗi tuần. Ngoài ra, những bài tập chịu sức nặng như nâng tạ, đi bộ đường dài, chạy bộ, quần vợt, khiêu vũ cũng nên được thực hiện thường xuyên để giúp cải thiện mật độ xương cũng như ngăn ngừa loãng xương sau này.
Thay đổi lối sống
Bên cạnh việc bổ sung vitamin D, canxi cũng như tập thể dục, việc thay đổi một số thói quen trong cuộc sống theo hướng khoa học hơn cũng giúp ngăn ngừa chứng loãng xương ở phụ nữ. Điều đầu tiên đó là không hút thuốc, bởi điều này gây giảm nội tiết tố cũng như giảm khả năng hấp thụ canxi. Thứ hai đó là không uống rượu bia, bởi nó có thể làm hạn chế sự hấp thu canxi của hệ tiêu hóa cũng như đẩy nhanh quá trình mất xương.
Nhận biết sớm các dấu hiệu loãng xương ở phụ nữ có thể giúp họ sớm có cách điều trị thích hợp nhằm ngăn chặn sự mất xương, nhất là đến thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Bên cạnh những cách phòng tránh trên, các chị em phụ nữ nên chú ý khám sức khỏe, tầm soát mật độ xương định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh cũng như kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.