Loãng xương có mấy cấp độ? Ai dễ mắc?
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi, khiến xương dễ bị gãy cũng như có nguy cơ mắc một số bệnh. Biết được các triệu chứng loãng xương của mình nằm ở cấp độ mấy, nặng hay nhẹ sẽ giúp mỗi người có phác đồ điều trị phù hợp từ phía bác sĩ.
Mục lục
Loãng xương là gì?
Loãng xương được biết là một bệnh lý thuộc về xương, xuất hiện do sự sụt giảm về mật độ xương và tổn thương cấu trúc của tổ chức xương. Hiểu một cách đơn giản hơn, loãng xương là hiện tượng xương bị mỏng dần, tỉ lệ chất trong xương bị giảm dần. Chính điều này khiến cho xương trở nên bị giòn, xốp, dễ bị gãy, dù chỉ là một chấn thương nhẹ.
Bệnh loãng xương thường có diễn tiến âm thầm, chỉ đến khi xuất hiện các cơn đau khi ấy bệnh đã trở nặng. Không chỉ gây ra đau đớn, người bị chứng loãng xương còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như nứt xương, hãy xương, giảm tuổi thọ, mất khả năng lao động. Thậm chí là tàn phế, tàn tật vĩnh viễn.
Mặc dù, bệnh loãng xương không gây ra tỉ lệ tử vong cao tuy nhiên nó là vấn đề đáng quan tâm trong thời gian gần đây. Số lượng người mắc chứng loãng xương ngày càng tăng, bao gồm cả người trẻ, tần suất có thể ngang hàng với bệnh tim mạch và ung thư, 2 căn bệnh phổ biến và đáng lo ngại nhất hiện nay.
Loãng xương có mấy cấp độ, là những cấp độ nào?
Các triệu chứng loãng xương ở mỗi người bệnh là không giống nhau, có người đau nhẹ nhưng cũng có người đau nặng. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ rằng loãng xương chia làm các cấp độ 1,2,3, giống như ung thư, bệnh trĩ hay tâm tần phân liệt. Tuy nhiên, với căn bệnh này, các chuyên gia sẽ có cách phân loại khác.
Cụ thể, dưa theo nguyên nhân, bệnh loãng xương sẽ chia làm 2 loại: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
Loãng xương nguyên phát:
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bệnh loãng xương nguyên phát là ở cơ chế lão hóa theo thời gian. Tuổi tác cũng như phụ nữ sau mãn kinh là căn nguyên chính khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng của loãng xương. Khi đó, sự lão hóa của tạo cốt bào gây ra tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương. Những người ở độ tuổi 30 trở đi là những đối tượng dễ mắc phải nguyên do này.
Cụ thể hơn, loãng xương nguyên phát chia làm 2 loại như sau:
Loãng xương do mãn kinh (loãng xương type 1)
Đây là tình trạng dễ mắc phải ở phụ nữ đang bước vào thời kỳ mãn kinh – sau mãn kinh, thường là ở độ tuổi 45-55. Lúc này, xương sẽ mất đi khoảng 1-3% khối xương mỗi năm và đây cũng là giai đoạn mất xương nhanh nhất. Trong vòng 5 năm sau mãn kinh, nếu như không được chăm sóc tốt, trung bình người phụ nữ trung niên sẽ mất đi khoảng 30% xương, đến 80 tuổi, con số đó là 40% và được coi là loãng xương nặng.
Lý do chính là do sự sụt giảm nghiêm trọng nội tiết tố Estrogen. Bên cạnh đó thì hiện tượng giảm tiết hormon tuyến cận giáp kết hợp với tăng thải calci niệu cũng góp phần làm gia tăng loãng kinh. Khi đó, các chất khoáng bên trong xương bị mất dần, dẫn đến sự sụt lún đốt sống hoặc gãy xương.
Loãng xương do tuổi già (loãng xương type 2)
Đây là loại loãng xương liên quan đến tuổi tác, tuổi càng lớn thì càng có nguy cơ bị loãng xương type 2. Theo các chuyên gia, tỉ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao gấp 2 lần nam giới, thường xuất hiện ở độ tuổi sau 70. Đó chính là kết quả của sự mất xương chậm diễn ra trong vòng vài chục năm, khi mà chức năng chuyển hóa canxi cũng như các chất dinh dưỡng cho xương trở nên kém đi.
Có thể thấy, loãng xương nguyên phát type 2 có diễn tiến chậm và âm thầm hơn type 1. Biểu hiện dễ thấy nhất là gãy cổ xương đùi, sụt lún các đốt sống do bị tổn thương, xuất hiện trên toàn thể bao gồm cả xương xốp và xương đặc.
Loãng xương thứ phát:
Đây là loại loãng xương có thể tìm thấy nguyên do gây bệnh, có thể là đến từ các bệnh mạn tính hoặc là sử dụng một số loại thuốc và nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển hóa khoáng chất của xương. Cụ thể, loãng xương thứ phát có thể đến từ việc bệnh nhân mắc phải các bệnh lý sau:
- Bênh nội tiết: Đái tháo đường, cường giáp, bệnh tuyến giáp, bệnh to đầu chi,…
- Bệnh tiêu hóa: Bệnh gan mạn tính, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, viêm ruột,…
- Bệnh về tuyến sinh dục: Suy buồng trứng, mãn kinh sớm, cắt bỏ buồng trứng ở nữ, thiểu năng tinh hoàn ở nam.
- Các bệnh về xương khớp: Bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
- Một số loại thuốc như : Corticoid, chống động kinh, Insulin, thuốc chống đông Heparin, dùng thyroxin quá liều,
Phân loại cấp độ loãng xương bằng cách đo mật độ xương
Ngoài yếu tố nguyên nhân, người ta còn phân loại cấp độ loãng xương thông qua việc đo độ loãng xương, trong y khoa gọi tắt là đo BMD. Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kết, hay chụp CT để xác định được lượng canxi và chất khoáng trong xương.
Thông qua kỹ thuật đo mật độ xương, các bác sĩ đem kết quả so sánh với 2 chỉ số, là điểm T và điểm Z.
Điểm T: Được hiểu là kết quả so sánh BMD của bạn với BMD của người bình thường từ 25-35 tuổi, cùng giới tính và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO xác định cấp độ loãng xương dựa theo các mức độ mật độ xương như sau:
- Điểm T có độ lệch chuẩn 1 SD (+1 hoặc -1): Mật độ xương bình thường
- Điểm T có độ lệch chuẩn từ 1 đến 2.5 SD (-1 cho đến -2.5): Mật độ xương thấp
- Điểm T có độ lệch chuẩn từ 2.5 SD trở lên (nhiều hơn -2.5 SD): Loãng xương
Điểm Z: Bên cạnh điểm T thì chỉ số BMD còn được thể hiện ở điểm Z, là kết quả khi so với người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi có mật độ xương bình thường. Khi đó, điểm X cho thấy mật độ xương của bạn khi so với với người khỏe mạnh có cùng độ tuổi, chiều cao, giới tính, cân nặng, chủng tộc thì cao hơn hay thấp hơn.
Hiệp hội Đo mật độ lâm sàng quốc tế ISC đã phân loại cấp độ loãng xương theo tiêu chí này như sau:
- Điểm Z có chỉ số BMD trên -2.0: Bình thường
- Điểm Z có chỉ số BMD +0.5, -0.5 hay -1.5: Xuất hiện phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh
- Điểm Z ≤ -2.0: Thấp hơn tiêu chuẩn
Những ai dễ mắc bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương thường xuất hiện phổ biến ở người già, phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, theo thống kê tình trạng loãng xương ở người Việt ngày càng trở nên trẻ hóa và gia tăng. Dưới đây là những người dễ có nguy cơ bị loãng xương:
- Người có tiền sử gia đình bị loãng xương như cha mẹ, anh chị, ông bà,…
- Người cao tuổi (phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi)
- Phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh
- Dân văn phòng ngồi nhiều, ít vận động, người không tập luyện thể thao
- Những người thấp bé, nhẹ cân và những người thừa cân
- Người mắc một số bệnh như suy thận, phẫu thuật cắt buồng trứng, cường giáp, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường.
- Người có chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin D
- Người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, trà đặc.
- Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, thuốc lợi tiểu, chống động kinh.
Cách dự phòng và điều trị bệnh loãng xương như thế nào?
Bệnh loãng xương không phải là bệnh tuổi già mà nó là bệnh lý, có thể xuất hiện ở bất cứ ai, là nam hay nữ, người già hay người trẻ. Triệu chứng của nó là gây ra các cơn đau, nhức từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người bệnh.
Tìm hiểu về cách điều trị dự phòng loãng xương là điều cần thiết để có một hệ xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh. Dưới đây là những điều bạn cần làm để có thể tránh mắc chứng loãng xương khi về già, cải thiện sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu canxi, protein cùng một số các chất khoáng cần thiết cho hệ xương khớp khư kẽm, đồng, magie, mangan,… Lượng canxi cần nạp mỗi ngày là từ 1.200-1.500mg, tương đương 4-5 cốc sữa. Nếu không thể cung cấp đủ các chất này từ chế độ ăn hằng ngày, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung canxi, vitamin D và MK7.
Tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng. Có thể là đi bộ, đạp xe, tập các bài tập thể dục đơn giản, bơi lội, tập gym,… Lưu ý, cần tránh các động tác quá mạnh, tốc độ nhanh.
Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng xương như ngồi nhiều, bê vật nặng quá lâu, làm việc sai tư thế.. Bên cạnh đó, cần hạn chế các sở thích như uống rượu, hút thuốc lá, ăn quá mặn, nước uống có ga, trà, cà phê,…
Tùy thuộc vào từng cấp độ loãng xương, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người. Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị loãng xương type 2 đó là thuốc chống ăn mòn (calcitonin, bisphosphonates, chất điều chế thụ thể estrogen chọn lọc), có tác dụng làm chậm quá trình hủy xương. Bên cạnh đó còn có thuốc đồng hóa, giúp xương phục hồi và ngăn ngừa gãy xương.
Trên đây là sự phân loại cấp độ của bệnh loãng xương, giúp bệnh nhân có thể lưu ý đến các triệu chứng cũng như biết cách ngăn chặn sự phát triển của nó. Bệnh có diễn tiến âm thầm, mờ nhạt tuy nhiên một khi đã xuất hiện triệu chứng nghĩa là đã chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó, nếu có bất cứ các dấu hiệu nào thì cũng cần nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.