Các bệnh về tim phổ biến, thường gặp
Bệnh tim là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn của tim và mạch máu. Có nhiều tình trạng và vấn đề về tim khác nhau được gọi chung là bệnh tim. Nếu bạn đang lo lắng và nghi ngờ mình mắc bệnh tim, hãy thử tham khảo các bệnh về tim phổ biến nhất hiện nay và các nguyên nhân, biểu hiện đi kèm của từng bệnh qua một số thông tin dưới đây.
Mục lục
Bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, có thể xem là bệnh về tim phổ biến nhất. Khi các mạnh máu của tim – động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, không thể cung cấp đủ máu cho tim dẫn đến tình trạng bệnh tim mạch vành. Thông thường, việc giảm hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu là do xơ vữa động mạnh. Đây là một chất béo, hay còn gọi là mảng xơ vữa tích tụ bên trong động mành vành. Một khi chúng vỡ ra, có thể gây tắc nghẽn và cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tim, dẫn đến cơn đau tim.
Nguyên nhân: Một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được đối với bệnh tim bao gồm tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc đột quỵ, chủng tộc, phụ nữ hậu mãn kinh. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ về lối sống, là những yếu tố rủi ro có thể kiểm soát được, ví dụ như chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và thói quen hút thuốc lá.
Biểu hiện: Các triệu chứng chính của bệnh tim mạch vành thường là đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi, đau khắp cơ thể, cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, khó chịu ở nửa thân trên,vv…
Rối loạn nhịp tim
Đó là một loại bệnh tim trong đó nhịp tim không ổn định. Cơ tim có hệ thống điện riêng giúp kích thích nhịp tim, nếu các tín hiệu điện trong tim bị gián đoạn hoặc bị xáo trộn, tim có thể đập quá nhanh, đập quá chậm hoặc không đều. Tất cả những tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp tim. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim, tùy theo mức độ nghiêm trọng và độ nguy hiểm khác nhau, trong đó rung tâm nhĩ là loại phổ biến nhất.
Nguyên nhân: Các vấn đề về nhịp tim như nhanh, chậm, không đều xảy ra khi có bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các tín hiệu diện kích thích hoạt động bơm của tim. Những nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim bao gồm các tình trạng khác nhau như đau tim hoặc tổn thương do cơn đau tim trước đó, bệnh tim, thay đổi cấu trúc của tim, các vấn đề về tuyến giáp, một số loại thuốc và chất bổ sung.
Biểu hiện: Mệt mỏi hoặc yếu đuối, chóng mặt hoặc choáng váng, ngất xỉu hoặc gần như ngất xỉu, nhịp tim nhanh hoặc ngực đập mạnh, cảm giác khó thở và lo lắng, đau ngực hoặc áp lực, nhịp tim nhanh và chậm xen kẽ nhau, đổ mồ hôi.
Huyết áp cao
Một trong những bệnh về tim phổ biến khác phải kể đến là huyết áp cao. Đó là tình trạng khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường trong một thời gian dài, gây ra căng thẳng cho động mạnh và tim. Mặc dù bản chất đó không phải là một căn bệnh nhưng tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng nghiêm trọng như bệnh tim mạch vành, đau tim và đột quỵ. Nếu huyết áp duy trì ở mức 140/90mmHg trở lên được gọi là huyết áp cao. Ước tính cho thấy có khoảng 18% nam giới và 13% nữ giới bị huyết áp cao nhưng không được điều trị.
Nguyên nhân: Một số các yếu tố nguy cơ gây ra cao huyết áp bao gồm tuổi tác (người trên 65 tuổi), thiếu tập thể dục, thừa cân, tiêu thụ rượu quá mức, ăn quá nhiều muối và ăn ít trái cây, rau củ, bị căng thẳng thường xuyên, có người thân bị cao huyết áp.
Biểu hiện: Huyết áp cao thường được xác định dựa vào một số các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực, chóng mặt, khó thở, buồn nôn hoặc nôn mửa, mờ mắt hoặc có những thay đổi thị lực khác, lo lắng.
Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh (CHD) là thuật ngữ chung để chỉ các vấn đề về cấu trúc tim xuất hiện từ khi sinh ra. Nó còn được gọi là dị tật tim bẩm sinh và là loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Một đứa trẻ khi sinh ra có thể chỉ có một dị tật hoặc nhiều dị tật, có nhiều loại dị tật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. CHD bao gồm khuyết tật vách ngăn (lỗ trong tim), các vấn đề về mạch máu hoặc van tim, khuyết tật một tâm thất. Một số loại tim bẩm sinh cần điều trị ngay sau khi sinh, một số khác lại xuất hiện khi trưởng thành.
Nguyên nhân: Lý do bị tim bẩm sinh vẫn chưa được các nhà khoa học xác định đầy đủ. Song một số tài liệu cho rằng nó có thể liên quan đến một số các yếu tố như nhiễm sắc thể hoặc di truyền bất thường, uống rượu hoặc hút thuốc khi mang thai (hoặc tiếp xúc với môi trường điển hình như khói thuốc lá), mẹ mắc các bệnh trong thời kỳ mang thai (như tiểu đường, sử dụng ma tuý, phenylceton niệu hoặc nhiễm virus).
Biểu hiện: Các triệu chứng của tim bẩm sinh có thể bắt đầu ngay khi em bé được sinh ra hoặc có thể không xuất hiện cho đến sau này trong cuộc đời. Bệnh lý này thường được xác định qua một số biểu hiện như chứng da xanh (da, môi hoặc móng tay hơi xanh), buồn ngủ quá mức, thở nhanh hoặc khó thể, mệt mỏi hoặc mệt mỏi cực độ, mệt mỏi bất thường khi hụt hơi khi tập luyện, âm thanh phát ra từ tim, lưu thông máu kém, mạch yếu hoặc nhịp tim đập thình thịch.
Đột quỵ
Hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị cắt đột ngột, chẳng hạn như do tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch. Một khi các tế bào và mô não không được cung cấp đủ máu, chúng sẽ bị tổn thương và chết. Vì vậy, đối với bệnh đột quỵ, việc điều trị sớm là cực kỳ quan trọng, đột quỵ nếu để lâu không được điều trị thì nguy cơ tổn thương não liên quan đến đột quỵ càng cao.
Nguyên nhân: Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị ngừng hoặc gián đoạn. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất, nó xảy ra khi một mạch máu lớn trong não bị tắc nghẽn, thường là do bị chặn bởi cục máu đông hoặc do sự tích tụ chất béo và cholesterol. Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, làm máu tràn vào các mô lân cận, dẫn đến áp lực tích tụ ở các mô não gần đó.
Biểu hiện: Các triệu chứng đột quỵ thường xảy ra đột ngột và khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể bao gồm yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể, gặp khó khăn khi nói hoặc hiểu, các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như mờ hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt, chóng mặt hoặc căng thẳng, khó khăn khi di chuyển hoặc đi bộ, ngất xỉu hoặc co giật, nhức đầu dữ dội không rõ nguyên do.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Bệnh PAD là một trong những bệnh về tim phổ biến nhất, chỉ sự tích tụ mảng bám (gồm chất béo và cholesterol) trong động mạnh ở cân hoặc cánh tay của người bệnh. Điều này khiến cho máu khó vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô ở những khu vực đó. Bệnh động mạch ngoại biên là một bệnh lý mãn tính nhưng có thể cải thiện bằng cách tập thể dục, ăn ít chất béo và từ bỏ các sản phẩm thuốc lá.
Nguyên nhân: Sự tích tụ mảng bám trong thành mạch máu là yếu tố chính gây ra bệnh mạch máu ngoại biên, nó khiến cho các mạch máu ngày càng bị thu hẹp lại cho đến khi tắc nghẽn. Một số các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên là thuốc lá (nguyên nhân chính), người bị tiểu đường, người trên 50 tuổi, người Mỹ gốc Phi, người có tiền sử bị PAD hoặc gia đình mắc PAD, bị huyết áp cao, cholesterol cao, bị béo bụng, rối loạn đông máu, bị bệnh thận.
Biểu hiện: Triệu chứng đầu tiên của PAD là thường xuyên đau, chuột rút hoặc khó chịu ở chân hoặc mông (khập khiễng không liên tục), thường xảy ra khi bạn hoạt động và biến mất khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng điển hình khác là cảm giác đau rát hoặc đau nhức ở bàn chân và ngón chân khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm thẳng, da chân mát, làn da đỏ hoặc có màu sắc khác, nhiễm trùng da và mô mềm thường xuyên hơn, vết loét ở ngón chân và bàn chân.
Ngoài những bệnh về tim phổ biến nhất ở trên, tim còn bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khác như bệnh thấp tim, bệnh cơ tim, suy tim, hở van tim,vv…Phần lớn các tình trạng này đến từ việc sử dụng thuốc lá, thiếu các hoạt động thể chất, sử dụng rượu bia quá mức và chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, để bảo vệ tim khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh tim có thể xảy đến, mỗi người cần điều chỉnh những hành vi này ngay từ bây giờ.