Các bệnh thường gặp ở phụ nữ 60 tuổi
Theo các chuyên gia đầu ngành, phụ nữ lớn tuổi, nhất là từ độ tuổi 60 trở đi có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn nam giới, Ngoài việc bị một số các bệnh như nam giới, bao gồm bệnh tim, ung thư, phụ nữ ở độ tuổi này còn phải đối mặt với nhiều bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc viêm khớp. Dưới đây là một số các tình trạng sức khỏe phổ biến đối với phụ nữ ở độ tuổi 60 và những người cao tuổi.
Mục lục
Đau mãn tính
Đau mãn tính được hiểu là tình trạng đau kéo dài hoặc tái phát trên 3 tháng và kéo dài trên 1 tháng. ĐưỢc biết, bệnh xảy ra với tỉ lệ nữ cao hơn nam, nó khiến các chị em phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và thường kéo dài đến 6 tháng. Chứng đau mãn tính ở phụ nữ được ghi nhận với các triệu chứng như đau cơ, nhức khớp, mệt mỏi, khó ngủ. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm.
Cách phòng ngừa: Các cơn đau mãn tính có thể cản trở các hoạt động hàng ngày ở nữ giới và có liên quan đến cảm xúc của họ. Vì vậy, để cải thiện điều này, các chị em phụ nữ có thể thực hiện một số liệu pháp và thay đổi lối sống như ngủ nhiều hơn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Để giảm đau hông và phần dưới cơ thể, phụ nữ ở độ tuổi trung niên nên thực hiện các bài tập đơn giản, động tác kéo căng cơ bắp, giảm cân kết hợp với nghỉ ngơi điều độ.
Bệnh ung thư
Ở độ tuổi từ 60 trở đi, các chị em cần đặc biệt chú ý đến các biểu hiện của bệnh ung thư. Theo đó, mặc dù ung thư buồng trứng ở phụ nữ không phổ biến, tuy nhiên nó làm tăng tỉ lệ tử vong ở nữ giới. Thông thường, các triệu chứng không đáng chú ý, song rủi ro của nó cao hơn khi về già. Đối với ung thư vú, đó là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào vú. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trên 50 cho đến 60, với các triệu chứng kích ứng, đủ và sưng ở vùng vú.
Cách phòng tránh: Để ngăn ngừa ung thư buồng trứng, cách tốt nhất là tránh lạm dụng thuốc tránh thai, đồng thời thực hiện các xét nghiệm di truyền để loại bỏ nguy cơ ung thư buồng trứng. Đối với ung thư vú, cần chẩn đoán sớm để giúp việc điều trị được tốt hơn. Cuối cùng, để ngăn ngừa các loại ung thư nói chung ở phụ nữ, cần tăng cường các hoạt động thể chất, đi theo một chế độ ăn tốt, tránh lạm dụng thuốc và ít tiếp xúc với bức xạ.
Thiếu máu
Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, trẻ em dưới 5 tuổi mà còn tác động tiêu cực đến người già. Khi đó, việc giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi có thể khiến những người lớn tuổi cảm thấy kiệt sức và yếu đo. Nó có thể là một căn bệnh kéo dài hoặc ngắn hạn, nó gây ra một số vấn đề như suy nhược, da nhợt nhạt, đau nhức và khó thở. Thiếu máu ở người già ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng thể chất, làm giảm đi sự cân bằng vận động, mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Cách phòng tránh: Cách hiệu nhất để điều trị chứng thiếu máu ở người cao tuổi chính là bổ sung sắt. Cạnh đó, nên ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho cả về thể chất lẫn tinh thần. Cạnh đó, hãy ăn uống lành lạnh và uống nhiều nước. Giảm nguy cơ bị té ngã cũng như tăng hoạt động thể chất bằng một số bài tập tăng sức chịu đựng cơ bắp cũng là điều quan trọng ở những người từ 60 trở lên.
Bệnh tim
Đối với phụ nữ ở độ tuổi 60, nguy cơ mắc bệnh tim của họ tăng lên một cách đáng kể. Theo một nghiên cứu ở Úc, trong số những người từ 65 đến 74 tuổi, 16% mắc các bệnh về tim, đột quỵ hoặc mạch máu. Ở Mỹ, trên 60 triệu phụ nữ (44%) đang sống chung với một số dạng bệnh tim. Trên thực tế, bệnh tim chính là nguyên gây ra 20% ca tử vong cho phụ nữ từ độ tuổi 65 đến 75. Một số các loại bệnh tim thường gặp ở phụ nữ gồm bệnh động mạch vàng, chứng loạn nhịp tim và suy tim.
Cách phòng tránh: Theo các chuyên gia, một chế độ ngừng hút thuốc, ăn uống lành mạnh và tránh béo phì có lợi rất lớn cho sức khỏe tim mạch, bất kể ở lứa tuổi nào. Đối với những người lớn tuổi, điều này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim ở tuổi 60, đó là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, vì huyết áp nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, suy thận và mất trí nhớ.
Loãng xương
Theo nghiên cứu, có khoảng 20-25% phụ nữ ở độ tuổi 60 bị loãng xương và cứ có hai phụ nữ trên 60 tuổi thì có một người bị gãy xương ít nhất một lần do loãng xương. Nguyên nhân dẫn đến chứng loãng xương đó chính là sự mất xương do sự suy giảm nội tiết tố estrogen xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, từ độ tuổi 45 đến 55.
Cách phòng tránh: Để tránh nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở độ tuổi 60, các chị em phụ nữ cần tuân thủ một số khuyến nghị về lối sống. Chẳng hạn như đảm bảo cung cấp đủ 1.300mg canxi mỗi ngày, canxi có nhiều nhất trong sữa, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, rau lá xanh đậm, cá hồi và cá mòi đóng hộp. Cạnh đó, nên tăng cường các hoạt động thể chất, nạp vitamin D đầy đủ và tránh hút thuốc, uống quá nhiều rượu và caffein.
Femarelle Unstoppable giúp nâng cao sức khỏe và duy trì sự sống đầy đủ, thoải mái trong hoạt động hàng ngày cho phụ nữ ở độ tuổi 60. Với công thức độc đáo, Femarelle® Unstoppable không chỉ giúp củng cố xương chắc khỏe mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới.
Bệnh tiểu đường
Trong khi tiểu đường type 1 phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên thì tiểu đường type 2 lại phổ biến hơn ở người lớn tuổi, lý do bởi sự tăng kháng insulin hoặc mức đường huyết không được kiểm soát. Theo một báo cáo của Mỹ, 42% người từ 31 đến 60 bị mắc tiểu đường type 1 và 58% mắc tiểu đường type 2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chính là thừa cân, huyết áp cao, cholesterol cao, ít vận động,…Các triệu chứng của tiểu đường type 2 thường thấy là tăng đói khác, mệt mỏi, tăng tiểu.
Cách phòng tránh: Có một số cách để giảm nguy cơ mắc tiểu đường như luyện tập thể dục từ nhẹ đến trung bình, ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì cân nặng và chế độ ăn uống cân bằng. Cụ thể, hạn chế tiêu thụ đường, chất béo, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Đồng thời, nên thường xuyên xét nghiệm định kỳ.
Viêm xương khớp
Có thể nói, viêm xương khớp là một dạng viêm khớp phổ biến ở người lớn tuổi và đó cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khuyết tật về thể chất ở nhóm người này. Hơn một nửa số người cao niên trên 65 tuổi bị viêm khớp và phụ nữ có xu hướng dễ mắc bệnh này hơn nam giới. Nguyên nhân được cho là do các mô đệm các đầu xương trong khớp bị phá vỡ theo thời gian, về lâu gây đau, cứng và sưng. Một số vị trí hay đau nhất là bàn tay, lưng dưới, cổ cũng như các khớp chịu trọng lực như đầu gối, hông và bàn chân.
Cách phòng tránh: Không có cách nào chữa khỏi viêm xương khớp, vì vậy mọi người, nhất là phụ nữ cần chú ý ngăn ngừa chúng từ sớm. Để phòng ngừa bệnh này, cách tốt nhất chính là loại bỏ các yếu tố nguy cơ của nó. Cụ thể là duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì, tránh để bị chấn thương, tránh giữ quá lâu ở một tư thế. Cùng với đó, nên loại bỏ các thói quen không tốt cho xương khớp như kê gối cao hơn 6cm, nằm đệm quá mềm, nằm võng nhiều, cúi gằm khi dùng điện thoại, khom người bê khi bê, nhấc vật nào đó,…
Bệnh thoái hóa hoàng điểm
Thoái hóa hoàng điểm, hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng (AMD) là một bệnh lý xảy ra do tuổi tác, gây mất thị lực ở người từ 60 tuổi trở lên. Tùy vào biến thể là AMD khô hay AMD ướt mà các triệu chứng xuất hiện cũng khác nhau. AMD thể khô thường đi kèm các biểu hiện như thay đổi trong biểu mô sắc tố võng mạc, drusen, teo hắc võng mạc, trong khi đó AMD thể ướt lại có các dấu hiệu như phù võng mạc, xuất tiết, bong biểu mô sắc tố võng mạc.
Cách phòng ngừa: Thoái hóa điểm vàng, nếu để lâu không kịp điều trị, có thể gây ra mù lòa ở người lớn tuổi. Để phòng ngừa, những người độ tuổi 60 cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều cá cũng như các thực phẩm giàu omega, trái cây tươi, rau lá xanh đậm. Đồng thời, nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy. Ngoài ra, để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài cần mang kính râm, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt.
Ngoài các bệnh lý trên, phụ nữ ở độ tuổi 60 còn có nguy cơ mắc phải một số bệnh khác như bệnh Parkinson, hội chứng tiền đình, các bệnh về tiêu hóa,… Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người ở độ tuổi này cần đặc biệt chú ý đến các bệnh như tim mạch, tiểu đường, suy thận, ung thư bởi đó là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Rất khó để loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống, vì vậy cách tốt nhất là xây dựng một chế độ sống thật lạnh mạnh, song song với đó là lựa chọn các gói khám sức khỏe tổng quát và tầm soát bệnh lý chuyên khoa.