Các bệnh hô hấp phổ biến ở Việt Nam & cách phòng tránh
Hiện nay, ở nước ta, viêm đường hô hấp là những bệnh lý thường có xu hướng dễ xảy ra ở thời điểm giao mùa, khi thời tiết và độ ẩm có sự thay đổi bất thường. Điều này vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus trở nên mạnh mẽ, dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ra rất nhiều các bệnh về hô hấp. Vậy, bạn có biết bệnh lý nào liên quan đến hệ hô hấp và xảy ra phổ biến nhất ở Việt Nam không?
Mục lục
Bệnh đường hô hấp là gì?
Bệnh viêm đường hô hấp, được hiểu đơn giản là những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp ở bên trong cơ thể người. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nhất là đối với những người có hệ miễn dịch kém. Thời điểm dễ gây khởi phát bệnh là lúc giao mùa, khi mà nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể không thích ứng kịp, dễ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng.
Bệnh về đường hô hấp sẽ gây ra các vấn đề ở nhiều bộ phận thuộc hệ hô hấp như mũi, miệng, họng, thanh quản, hầu – họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi, khí quản,vv… Cụ thể, nó sẽ được phân loại thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Hô hấp trên nằm từ thanh quản trở lên, ngược lại hô hấp dưới sẽ bắt đầu từ khí quản trở xuống. Theo đó, nhóm bệnh lý ở hô hấp dưới có mức độ được đánh giá là nghiêm trọng hơn, bởi cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc vi nấm.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp
Thực tế, bệnh về đường hô hấp dễ xuất hiện thời điểm giao mùa, thậm chí có thể xuất hiện thành dịch, ở một số khu vực. Về nguyên nhân, nó có thể đến từ một số các yếu tố thuận lợi như sau:
Thay đổi khí hậu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, cụ thể khi nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh hoặc từ nắng chuyển sang mưa thì cơ thể không thể thích ứng kịp. Do đó, hệ miễn dịch cũng suy yếu, khiến cho các loại virus, vi khuẩn thuận đường xâm nhập mũi, họng gây ra bệnh.
Virus: Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tỷ lệ nhiễm virus thường có xu hướng tăng lên vào mùa lạnh. Khi đó, nhiệt độ không khí thấp, khiến cho virus dễ sinh sôi, nảy nở hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn. Nó có thể đánh bại sức đề kháng của cơ thể và cả thuốc kháng sinh.
Môi trường sống khép kín: Đây cũng là một nguyên nhân cần chú ý, nó cũng góp phần làm tăng khả năng bị bệnh hô hấp hơn. Cụ thể, khi không gian trở nên kín hơn, nó sẽ là điều kiện thuận lợi để các virus cảm lạnh lây từ người sang người qua những cơn ho
Ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Khi trời lạnh, xu hướng con người sẽ thu mình vào trong nhà, ít ra ngoài đường dẫn đến cơ hội hấp thụ vitamin D ít hơn. Đây là một chất rất cần thiết cho hệ miễn dịch, nếu thiếu nó thì con người dễ bị viêm đường hô hấp hơn.
Các bệnh đường hô hấp thường gặp nhất
Bệnh cảm cúm
Đây là bệnh lý có thể là phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nguyên nhân gây ra cúm là virus cúm, với nhiều biến thể có khả năng lây lan và gây bệnh khác nhau. Đây là một bệnh rất dễ lây nhiễm, bởi virus cúm có thể lây truyền từ người này sang người khác qua sự ho, hắt hơi, thậm chí là tạo thành dịch theo mùa.
Biểu hiện của bệnh cảm cúm khá dễ nhận biết, khởi phát với các biểu hiện nhẹ như sốt, đau đầu, sổ mũi, đau họng, ho, mệt mỏi. Nếu nặng, có thể đi kèm các triệu chứng ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, thường là ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh là khoảng 1-4 ngày, thường kéo dài đến khoảng 7 ngày là hết bệnh. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch thực sự kém, nó có thể kéo dài cả tháng.
Bệnh viêm xoang
Viêm xoang, nơi chứa đựng không khí, có vị trí nằm sau xương gò má và trán. Viêm xoang được hiểu là tình trạng màng niêm mạc lót trong các xoang bị nhiễm trùng, nó có thể bị gây ra bởi vi trùng, siêu vi trùng. Một nguyên nhân khác là do bị dị ứng xoang, dẫn đến phù nề, thu hẹp các lỗ xoang, từ đó khiến gây ra ứ đọng dịch mủ.
Nguyên nhân dễ thấy nhất của viêm xoang là hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, đau nhức, điếc mũi, chảy dịch. Tuy nhiên, vì dấu hiệu của bệnh khá mờ nhạt, lại khá giống với viêm đường hô hấp thông thường nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Chỉ đến khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng thì các dấu hiệu đặc trưng mới xuất hiện rõ.
Viêm thanh quản
Đây là bệnh lý liên quan đến niêm mạc thanh quản, có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Ở người lớn, nam, dễ mắc bệnh nhiều hơn nữa, nhất là những người có thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc môi trường làm việc lạnh, ô nhiễm. Nguyên nhân được xác định có thể là do virus, vi khuẩn hoặc nấm, nhất là trong thời mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
Các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ nhỏ bao gồm sốt nhẹ cho đến sốt cao, ho, khàn tiếng, thở rít trong khi ở người lớn là mệt mỏi, ớn lạnh, sốt nhẹ, đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng, đau khi sốt. Bệnh lý này thường có 2 trường hợp, một là viêm thanh quản cấp tính, hai là viêm thanh quản mạn tính. Khi đó, mạn tính có thể đến từ nhiều nguyên nhân như để viêm thanh quản kéo dài, nói quá to, nhiều liên tục hoặc có thể là do bị viêm mũi xoang, viêm họng hoặc bệnh gout, đái tháo đường.
Viêm phế quản
Đây là khái niệm để chỉ tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, với các triệu chứng điển hình như ho, đờm. Nó cũng chia ra hai loại, đó là viêm phế quản mãn tính và cấp tính. Nếu ở viêm phế quản cấp tính, sự viêm nhiễm mới ở mức độ nhẹ, chưa có sự tổn thương thì mãn tính lại để chỉ tình trạng xấu đi của thể cấp tính. Còn nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là do bụi bẩn, khói thuốc, bầu không khí ô nhiễm.
Về biểu hiện cụ thể, người bị viêm phế quản dễ bị ho, có thể là ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng. Bên cạnh đó, ho có thể đi kèm với sốt, nhẹ hoặc cao, theo cơn hoặc kéo dài tùy từng người. Ngoài ra, viêm phế quản cũng hay tiết đờm, màu đơm có thể là vàng, trắng hoặc xanh. Người bệnh cũng hay thở khò khè, bởi lúc đó thành phế quản đã bị phù nề.
Bệnh viêm phổi
Được hiểu, viêm phổi chính là tình trạng viêm các phế nang trong phổi, có thể tại một vị trí cố định hoặc một vài vùng. Gây ra bệnh lý này có khá nhiều yếu tố, có thể là do vi khuẩn streptococcus pneumoniae, haemophilus hoặc virus cúm Influenza A, B, hợp bào, rhinovirus. Để biết mình có bị viêm phổi không, bạn có thể tự theo dõi các triệu chứng như khó thở, tức ngực, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tiết mồ hôi, thân nhiệt tăng cao.
Hen suyễn
Giai đoạn chuyển từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm xuất hiện rất nhiều các virus. Đó có thể là lý do mà trẻ em bị hen suyễn dễ gặp các vấn đề tồi tệ về sức khỏe. Lý do bị hen suyễn có thể kể ra như di truyền, dị ứng đường hô hấp hoặc là bệnh hô hấp nặng ở trẻ em. Biểu hiện dễ thấy nhất là ho khan, thở khò khè, tức ngực đi kèm khó thở.
Cách phòng tránh các bệnh về đường hô hấp
Ở Việt Nam, các bệnh về đường hô hấp khá thường gặp, triệu chứng đơn giản, dễ điều trị. Vì vậy, rất nhiều người xem nhẹ, không quá để tâm dẫn đến các bệnh dễ chuyển từ cấp tính sang mãn tính. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, gây ra các biến chứng khôn lường như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, có thể bị tử vong.
Clearwayz là “Trợ thủ đường thở và bệnh hô hấp mãn tính”: Dị ứng thời tiết, phấn hoa…thường dẫn đến hắt hơi, khó thở. Các bệnh mãn tính như COPD, hen suyễn, tim mạch…thường gây khó thở, nhất là vào ban đêm. Người bị béo phì, đường thở hẹp..dẫn đến ngáy rất to khi ngủ, gây khó chịu cho người ngủ cùng, về lâu dài gây thiếu oxy máu dẫn đến nhiều bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, giảm trí nhớ… Clearwayz giữ đường thở luôn thông thoáng, tăng miễn dịch hô hấp cho những đối tượng trên.
Do đó, dù ai đi chăng nữa, nhất là các bậc cha mẹ, cần chủ động tìm hiểu, bổ sung các thông tin về bệnh đường hô hấp, để kịp thời điều trị dứt điểm. Hiện nay, đối với cả bệnh đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là loại bỏ các triệu chứng, chưa có thuốc đặc trị. Thông thường, nếu bệnh do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác.
Để phòng bệnh, trong thời tiết chuyển mùa, mỗi người cần trang bị cho mình một lớp áo chắn hiệu quả. Cụ thể, nên giữ ấm cơ thể, nhất là ở vị trí cổ, ngực, tay, chân. Tắm nước ấm trong phòng kín gió, tránh ngồi máy lạnh, uống nước đá. Hiện nay, phương pháp phòng ngừa bệnh hô hấp do virus tốt nhất là tiêm vắc xin, điển hình là vắc xin ngừa virus Haemophilus influenzae và phòng phế cầu.
Trên đây là một số các bệnh về hô hấp phổ biến ở Việt Nam, thông tin này cực kỳ cần thiết để mỗi người có thể bảo vệ sức khỏe của mình trong mùa bệnh. Thay vì đợi bệnh xuất hiện rồi mới điều trị, tốt hơn hết vẫn là nên dự phòng cho bản thân bằng cách tiêm vắc xin, giữ ấm cơ thể và một điều quan trọng là xây dựng chế đồ ăn uống đa dạng chất, rèn luyện cơ thể. Trong trường hợp có dấu hiệu bị bệnh, không nên tự ý dùng thuốc mà hãy đến các phòng khám, bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hiệu quả, an toàn nhất.