Bị đau bụng đi ngoài thường xuyên là bệnh gì? Cách điều trị
Bị đau bụng đi ngoài thường xuyên là một tình trạng không hiếm gặp, có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nó có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc đôi khi cảnh báo có khả năng bạn đang mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vậy, hiện tượng đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Các triệu chứng đi kèm ra sao và cách điều trị như thế nào là hiệu quả nhất?
Mục lục
Bị đau bụng đi ngoài thường xuyên là triệu chứng gì?
Bị đau bụng quặn từng cơn và tiêu chảy là một vấn đề về tiêu hóa mà ai cũng có thể gặp phải. Nó được xem là bệnh lý nếu như tình trạng này kéo dài trên 2 tuần. Khi đó, người bệnh dễ bị đau quặn bụng, là những cơn đau dữ dội và đột ngột diễn ra theo từng đợt ở vùng bụng, thường kéo dài từ 30 giây cho đến vài phút. Thời điểm bị đau bụng đi ngoài thường là sau khi ăn, nhất là các thực phẩm lạ như gỏi, đồ chua,vv…
Đau bụng đi ngoài thường xuyên thường kéo theo một số các triệu chứng đi kèm như tăng số lần đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón, bị đầy hơi, chướng bụng,vv… Đặc biệt, trường hợp đi tiêu phân lỏng, có thể kèm theo máu, kèm theo đó là cảm giác nóng rát hậu môn, chóng mặt, buồn nôn. Nếu để tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ mất nước, người bệnh thường luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.
Nếu đau bụng đột ngột kèm theo tiêu chảy chỉ xuất hiện vài lần, nó có thể là một tình trạng nhẹ và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đau bụng tiêu chảy với tần suất nhiều hơn bình thường, đặc biệt nếu phát hiện có một số hiện tượng như đi ngoài có bọt, đi ngoài đau hậu môn, đi ngoài ra máu, tức ngực, nóng rát bụng, buồn nôn, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị.
>> Xem thêm: Ý nghĩa màu phân tiết lộ sức khỏe của bạn
Bị đau bụng đi ngoài thường xuyên cảnh báo bệnh gì?
Hay bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì, đó là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải vấn đề này. Nếu gặp phải tình trạng đau bụng, kèm theo đó là đi ngoài, nhất là tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số các bệnh lý sau
Viêm dạ dày ruột
Nếu bạn mới phát hiện các cơn co thắt dạ dày xuất hiện gần đây, kèm theo đó là tiêu chảy, nguyên nhân có thể là do bệnh về dạ dày, hay còn gọi là viêm dạ dày ruột. Đó là một tình trạng nhiễm trùng ở đường ruột, do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng của viêm dạ dày ruột như tiêu chảy kéo dài, đau bụng, buồn nôn, có thể kèm theo sốt cao, thường xuất hiện sau khi một người nào đó nhiễm vi khuẩn, virus vài giờ đến vài ngày.
Nguyên nhân được xác định là do ăn đồ ăn, thức uống nhiễm vi khuẩn, virus hoặc là lây truyền mầm bệnh từ một bệnh nhân khác. Khi được chẩn đoán bị đau bụng đi ngoài thường xuyên là do bệnh viêm dạ dày ruột, bạn đừng quá lo lắng bởi các triệu chứng thường sẽ biến mất mà không cần điều trị. Lúc này, để giảm bớt sự khó chịu, người bệnh cần thực hiện một số các biện pháp như uống nhiều nước, nghỉ ngơi hay dùng thuốc không kê đơn.
Chứng khó tiêu
Khó tiêu là cảm giác nóng rát ở vùng bụng, chướng bụng, đầy hơi và buồn nôn, thường xuất hiện sau khi ăn. Chứng khó tiêu thường xảy ra khi một người nào đó ăn quá nhiều, quá nhanh, nhất là các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc uống quá nhiều bia rượu. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa chịu áp lực nặng nề, dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa.
Ngộ độc thực phẩm
Cùng với chứng khó tiêu, viêm dạ dày ruột do virus thì ngộ độc thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng cấp tính và tiêu chảy. Đối với các trường hợp này, các triệu chứng sẽ kéo dài ít hơn 1 hoặc 2 ngày và tự thuyên giảm mà không cần điều trị y tế.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là cảm giác khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa. Nguyên nhân chính được xác định là do người bệnh ăn phải các loại đồ ăn, thức uống ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, từ đó tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn hay nấm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Viêm đại tràng co thắt
Hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS), là một dạng rối loạn chức năng ở đại tràng với đặc thù là bệnh tái đi tái lại nhiều lần nhưng không thể tìm thấy nguyên nhân cụ thể nào. Nếu như bạn bị đau bụng và tiêu chảy nhiều lần, có thể là đang mắc phải bệnh lý viêm đại tràng co thắt.
Thường xuyên đau bụng đi ngoài sau khi ăn không phải là triệu chứng duy nhất của IBS. Tùy vào mức độ nghiêm trọng ở từng người mà bệnh có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu điển hình để nhận ra như tiêu chảy hoặc táo bón, tiêu chảy xen kẽ với táo bón, chướng bụng, đau giữa bụng, đầy hơi, phân mềm lỏng và đôi khi có chất nhầy đi kèm.
Viêm đại tràng mãn tính
Cũng như viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mãn tính đều có những dấu hiệu điển hình là đau bụng, đi ngoài. Tuy nhiên, cả hai thường gây ra sự nhầm lẫn dẫn đến cách điều trị không đúng cho từng trường hợp cụ thể.
Nếu như viêm đại tràng co thắt gây ra sự đau dữ dội, quặn bụng, đôi khi sờ thấy cả cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng thì viêm đại tràng nói chung lại gây ra đau âm ỉ, cố định ở một chỗ thường ở hố chậu trái hoặc phải. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh thường có cảm giác ruột sôi sùng sục và muốn đi đại tiện ngay lập tức. Khi đi ngoài, người bị viêm đại tràng có thể đi đại tiện táo bón hoặc lỏng, phân có mùi hôi tanh, kèm theo đó là chất nhầy hoặc máu.
Ngoài ra, bị đau bụng và đi ngoài thường xuyên có thể đến từ một số nguyên nhân khác. Chẳng hạn như dị ứng thực phẩm, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), viêm túi thừa, không dung nạp lactose, tắc ruột, viêm ruột thừa, dị ứng thuốc hoặc một số bệnh lý hiếm khác như bệnh celiac, bệnh Crohn, bệnh xơ nang.
Cách điều trị chứng bị đau bụng đi ngoài thường xuyên
Nếu như chứng đau bụng đi ngoài được xác định bởi nguyên nhân là ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột hoặc khó tiêu, với các triệu chứng kéo dài trong thời gian ngắn, từ 1-2 ngày, nó có thể tự thuyên giảm. Trong trường hợp các triệu chứng này không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau bụng đi ngoài tại nhà bằng một số biện pháp cải thiện như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Cụ thể hơn là uống nhiều nước, ăn các loại trái cây mọng nước để tránh mất nước do tiêu chảy; chia nhỏ bữa ăn, ăn ít chất xơ; tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, rượu bia và các đồ uống chứa caffeine; tránh ăn các thực phẩm dễ chứa ký sinh trùng như rau sống, gỏi sống hay sashimi,vv…
Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài
Theo Đông y, một số các bài thuốc dân gian từ lá ổi, lá mơ, quả sung, hạt vừng đen, gạo lứt rang được đánh giá khá là hữu hiệu và an toàn trong việc trị đau bụng đi ngoài. Tùy thuộc vào từng nguyên liệu mà người bệnh có thể áp dụng theo những cách khác nhau. Ví dụ lá ổi thường đem sắc uống, quả sung thì đem phơi khô, tán thành bột mịn và pha với nước sôi, lá mơ trộn với trứng gà đem bọc trong lá chuối rồi rán lên ăn.
Dùng thuốc
Cách trị đau bụng đi ngoài nhanh nhất đó chính là uống thuốc. Các loại thuốc sẽ được chỉ định để sử dụng cải thiện các triệu chứng cụ thể. Đó thường là thuốc kháng sinh, điều trị nhiễm trùng, thuốc chống trầm cảm giúp giảm căng thẳng và lo lắng (thường dùng cho IBS), thuốc giảm đau, chống co thắt,vv…
Việc dùng thuốc thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên nó không hẳn là một phương pháp an toàn vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. Để tránh điều này, các bác sĩ thường sẽ kê thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa để hỗ trợ điều trị, làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu ở người bệnh. Đối với những người bị đau bụng đi ngoài thường xuyên mà nguyên nhân là do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng, nên tham khảo thử dòng men vi sinh Floradapt IBS. Đây là một dòng sản phẩm mới, đã được Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) khuyến khích nên bổ sung hằng ngày để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.
Việc duy trì uống 1 viên/ ngày, sau bữa ăn trong một liệu trình kéo dài ít nhất 2 tuần sẽ giúp người bệnh thoát khỏi sự khó chịu bởi các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn no hay lo lắng quá mức. Đồng thời, việc bổ sung men vi sinh Floradapt IBS hằng ngày cũng đồng thời giúp giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân tiêu hóa mãn tính.
Bị đau bụng đi ngoài thường xuyên có thể là một triệu chứng không đáng lo ngại nhưng đôi khi cũng cảnh báo cho một căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa. Do vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, mỗi người cần chú ý theo dõi, nếu tình trạng kéo dài, gây sa sút sức khỏe, tinh thần cần tìm đến các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất, giúp đường ruột được ổn định và bảo vệ tốt nhất.