Bệnh trĩ có tự hết không? Nên uống thuốc hay dùng kem bôi trĩ, bao lâu thì khỏi?
“Bệnh trĩ có tự hết không?”, “uống thuốc trĩ bao lâu thì khỏi hay nên dùng kem bôi trĩ?” là những nỗi niễm chung của những người đang mắc phải căn bệnh khó nói này.
Bệnh trĩ khi biểu hiện ra triệu chứng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều “nỗi khổ thầm kín” trong cuộc sống, gây cản trở đến cả những hoạt động đơn giản thường ngày. Khi phát hiện bản thân mắc bệnh trĩ, nhiều người thường lo ngại không biết bệnh trĩ có tự hết không và nên uống thuốc hay dùng kem bôi trĩ để giảm triệu chứng. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc trên, hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Các triệu chứng bệnh trĩ thường gặp
Tùy theo vị trí xuất hiện các búi tĩnh mạch trĩ bị giãn, sưng lên gây ra triệu chứng mà bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Người bị trĩ nội sẽ có búi trĩ hình thành bên trong trực tràng, tùy theo cấp độ mà búi trĩ này có thể lòi ra ngoài hoặc bị sa xuống. Triệu chứng trĩ nội thường là chảy máu trực tràng (nhận thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân), ít khi gây đau nhức trừ khi bị sa búi trĩ.
Với trĩ ngoại, búi trĩ bị sưng, giãn sẽ xuất hiện ở dưới lớp da xung quanh hậu môn. Người bệnh trĩ ngoại sẽ hay cảm thấy ngứa, đau rát ở hậu môn, đôi khi chảy máu. Một số trường hợp trĩ ngoại có sự hình thành cục máu đông (trĩ huyết khối) sẽ gây đau nhức dữ dội, cảm giác giống bị sưng, viêm và xuất hiện các cục u màu tím hoặc xanh bên ngoài hậu môn.
Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp phải khi bị trĩ bao gồm:
- Chảy dịch hậu môn, có khi bị rò rỉ phân
- Đau nhức, đỏ và sưng quanh hậu môn
- Búi trĩ lòi ra ngoài sau khi đại tiện, có thể phải tự đẩy vào bên trong lại.
Bệnh trĩ có tự hết không?
Bệnh trĩ nhẹ có thể tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu hoặc chỉ cần thay đổi lối sống, thói quen đại tiện, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ cao thì bệnh trĩ dễ có khả năng tái phát hoặc tiến triển trầm trọng hơn khi không có biện pháp điều trị hiệu quả.
Trường hợp trĩ có triệu chứng nặng, gây đau nhức, cản trở sinh hoạt thì cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị hoặc phải can thiệp bằng thủ thuật/ phẫu thuật trĩ nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ thường là:
- Thừa cân, béo phì
- Lớn tuổi
- Mang thai (tăng áp lực lên vùng chậu khiến các mạch máu bên dưới này giãn ra)
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón thời gian dài
- Thường xuyên nâng vật nặng
- Ho dai dẳng hoặc nôn, ói liên tục
- Ngồi lâu trong thời gian dài.
Nên uống thuốc điều trị trĩ hay dùng kem bôi? Điều trị bao lâu thì khỏi?
Tùy theo mức độ bệnh trĩ mà bạn sẽ cần dùng kem bôi hoặc thuốc uống hoặc kết hợp cả hai để điều trị hiệu quả các triệu chứng gặp phải, ngăn ngừa bệnh tái phát, tiến triển. Những lựa chọn điều trị bệnh trĩ từ nhẹ đến vừa gồm có:
Sản phẩm bôi tại chỗ
Các loại thuốc hoặc sản phẩm dạng kem, thuốc mỡ, gel bôi trĩ hay thuốc đạn đặt hậu môn là những biện pháp tại chỗ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, sưng đỏ, chảy dịch, chảy máu trực tràng – hậu môn. Phần lớn lựa chọn này sẽ không cần kê đơn, bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc và sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Với các trường hợp cần giảm nhanh cơn đau, ngứa, chảy dịch, bạn có thể lựa chọn gel bôi Rectovenal Acute. Sản phẩm dùng được cho cả người trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp, người bệnh trĩ tái phát, người cần phục hồi sau phẫu thuật trĩ và an toàn cho cả phụ nữ có thai, cho con bú. Tác dụng của gel bôi trĩ Rectovenal Acute dựa trên cơ chế hiệp đồng giữa chiết xuất vỏ cây sồi giúp làm săn se niêm mạc cùng với diosmin, hesperidine thúc đẩy làm lành vết thương. Nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả trên 100 người bệnh trĩ sau 1 giờ dùng thuốc đã cải thiện hoặc không còn triệu chứng với tỷ lệ như sau:
- Trên 83% người bệnh hết ngứa
- Trên 74% người bệnh không còn đau rát
- Trên 67% người bệnh ngừng chảy máu
- Hơn 67% người bệnh hết chảy dịch.
Thuốc dùng đường uống
Các thuốc giảm đau, kháng viêm không kê đơn như NSAID cũng giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh trĩ. Ngoài ra, để tăng cường khả năng tự hồi phục, phòng ngừa trĩ tái phát thì bạn cũng có thể dùng thêm một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp làm bền thành mạch, tăng lưu thông máu, kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Việc sử dụng sản phẩm tại chỗ kết hợp với điều trị đường uống thường dùng cho những trường hợp trĩ vừa, dễ có khả năng tái phát hoặc tiến triển. Ví dụ, bạn có thể kết hợp bộ đôi gel bôi Retovenal Acute cùng viên uống Hemocyl để giảm bớt triệu chứng hiệu quả và tăng khả năng bảo vệ tĩnh mạch trĩ từ bên trong.
Các lựa chọn điều trị khác
Khi bệnh trĩ ở mức nặng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn hoặc có biến chứng thì sẽ cần bác sĩ điều trị bằng các thủ thuật/ phẫu thuật phù hợp. Các thủ thuật ít xâm lấn phổ biến gồm:
- Điều trị quang đông hồng ngoại
- Thắt búi trĩ bằng dây cao su
- Tiêm xơ búi trĩ
Vài trường hợp ít gặp thì người bệnh có thể phải trải qua phẫu thuật cắt trĩ khi búi trĩ quá lớn hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra trong tình trạng gây mê toàn thân.
Nhìn chung, bệnh trĩ nếu phát hiện sớm sẽ dễ dàng điều trị và ngăn ngừa tái phát hiệu quả thông qua việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh. Người bệnh trĩ cần ưu tiên bổ sung đầy đủ chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm thiểu các nguy cơ gây ra trĩ. Bệnh trĩ có tự hết ở mức độ này không sẽ tùy thuộc vào kế hoạch điều chỉnh lối sống của bạn. Với những triệu chứng khó chịu, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm nhẹ tại nhà như ngâm hậu môn trong nước ấm, chườm lạnh hoặc dùng các sản phẩm tại chỗ như gel bôi Rectovenal Acute. Cùng với đó, việc tăng cường sức khỏe cho các tĩnh mạch trĩ từ bên trong cũng rất cần thiết để phòng ngừa bệnh.
Nguồn tham khảo
- Hemorrhoids https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15120-hemorrhoids Ngày truy cập 29/5/2025
- Hemorrhoids and what to do about them https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/hemorrhoids_and_what_to_do_about_them Ngày truy cập 29/5/2025
- Haemorrhoids (piles) https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/haemorrhoids-piles/ Ngày truy cập 29/5/2025
- Treatment of Hemorrhoids https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/hemorrhoids/treatment Ngày truy cập 29/5/2025
- Haemorrhoids https://www.healthdirect.gov.au/haemorrhoids-piles Ngày truy cập 29/5/2025