5 Thói quen đơn giản giúp bạn bảo vệ phổi trước khi thời tiết giao mùa
Chỉ cần hình thành một số thói quen đơn giản sẽ có thể giúp bạn bảo vệ phổi và đường hô hấp hiệu quả trước những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết thất thường.
Thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm rất dễ gây kích ứng đến đường hô hấp khi nhiệt độ, độ ẩm của không khí có sự biến đổi đột ngột. Một số mùa còn là thời gian sinh sản của các loài thực vật khiến cho các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa trong không khí tăng lên, dẫn đến nhiều triệu chứng hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi,… Hãy cùng tìm hiểu về những tác động của các kiểu thời tiết đến chức năng phổi và đường hô hấp để từ đó biết cách bảo vệ phổi tốt hơn khi chuyển mùa nhé!
Mục lục
Ảnh hưởng của thời tiết đến chức năng của phổi và đường hô hấp
Thời tiết thay đổi như nóng lên, trở lạnh, trời mưa hoặc có gió đều có thể làm bùng phát các triệu chứng hô hấp, nhất là ở những người mắc bệnh phổi.
Thời tiết nóng và ẩm
Một nghiên cứu năm 2013 tại Đại học Johns Hopkins đã phát hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ tăng cao với số ca nhập viện cấp cứu do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và nhiễm trùng đường hô hấp ở những người trên 65 tuổi. Mặc dù lý do cụ thể của sự tương quan này vẫn chưa được hiểu rõ nhưng giả thuyết đưa ra là không khí nóng khi hít vào có thể thúc đẩy trạng thái viêm đường hô hấp và làm trầm trọng hơn các rối loạn hô hấp.
Thời tiết nóng, ẩm cũng là tác nhân kích thích bệnh hen suyễn. Khi đường thở đang ở sẵn trong tình trạng bị viêm sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ thời tiết hơn nên khi hít phải không khí nóng, ẩm sẽ gây co thắt đường thở.
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm không khí cũng thường gia tăng vào mùa hè khi thời tiết nóng, ẩm. Lượng khói bụi được ghi nhận cao hơn vào các tháng hè cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến đường hô hấp và chức năng phổi khi bạn không có biện pháp bảo vệ phổi thích hợp.
Thời tiết lạnh và khô
Thời tiết lạnh cũng gây ra những tác động xấu đến phổi và sức khỏe nói chung. Không khí lạnh thường khô, độ ẩm không khí thấp rất dễ gây kích ứng đường thở ở những người mắc bệnh phổi. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng thở khò khè, ho, khó thở,…
Mùa đông khắc nghiệt khi nhiệt độ không khí hạ xuống mức thấp hơn bình thường có thể khiến các triệu chứng bệnh phổi mạn tính trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ, người bị khí phế thũng khi hít phải không khí lạnh sẽ có khả năng bị co thắt khí quản, gây khó thở, thiếu oxy.
5 Thói quen bảo vệ phổi trước khi thời tiết giao mùa
Để bảo vệ phổi trước sự thay đổi thời tiết, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu tăng cao như hiện nay thì bạn nên hình thành các thói quen sau.
1. Theo dõi dự báo thời tiết
Trước hết, bạn nên tập thói quen theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày vì tình hình thời tiết hiện nay thường có nhiều thay đổi bất ngờ, không theo mùa rõ rệt. Bản tin thời tiết sẽ cho bạn thông tin về nhiệt độ, độ ẩm của không khí trong những ngày tới, cũng như cảnh báo về các chỉ số có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và sức khỏe như bụi mịn, phấn hoa,…
Nhờ đó, bạn có thể chuẩn bị các phương án phù hợp để bảo vệ phổi cùng đường hô hấp tốt hơn, hạn chế nguy cơ bùng phát các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng.
- Thời tiết chuyển sang mùa nóng, ẩm: cần thay đổi trang phục thoáng mát, cần có cách làm mát cơ thể trong những thời điểm nắng nóng đỉnh điểm. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế hít phải bụi mịn, phấn hoa, chú ý lựa chọn khẩu trang phù hợp có khả năng lọc không khí tốt như N95.
- Thời tiết trở lạnh: nên chuẩn bị quần áo ấm, khăn quàng cổ để giữ cơ thể không bị nhiễm lạnh. Bạn nên che kín mũi, miệng khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh để giữ ấm đường hô hấp, tránh để luồng không khí lạnh, khô đi vào phổi. Khi hít thở, hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
- Thời tiết mưa gió nhiều: cần chuẩn bị đầy đủ các trang phục che chắn phù hợp như áo mưa, áo khoác, nón, dù,… Trời mưa gió cũng có thể có nhiều khói bụi trong không khí nên bạn vẫn cần đeo khẩu trang khi ra ngoài trời.
2. Tránh các tác nhân gây kích thích đường hô hấp
Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp dù ở bất kỳ thời tiết nào, bao gồm:
- Khói thuốc lá
- Khói thải từ khí đốt, khói bụi xe cộ
- Bụi mịn
- Hơi hóa chất độc hại, có thể từ các sản phẩm tẩy rửa, thuốc phun diệt trừ côn trùng,…
- Các tác nhân dị ứng ngoài trời (phấn hoa, lông động vật, bào tử thực vật, nấm mốc,…).
3. Thực hiện lối sống lành mạnh giúp bảo vệ phổi
Duy trì lối sống lành mạnh, thích nghi theo từng kiểu thời tiết sẽ giúp bạn bảo vệ phổi lâu dài, tăng cường sức đề kháng nói chung. Việc này giúp bạn cải thiện chức năng hô hấp tốt hơn, góp phần hít thở dễ dàng:
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Thức ăn cũng có khả năng gây tác động đến đường thở. Một số loại thực phẩm cần sử dụng nhiều oxy hơn để chuyển hóa và tạo ra nhiều carbonic (CO2) có thể khiến bạn dễ bị khó thở sau khi ăn.
- Tập luyện thể dục đều đặn, theo chương trình tập được lên kế hoạch trước. Tuy nhiên, khi thời tiết nắng nóng thì nên hạn chế vận động vào thời điểm nóng nhất trong ngày (thường là từ 11 giờ đến 15 giờ). Thời tiết giá lạnh, rét buốt cũng không phù hợp để tập luyện ngoài trời, bạn nên thay đổi không gian tập luyện phù hợp với tình hình thời tiết hoặc tình trạng ô nhiễm không khí.
- Kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống. Tình trạng căng thẳng cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và chức năng phổi, hô hấp nói riêng khi khiến hệ miễn dịch suy yếu.
- Uống đủ nước kể cả thời tiết nóng hay lạnh. Thời tiết nóng bức thường khiến cơ thể dễ mất nước hơn nên hãy bổ sung thêm nhiều nước để bù đắp lại lượng nước thất thoát. Trời lạnh có thể không khiến bạn cảm thấy khát nước nhưng đừng quên đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày.
4. Chuẩn bị thuốc cần thiết nếu mắc bệnh hô hấp mạn tính
Nếu bạn đã mắc phải bệnh hô hấp mạn tính, hãy chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cần thiết hoặc đến gặp bác sĩ trước khi thời tiết giao mùa để được tư vấn về các phương án giúp phòng tránh bùng phát các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng. Ví dụ như:
- Sử dụng máy xông khí dung thường xuyên vào các mùa dễ gây dị ứng do có nhiều phấn hoa, bào tử thực vật, bụi mịn,… trong không khí.
- Chuẩn bị sẵn bình xịt cắt cơn hen suyễn bên người. Đừng chủ quan cho rằng cơn hen sẽ không bùng phát, kể cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị dự phòng (thuốc giúp kiểm soát hen suyễn lâu dài).
- Những người được chỉ định dùng thuốc giãn phế quản nên uống thuốc trước khi ra ngoài 30 phút trong thời tiết lạnh để tránh bị co thắt đường thở đột ngột.
- Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng cần chuẩn bị các thuốc giúp giảm triệu chứng, giảm tình trạng bị khó thở.
5. Bảo vệ phổi với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz
Cuối cùng, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hô hấp cũng mang lại hiệu quả lâu dài, nhất là ở những người mắc bệnh hô hấp, bệnh phổi mạn tính. Sản phẩm Clearwayz từ Mỹ sẽ giúp tăng cường miễn dịch hô hấp, giảm nhanh các triệu chứng hụt hơi, khó thở, đồng thời cung cấp các dưỡng chất giúp phục hồi tế bào và dẫn truyền thần kinh hô hấp, loại bỏ các chất độc hại khỏi phổi. Công dụng đó đến từ sự kết hợp độc đáo có khả năng bảo vệ phổi và đường hô hấp, gồm:
- Chiết xuất nho (với 85% polyphenol): có khả năng chống oxy hóa cao, trung hòa các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa quá trình viêm.
- Hỗn hợp pha trộn độc quyền “Cellular Targeted” giúp cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin, choline cùng các hợp chất thực vật từ vỏ quế, cacao, lá bạch quả. Ưu điểm vượt trội của hỗn hợp này là khả năng phục hồi được “đúng đích” đến các tế bào đường hô hấp bị tổn thương.
Sau khi được hấp thu vào máu, các thành phần hoạt chất được vận chuyển đến các tế bào hô hấp và tác động trải đều trên đường hô hấp từ hầu họng, thanh quản, khí quản đến phế quản. Nhờ tác dụng đúng điểm đến mà chỉ với một lượng nhỏ các thành phần hoạt chất cũng giúp mang lại tác động hiệu quả, hỗ trợ chức năng phổi, xoang và hệ miễn dịch hô hấp. Tác động của các thành phần hoạt chất trong Clearwayz bao gồm:
- Polyphenol từ chiết xuất hạt nho giúp ngăn chặn quá trình viêm, chống oxy hóa và trung hòa các chất độc xung quanh tế bào, ngăn tế bào bị tổn thương.
- Axit amin và các hợp chất từ dược liệu sẽ xúc tiến tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh ở tế bào hô hấp.
- Acetyl choline giúp trung tâm hô hấp tại não có thể giao tiếp “thông suốt” đến các cơ quan hô hấp, giữ đường thở thông thoáng và nhận được nhiều oxy đưa vào máu hơn.
- Sản sinh NO nội sinh trong tế bào trải đều trên các cơ quan hô hấp tạo thành một màng chắn sinh học với bụi mịn, vi khuẩn, virus,… tấn công vào hệ hô hấp, từ đó tăng miễn dịch hô hấp tự nhiên.
- Các thành phần hoạt chất còn cô đặc dịch tiết, tế bào chết,… tại vùng hô hấp bị tổn thương, cùng với sự co giãn phế quản dưới tác dụng của NO nội sinh tăng khả năng tống xuất dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp. Hiệu quả tăng hơn khi kết hợp cùng các động tác ho có kiểm soát, yoga, hít thở sâu,…).
Tác dụng của Clearwayz cũng được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng, không ghi nhận tác dụng phụ và không bị hiện tượng “lờn tác dụng” khi dùng lâu dài. Do đó, bạn có thể sử dụng Clearwayz theo liệu trình để bảo vệ phổi, tăng cường chức năng hô hấp hoặc kiểm soát các triệu chứng hô hấp hiệu quả ở những người có bệnh mạn tính.
Nguồn tham khảo
- Weather and Your Lungs https://www.lung.org/blog/weather-and-your-lungs Ngày truy cập 15/01/2025
- How to protect your lungs on hot and humid days https://www.lung.ca/how-protect-your-lungs-hot-and-humid-days Ngày truy cập 15/01/2025
- 5 Tips to Help You Breathe Easier in Hot or Cold Weather https://health.clevelandclinic.org/5-tips-to-help-you-breathe-easier-in-hot-or-cold-weather Ngày truy cập 15/01/2025
- Lung Association Offers Tips to Protect Lungs During Extraordinary Heat Season https://www.lung.org/media/press-releases/tampa-heat-wave-alert Ngày truy cập 15/01/2025
- Is the extreme cold bad for your lungs? https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/is-the-extreme-cold-bad-for-your-lungs Ngày truy cập 15/01/2025
- Tips to maintain your lung health during spring https://lungfoundation.com.au/blog/tips-to-maintain-your-lung-health-during-spring/ Ngày truy cập 15/01/2025
- Living with respiratory conditions in cold weather https://www.england.nhs.uk/blog/penny-woods/ Ngày truy cập 15/01/2025