Tình trạng ăn no khó thở ở người bệnh COPD: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Người mắc bệnh phổi mạn tính như COPD có thể gặp phải tình trạng ăn no khó thở, mệt mỏi, tức ngực khó thở sau khi ăn do chịu ảnh hưởng của thức ăn lên đường hô hấp trong một số trường hợp.
Những người bị tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) thường dễ rơi vào trạng thái ăn no khó thở. Nguyên nhân có thể là vì khi ăn quá nhiều, cơ thể sử dụng nhiều năng lượng để tiêu hóa thức ăn, làm tăng áp lực lên cơ hoành và ngực, từ đó gây ra khó thở. Ở nhiều người bệnh COPD, phổi cũng có thể bị phồng lên chiếm nhiều thể tích trong lồng ngực do không khí bị tắc nghẽn, mắc kẹt trong các vùng phổi bị tổn thương. Vì thế khi ăn quá no, dạ dày cũng căng ra và có khả năng gây chèn ép lên trên phổi, khiến người bệnh cảm thấy tức ngực khó thở hơn sau khi ăn.
Mục lục
Đường thở và thực quản, tại sao người bệnh COPD ăn no khó thở?
Đường thở và đường tiêu hóa trên là hai hệ thống khác nhau trong cơ thể nhưng có chung một bộ phận “đi vào” là họng. Trong lúc hít thở, đường thở mở ra và ống thực quản sẽ đóng lại. Ngược lại, khi nuốt thức ăn từ họng xuống ống thực quản đến dạ dày, nắp thực quản mở ra và đường thở được đóng lại. Khi đường thở tạm đóng trong lúc nuốt thức ăn sẽ tạo ra giai đoạn ngừng thở ngắn. Trong toàn bộ bữa ăn sẽ có hàng trăm giai đoạn ngừng thở như vậy xảy ra do sự phối hợp của nhiều cơ trong đường tiêu hóa và đường thở.
Tuy nhiên, những người bệnh COPD lại thường gặp vấn đề khi có nhiều giai đoạn ngừng thở như vậy, dẫn đến ăn no khó thở, mệt mỏi. Ngược lại, các vấn đề hô hấp cũng khiến thời gian phối hợp nhịp nhàng giữa việc hít thở và nuốt không được trơn tru, ăn khớp với nhau. Đôi khi, người mắc bệnh phổi có thể hít vào thay vì thở ra sau khi nuốt khiến cho thức ăn hoặc thức uống “lọt” và khí quản dẫn vào phổi hoặc thanh quản. Điều đó làm tăng khả năng bị viêm phổi do hít phải.
Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng hít thở
Quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng được gọi là quá trình trao đổi chất. Trong đó, oxy và thức ăn sẽ được chuyển thành năng lượng để cơ thể sử dụng và tạo ra carbon dioxide (CO2) để đào thải qua hơi thở. Người bệnh COPD thường cần nhiều năng lượng hơn để hít thở, các cơ có thể cần gấp 10 lần lượng calo so với người không bị COPD.
Các loại thực phẩm khác nhau sẽ cần sử dụng mức oxy khác nhau và tạo ra lượng CO2 khác nhau. Ví dụ, khi tiêu hóa carbohydrate sẽ cần dùng nhiều oxy hơn đồng thời tạo ra nhiều CO2, trong khi tiêu hóa chất béo cần sử dụng oxy ít hơn. Do đó, người bệnh COPD khi ăn ít thực phẩm chứa carbohydrate và nhiều chất béo lành mạnh sẽ cảm thấy dễ thở hơn.
Mối liên hệ giữa chế độ ăn với chức năng phổi và khả năng cải thiện các triệu chứng COPD cũng được nghiên cứu nhiều hơn. Nhiều bằng chứng cho thấy những thực phẩm có tính chống oxy hóa, kháng viêm sẽ mang lại lợi ích cho người bệnh COPD. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn cũng làm giảm tỷ lệ mắc cũng như giảm các triệu chứng bệnh phổi. Chế độ ăn nhiều thịt qua chế biến lại liên quan đến việc nhập viện thường xuyên do tắc nghẽn phổi mạn tính. Sử dụng thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng góp phần giúp quá trình phục hồi chức năng phổi tốt hơn.
Cách khắc phục tình trạng ăn no khó thở, tức ngực khó thở sau khi ăn ở người bệnh COPD
Để giảm bớt tình trạng ăn no khó thở hay cảm thấy mệt mỏi khó thở sau khi ăn khi có bệnh COPD, bạn nên thử áp dụng các cách thức sau:
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính với lượng thức ăn nhiều trong mỗi bữa, bạn có thể chia thành nhiều bữa ăn hơn trong ngày để đáp ứng đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể mà không bị ăn no khó thở. Nếu bạn bị sụt cân, hãy cố gắng bổ sung thêm các bữa phụ dinh dưỡng để tăng lượng calo tiêu thụ như ăn các loại bánh giàu năng lượng hoặc thức uống dinh dưỡng (cung cấp thêm calo hoặc protein).
- Ngồi thẳng khi ăn, ăn từ tốn. Hãy giữ tư thế ngồi thẳng lưng trong khi ăn và nên ngồi ăn đàng hoàng tại bàn ăn. Việc ngồi ăn trong tư thế cúi người, gập người hoặc nằm ăn có thể gây khó thở nhiều hơn do tăng thêm áp lực lên cơ hoành. Bạn cũng nên tạo không gian thoải mái khi ăn, dành thời gian để thưởng thức những món ăn một cách từ tốn, ăn từng miếng nhỏ cũng giúp tránh bị mệt mỏi, khó thở sau khi ăn.
- Tránh uống nước bằng ống hút. Uống đủ nước mỗi ngày là việc rất cần thiết cho người bệnh COPD. Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp đờm nhầy loãng ra, dễ tống xuất ra ngoài qua phản xạ ho tự nhiên. Thế nhưng, bạn cần lưu ý không nên uống nước bằng ống hút sẽ khiến tiêu hao nhiều năng lượng hơn, đồng thời tránh uống nước trước khi ăn.
- Tìm cách loại bỏ đờm ra khỏi đường thở. Điều này sẽ giúp bạn không bị tức ngực khó thở sau khi ăn hay ăn no khó thở, cũng như tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn. Để giảm sản xuất đờm nhầy, giảm nhanh triệu chứng khó thở, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có khả năng tăng cường chức năng tế bào đường hô hấp.
- Chú ý một số vấn đề hít thở khi ăn uống như thở ra sau khi nuốt, không ăn khi đang khó thở (phục hồi hơi thở trước bằng kỹ thuật thở chúm môi – hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi đang chúm môi), không nói chuyện và ăn uống cùng một lúc.
Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Clearwayz để làm thông thoáng đường thở
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý những vấn đề gây ảnh hưởng đến đường thở trong khi ăn thì bạn cũng nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường chức năng hô hấp, cải thiện các triệu chứng trong thời gian dài. Hiện nay, Clearwayz là một trợ thủ đắc lực cho đường thở, giúp cải thiện các triệu chứng hô hấp mạn tính, tăng cường khả năng miễn dịch hô hấp nhờ vào các thành phần hoạt chất đặc biệt:
- Chiết xuất hạt nho (85% polyphenol)
- Hỗn hợp độc quyền có tác dụng “đúng đích” (Cellular Targeted):
- L-Arginine
- Choline bitartrate
- Whey protein isolate (sữa)
- Bột vỏ quế
- Chiết xuất ca cao (tiêu chuẩn đến 12% theobromine)
- Chiết xuất lá bạch quả (24% flavone glycoside, 6% terpene lactones)
- L-Glutamine
- L-Leucine
- L-Cysteine HCl
Trong đó, các chất chống oxy hóa, kháng viêm từ chiết xuất nho đã được chứng minh có khả năng bảo vệ trên các tế bào hô hấp khỏi tổn thương, tác dụng chống oxy hóa được ghi nhận gấp 2 – 3 lần so với vitamin C. Ngoài ra, các axit amin như L-Arginine, L-Glutamine, L-Leucine,… cũng là những dưỡng chất cần thiết cho đường hô hấp, giúp sản xuất Nitric oxide (NO) nội sinh để duy trì sự co bóp, lưu thông máu đến nhiều cơ quan trong cơ thể, hạn chế tình trạng co thắt đường thở giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Nhờ đó, Clearwayz giúp hạn chế xảy ra tình trạng ăn no khó thở, mệt mỏi khó thở sau khi ăn hoặc cải thiện nhanh triệu chứng khó thở nói chung.
Đặc biệt hơn là công nghệ độc quyền nhắm “đúng đích” Cellular Targeted có khả năng đưa các thành phần hoạt chất đến các tế bào hô, tăng cường hiệu quả cho một lượng nhỏ axit amin và hợp chất thực vật. Người bệnh COPD hoặc có các bệnh hô hấp mạn tính khác khi muốn cải thiện triệu chứng hô hấp, khắc phục tình trạng ăn no khó thở, tức ngực khó thở sau khi ăn nên sử dụng Clearwayz với liệu trình như sau:
- Uống 2 viên/ lần mỗi ngày trước khi đi ngủ, ít nhất trong 4 tuần.
- Uống duy trì công dụng trong 4 – 8 tuần với liều 1 viên/ lần trước khi đi ngủ.
Sản phẩm được chứng minh không gây tác dụng phụ và không bị giảm tác dụng khi sử dụng lâu dài.
Nguồn tham khảo
- Lung Disease and Swallowing https://www.brownhealth.org/sites/default/files/lifespan-files/documents/centers/cardiovascular-pulmonary-vascular-rehab-tmh/swallow-handout.pdf Nguồn tham khảo 14/01/2025
- Nutrition and COPD https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/copd/living-with-copd/nutrition Nguồn tham khảo 14/01/2025
- Short of Breath After Eating https://www.copdfoundation.org/COPD360social/Community/COPD-Digest/Article/222/Short-of-Breath-After-Eating.aspx Nguồn tham khảo 14/01/2025
- Eating well when breathing is difficult https://www.uhcw.nhs.uk/download/clientfiles/files/Patient%20Information%20Leaflets/Clinical%20Support%20Services/Dietetics/Eating%20well%20when%20breathing%20is%20difficult.pdf Nguồn tham khảo 14/01/2025
- Diet and nutrition https://europeanlung.org/en/information-hub/keeping-lungs-healthy/diet-and-nutrition/ Nguồn tham khảo 14/01/2025