9 câu hỏi cần biết liên quan về bệnh trĩ
Mọi người thường ít nói về bệnh trĩ, nhưng không có nghĩa là chúng không phổ biến. Rất hiếm người chia sẻ thoải mái về tình trạng này, bởi bệnh trĩ xảy ra ở một vị trí nhạy cảm trên cơ thể. Thực tế, có khoảng 50% dân số sẽ mắc trĩ ở độ tuổi và khoảng 75% dân số sẽ mắc bệnh trĩ vào một thời điểm nào đó trong đời. Cùng điểm qua top 9 câu hỏi về bệnh trĩ đang được mọi người quan tâm nhất hiện nay.
Mục lục
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ được biết đến là một bệnh lý liên quan đến đường hậu môn trực tràng. Khi đó, các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn bị sưng và giãn ra tạo nên trĩ, kéo theo đó là tình trạng chảy máu và viêm nhiễm xảy ra xung quanh tĩnh mạch. Căn cứ vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà bệnh trĩ chia làm 3 loại, đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Khi trĩ xảy ra bên trong và cao hơn trực tràng, chúng thường không gây đau và không có triệu chứng. Tuy nhiên, trĩ có thể sưng to hơn và phình ra ngoài hậu môn, xung quanh niêm mạch trực tràng, dễ nhìn thấy hơn, gây tổn thương và chảy máu nhiều hơn.
Bệnh trĩ phân thành mấy loại?
Bệnh trĩ không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được, chúng có thể ở bên trong hoặc biểu hiện ra ngoài hậu môn với các vết trông giống như sưng hoặc cục u. Dựa vào vị trí hình thành các búi trĩ, người ta chia nó ra làm 3 loại, đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ nội: Các búi trĩ nằm ở sâu bên trong hậu môn, ngay ở ống hậu môn, trực tràng vì thế rất khó nhận biết bằng mắt thường.
- Trĩ ngoại: Có thể nhìn thấy chúng dễ dàng bởi nó hình thành ở rìa ống hậu mô, nó hiểu hiện dưới dạng vết sưng ở trong và xung quanh hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp: Đây là trĩ kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại, được xem là loại trĩ nặng, các biểu hiện có thể chồng chéo lên nhau, khó điều trị hơn cả.
Ngoài ra, còn một dạng trĩ hiếm gặp hơn cả là trĩ huyết khối, gọi là trĩ tắc mạch hay bệnh huyết khối ở quanh vùng hậu môn. Khi đó, bên trong các búi trĩ xuất hiện cục máu đông, gây ách tắc dòng chảy của máu, gây ra các triệu chứng viêm, đau và chảy máu. Các búi trĩ có thể xuất hiện đơn chiếc hoặc thành một khối.
Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?
Một số các biểu hiện của bệnh trĩ có thể bao gồm chảy máu trực tràng (máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, phân hoặc trong bồn cầu), đau hậu môn, khó chịu khi ngồi, đi tiêu đau, khối lồi nhỏ ở gần hậu môn, kèm theo xuất tiết, ngứa. Về sau, nếu không kịp điều trị, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, gây ẩm ướt, ngay cả khi không đi đại tiện.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ được hình thành là do sự tích tụ lên tĩnh mạch hậu môn. Các áp lực này có thể tạo nên bởi những thói quen hằng ngày và được cho là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất.
- Táo bón lâu ngày: Việc căng thẳng khi đi tiêu là một nguyên nhân rất thường gặp. Theo đó, khi bị táo bón, người bệnh buộc rặn nhiều, vô tình gây áp lực khiến cho lòng ống hậu môn tăng lên một cách đáng kể. Một khi táo bón kéo dài, gây ra các áp lực liên tục, làm xuất hiện các búi trĩ.
- Nâng vật nặng: Những người lao động nặng lặp đi lặp lại các hoạt động thể chất khó khó, chẳng hạn như nâng vật nặng lâu ngày gây áp lực lên ổ bụng, hình thành bệnh trĩ. Không chỉ là người lao động nặng mà người bị giãn phế quản, viêm phế quản miễn tính, người ho nhiều,… cũng gặp phải vấn đề này.
- Ngồi trong thời gian dài: Đây là biểu hiện thường thấy của những người có lối sống tĩnh tại, tức là ngồi nhiều, đứng lâu, ít đi lại ví dụ như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,…
Ngoài ra, trĩ còn gây ra bởi một số các yếu tố như phụ nữ mang thai hoặc sinh nở, tăng cân, hút thuốc,.. Đồng thời, mức độ bị trĩ còn liên quan đến tuổi tác, cụ thể người ở độ tuổi từ 45 đến 65 có nguy cơ mắc nhiều hơn. Bởi khi cơ thể già đi, các mô hỗ trợ tĩnh mạch trở nên yếu đi và căng ra, dễ bị trĩ.
Bệnh trĩ gây ra những biến chứng thường gặp nào?
Trĩ là căn bệnh xuất hiện từ vị trí nhạy cảm, các dấu hiệu ban đầu lại không quá nguy hiểm, làm cho nhiều người chủ quản và thờ ơ. Thực tế, tuy bệnh có biểu hiện đơn giản, song về sau nếu không kịp can thiệp sẽ càng trở nên nặng hề và gây ra những biến chứng khó lường.
Theo đó, một số hiếm các trường hợp người bệnh trĩ đi đến các biến chứng như thiếu máu, tích tụ máu đông trong trĩ ngoại, nhiễm trùng và cuối cùng là nghẹt búi trĩ, là tình trạng các cơ hậu môn bị đứt dòng máu làm cho búi trĩ nội bị sa ra ngoài. Đặc biệt, nếu để búi trĩ bị lòi ra ngoài dễ tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh, chất nhầy tiết dịch ra làm cho búi trĩ và các bộ phận gần hậu môn bị nhiễm trùng.
Làm thế nào để thoát khỏi bệnh trĩ?
Theo các bác sĩ, cách tốt nhất để thoát khỏi trĩ là thắt búi trĩ, là một thủ thuật điều trị trĩ thông qua việc sử dụng vòng cao su hoặc là sợi chỉ để thắt búi trĩ lại. Ngoài ra, trường hợp mắc trĩ nặng, gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh, có thể phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây đau đớn, tàn tật, phức tạp và tốn kém.
Một số loại thuốc mỡ có tác dụng giảm đau nhanh có chứa Nitroglycerine, Nifedipine hoặc Diltiazem kết hợp với Lidocaine. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải một số các triệu chứng bệnh trĩ, cảm thấy không thoải mái, có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà, nhằm giúp làm dịu sự khó chịu và sưng tấy. Chẳng hạn như tắm ngồi trong nước nóng, giảm ngứa do trĩ ngoại bằng nước cây phỉ, sử dụng túi lạnh để làm tê và giảm sưng,…
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trĩ?
Không có một loại thuốc hay phương pháp nào để ngăn ngừa bệnh trĩ, bạn chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển chúng. Cụ thể, đó là thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, với các thực phẩm chưa qua chế biến như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, hạt, đậu và các loại đậu.
Thêm vào đó, uống nhiều nước cũng như sử dụng các thực phẩm bổ sung chất xơ hoặc chất làm mềm phân thay vì dùng thuốc nhuận tràng, yếu tố gây tiêu chảy và kích thích bệnh trĩ. Trong các hoạt động thường ngày, tránh ngồi nhiều hoặc đứng liên tục trong một thời gian dài, kết hợp với tập thể dục thường xuyên.
Hemocyl là một sản phẩm được phát triển đặc biệt để điều trị trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh trĩ. Với công thức độc đáo và các thành phần tự nhiên, Hemocyl đã chứng minh sự hiệu quả trong việc giảm ngứa, đau, sưng và chảy máu liên quan đến trĩ.
Với Hemocyl, bạn có thể tận hưởng một phương pháp điều trị trĩ không phẫu thuật, an toàn và hiệu quả. Sản phẩm này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh giảm các triệu chứng trĩ trong thời gian ngắn, mang lại sự thoải mái và chất lượng sống tốt hơn cho người bị trĩ. Hemocyl không chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng ngay lập tức mà còn định hướng điều trị căn nguyên gốc của bệnh trĩ. Công thức tự nhiên của Hemocyl giúp củng cố và tăng cường sức khỏe của mạch máu, làm giảm sự áp lực và tăng cường độ đàn hồi của các mô xung quanh hậu môn. Hemocyl cung cấp một phương pháp an toàn, dễ sử dụng và hiệu quả để điều trị trĩ. Bạn không cần lo lắng về tác dụng phụ hay quá trình hồi phục khó khăn sau phẫu thuật. Thay vào đó, Hemocyl mang đến sự thoải mái và giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường một cách nhanh chóng.
Bệnh trĩ có di truyền không?
Mọi người thường nghĩa rằng, trĩ không có tính di truyền, thực chất điều này không đúng. Theo đó, trĩ phát triển được cho là có liên quan nhiều đến sức mạnh của các cơ và sụn ở khu vực mà chúng hình thành. Trong khi đó, tính toàn vẹn của cơ và sụn là yếu tố có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Ở một số gia đình, cấu trúc này có khả năng bị tổn hại theo thời gian. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh trĩ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy các cơ đại tràng và mô liên kết yếu hơn.
Bệnh trĩ có mang thai được hay không?
Nếu bạn bị trĩ và đang có kế hoạch có em bé thì điều này không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh trĩ phát triển có liên quan đến sức khỏe thai kỳ của phụ nữ. Bởi khi bị trĩ, các bà bầu không thể điều trị bằng thuốc thông thường vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Hơn nữa, khi trọng lượng thai càng lớn, càng gây áp lực lên thành hậu môn, khiến tình trạng trĩ trở nên nặng nề, nhiều biến chứng hơn.
Bệnh trĩ có thể bắt gặp ở bất cứ giới tính, lứa tuổi nào, các biểu hiện của nó có thể gây tâm lý e ngại, tự ti, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Hy vọng, list 9 câu hỏi về bệnh trĩ chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh trĩ, từ đó nhận biết các dấu hiệu nghiêm trọng để kịp thời đi khám và điều trị bệnh dứt điểm.