9 cách giúp ngăn ngừa đột qụy (tai biến mạch máu não)
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuổi tác, lịch sử gia đình chính là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số các cách đơn giản để thực hiện điều đó.
Mục lục
Giữ huyết áp ở mức ổn định
Huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp bốn lần nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát. Nó chính là tác nhân lớn nhất gây ra nguy cơ đột quỵ ở cả nam và nữ. Theo dõi huyết áp và nếu nó tăng thì điều cần thiết là phải điều trị nó để tránh gây ra các biến chứng, không chỉ là đột quỵ mà còn là bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch máu não,vv…
Để làm được điều đó, hãy đặt mục tiêu của bạn là cần duy trì huyết áp dưới 120/80. Nếu như cảm thấy khó khăn với mức này, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ và đặt ra một mục tiêu dễ dàng hơn, chẳng hạn như 140/90. Để đạt được chỉ số lý tưởng này, đây là điều mà mỗi người cần làm.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống xuống không quá 1.500 miligam mỗi ngày (khoảng nửa thìa cà phê).
- Tránh xa các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, phô mai.
- Ăn từ 4-5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, một khẩu phần cá từ 2-3 lần một tuần và một vài khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo hằng ngày.
- Tập thể dục trong ít nhất 30 phút mỗi ngày và từ bỏ thuốc lá.
Trà đen Saturex là một sự kết hợp độc đáo giữa cây trà Camellia sinensis và lá hoa Satureja Khuzestanica, được xem là một sản phẩm tự nhiên giàu chất chống oxi hóa. Trà thảo mộc Saturex giúp cân bằng huyết áp. Điều này có thể hữu ích đối với những người có vấn đề về huyết áp cao hoặc không ổn định. Ngoài ra, Saturex có khả năng giúp điều chỉnh mức lipid máu, giúp giảm mỡ máu, đặc biệt là cholesterol LDL (“xấu”). Điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Sản phẩm này mang lại sự kết hợp độc đáo giữa hai thành phần tự nhiên và có tiềm năng mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người, đặc biệt là trong việc duy trì mức cholesterol và huyết áp trong khoảng biên độ lành mạnh.
Giảm cân
Béo phì cũng như một số biến chứng của nó, bao gồm huyết áp cao và tiểu đường đều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nếu bạn đang bị thừa cân, việc giảm ít nhất 10 pound có thể có tác động thực sự đến nguy cơ đột quỵ của bạn. Mặc dù, chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là 25 hoặc thấp hơn, tuy nhiên nó có thể không phù hợp với bạn. Vì vậy, tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách giảm cân hiệu quả nhất.
Cách đơn giản nhất để giảm cân là cố gắng không ăn quá 1.500 đến 2.000 calo mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI hiện tại của bạn. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất bằng cách bài tập như đi bộ, chơi gôn, quần vợt,vv… Tất nhiên, giảm cân là việc lâu dài, vì thế bạn cần duy trì những hoạt động này đều đặn và thường xuyên hơn để đem đến hiệu quả giảm cân tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học không chỉ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể mà còn góp phần chống lại các tác nhân gây đột quỵ. Theo đó, mỗi người cần biết cân bằng các nhóm chất có trong khẩu phần ăn, bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhiều một nhóm chất, biết cách kiểm soát calo, giảm ăn mặn cũng như hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Bạn cần biết rằng, sức khỏe tim mạch, cân nặng và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, có những thực phẩm vừa có khả năng giúp duy trì cân nặng, hạn chế nguy cơ bị đái tháo đường, tim mạch thì nó cũng đặc biệt rất tốt để phòng ngừa đột quỵ. Một số loại thực phẩm nên thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn như cá hồi, các loại rau màu xanh đậm, các loại đậu, cà chua, chanh, khoai lang, các loại hạt, sô cô la đen,vv…
Tập thể dục
Việc tập thể dục đem đến lợi ích ở nhiều khía cạnh, không chỉ giúp giảm cân, hạ huyết áp mà còn có tác dụng giảm đột quỵ. Đối với hầu hết mọi người, nên dành ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) cho các hoạt động aerobic cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi xe đạp, đi bộ nhanh mỗi tuần. Tần suất tập luyện ít nhất năm ngày một tuần.
Từ bỏ thuốc lá
Việc hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ. Đó là bởi nó làm thu hẹp các động mạch và làm cho máu dễ bị đông lại hơn. Các nghiên cứu cho thấy, cứ 5 điếu thuốc một người hút mỗi ngày thì nguy cơ bị đột quỵ tăng lên 12%. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, đối với người trưởng thành da đen, hút thuốc lá có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với những người không hút thuốc.
Việc ngừng hút thuốc cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe nói chung cũng như giảm nguy cơ phát triển các tình trạng nghiêm trong khác, chẳng hạn như ung thư phổi và bệnh tim. Nếu cảm thấy từ bỏ thuốc lá khó quá, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để đưa ra phương án hợp lý nhất, có thể sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc như viên ngậm nicotine, miếng án,vv…
Cắt giảm rượu
Không chỉ thuốc lá và rượu cũng là nguồn cơn gây ra những cơn đột quỵ dẫn đến tử vong. Theo đó, uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao và gây nhịp tim không đều (rung nhĩ), cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Thói quen này không chỉ gây tăng cân bởi chứa nhiều calo mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ lên hơn 3 lần.
Nếu không thể ngừng uống rượu ngay, bạn nên đặt ra giới hạn khuyến nghị và cố gắng không vượt qua nó. Cụ thể, cả đàn ông và phụ nữ đều không nên thường xuyên uống quá 14 đơn vị một tuần và nên chia đều lượng rượu trong 3 ngày trở lên nếu bạn uống tới 14 đơn vị một tuần.
Điều trị các bệnh liên quan
Thực tế có rất nhiều bệnh lý góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ như béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch,vv… Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh một số thói quen xấu trong cuộc sống như uống rượu, hút thuốc thì việc điều trị cũng như kiểm soát các bệnh lý liên quan cũng là cách để ngăn ngừa bệnh đột quỵ.
Sống lạc quan, tích cực
Một nghiên cứu cho thấy những người có tính cách lạc quan ít bị đau tim hoặc đột quỵ hơn 1/3. Điều đó đồng nghĩa với việc, để bản thân rơi vào tình trạng stress, căng thẳng thường xuyên có thể gây ra những cơn đột quỵ khó lường. Không chỉ vậy, khi tâm lý mệt mỏi, chán chường người ta cũng thường có xu hướng đi đến những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc và cả mất ngủ.
Do đó, để bản thân không bị đột quỵ rình rập, mỗi người cần biết giữ suy nghĩ lạc quan, loại bỏ căng thẳng, stress chính là tác nhân gây ra đột quỵ. Cạnh đó, một lối sống tích cực, vui vẻ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tạo điều kiện chống lại các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo đó, thay vì ngồi ở nhà, suy nghĩ đến những điều không vui, mỗi người nên tự tìm cho mình những niềm vui riêng. Chẳng hạn như theo đuổi một bộ môn thể thao nào đó, tụ tập, trò chuyện với bạn bè, ăn những món ngon, đi du lịch, chia sẻ với những người thân về những điều trong cuộc sống,vv..
Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh
Không nhiều người biết, đột quỵ não thường gia tăng vào mùa lạnh. Khi nhiệt độ giảm sâu, lượng hormone ở tuyến thượng thận tiết ra nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng co các mạch máu ngoại vi, giảm máu đến các chi, giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, một khi mạch co lại, chỉ số trương lực mạch máu sẽ tăng cao, làm tăng huyết áp, là yếu tố gây ra đột quỵ.
Do đó, các bác sĩ khuyên mọi người cần chú ý đến sức khỏe trong mùa lạnh. Để phòng tránh đột quỵ vào thời điểm này, hãy nhớ giữ ấm cơ thể, nhất là ở khu vực cổ và đầu bằng cách đội mũ, khăn lăn, mặc áo khoác dày, mang bao tay, bao chân. Trong những ngày nếu nhiệt độ giảm sâu, tốt nhất nên hạn chế ra ngoài. Nếu trong nhà vẫn lạnh, cần trang bị thêm lò sưởi, túi giữ nhiệt để bảo vệ sức khỏe.
Ngoài những cách ngăn ngừa đột quỵ ở trên, mỗi người nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này không chỉ giúp phòng tránh tai biến đột quỵ mà còn tầm soát được những bệnh lý nguy hiểm, nhất là với người già. Với những người đang mắc một trong các bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao nên đi khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe và kịp thời can thiệp nếu bệnh diễn tiến nặng.