7 cách giúp tăng cân nếu bạn bị COPD
Tuy giảm cân là một điều có vẻ tốt nhưng nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thì lại không tốt tí nào. Bởi vì khi gặp tình trạng này cũng dễ dẫn tới viêm phế quản mãn tính hay là khí thũng. Từ đó người bệnh sẽ bị giảm cân và giảm cơ nghiêm trọng. Theo Tiến sĩ Christine Gerbstadt – Trung tâm Lâm sàng NIH (Mỹ) chia sẻ thì trong giai đoạn cuối của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, việc ngăn ngừa quá trình giảm cân là một vấn đề quan trọng. Dưới đây là 7 cách để tăng cân nếu bạn bị COPD để tham khảo.
Mục lục
Bổ sung các chất béo lành mạnh
Một trong những nhóm thực phẩm tốt dành cho bệnh nhân COPD là thực phẩm giàu chất béo dù là nhiều người vẫn chưa tin tưởng lắm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cách tiêu hóa chất béo không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp như việc tiêu hóa các loại thực phẩm khác mà thay vào đó, chúng còn tạo ra chất vitamin cung cấp cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh mà bạn có thể thử bao gồm: thịt, sữa, trứng, các loại hạt, dừa và dầu dừa, ô liu và dầu ô liu, cá béo, phô mai,…
Nên ưu tiên chọn thịt nạc
Đây cũng là một trong 7 cách để tăng cân nếu bạn bị COPD nên áp dụng. Vì theo như nghiên cứu trên tạp chí Quốc tế về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cho thấy hầu hết những người mắc căn bệnh này đều không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và protein. Theo Hiệp hội Phổi Mỹ (ALA) khuyến nghị thì người bị bệnh COPD nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt heo, thịt bò ít nhất là hai lần một ngày. Vì trong thịt nạc thì chất béo sẽ bão hòa hơn và hàm lượng cholesterol cao hơn
Ăn nhiều trứng
Trứng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và không tốn nhiều công sức chế biến. Vì thế nó cũng phù hợp với những bệnh nhân COPD khi họ không có nhiều năng lượng để nấu một bữa ăn cầu kỳ, phức tạp. Đặc biệt hơn, lượng protein trong trứng sẽ hữu ích cho việc bổ sung số lượng lớn vitamin và dưỡng chất vào chế độ ăn hàng ngày của những bệnh nhân COPD. Nếu chiên trứng nên sử dụng dầu oliu hoặc có thể làm các món trứng luộc, trứng chần, trứng trộn salad,…
Tăng cường chất xơ
Có thể thấy chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bệnh nhân COPD. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chất xơ tuy khó tiêu nhưng lại có khả năng giúp thức ăn di chuyển dọc theo đường tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tránh bị táo bón hay đầy hơi. Điều này cũng rất quan trọng đối với người bệnh COPD vì sẽ giúp ngăn cảm giác khó thở. Bên cạnh đó, chất xơ cũng giúp giảm lượng cholesterol, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim – là một tình trạng thường đi kèm với bệnh COPD. Những loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: mì ống làm từ lúa mì nguyên cám, bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại hạt, đậu và gạo.
Bổ sung nước hàng ngày
Cơ thể đủ nước rất quan trọng vì sẽ giúp cho sức khỏe chúng ta tốt hơn, giúp cho các cơ quan khác bên trong hoạt động bình thường. Với những bệnh nhân mắc COPD thì những cơ quan này sẽ chịu nhiều áp lực hơn nên việc giữ đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng cần lưu ý. Không chỉ có vậy, do các bệnh nhân COPD cũng có xu hướng tiết nhiều đờm nên có thêm chất lỏng cũng giúp làm loãng chất nhầy trong đường thở và giúp làm sạch phổi dễ dàng hơn. Theo Hiệp hội Phổi Mỹ chia sẻ thông tin thì những người bệnh COPD nên uống từ 6 ly đến 8 ly nước mỗi ngày, tốt nhất là uống trong suốt cả ngày để tránh tình trạng làm đầy dạ dày.
Thử ăn món tráng miệng trước
Việc ăn uống thường là điều không hấp dẫn đối với những bệnh nhân COPD, nhất là khi đang gặp tình trạng khó thở. Vì thế có thể thay đổi tâm trạng, làm cho việc ăn uống trở nên thú vị hơn bằng các thưởng thức món tráng miệng trước. Ví dụ như là kem, bánh pudding, sữa hay bánh ngọt cũng là gợi ý dành cho bạn. Những món này thường làm bằng trứng, điều này càng tuyệt vời hơn để giúp tăng chất béo và protein cho cơ thể người bệnh COPD.
Các loại sinh tố hoặc thức uống dinh dưỡng
Có thêm một cách để tăng cân nếu bạn bị COPD đó là nên uống các loại sinh tố để giúp cơ thể nạp năng lượng. Tuy là có một số người bệnh cũng lo lắng rằng uống nhiều sinh tố sẽ dẫn đến việc phải đi vệ sinh quá nhiều – là một hoạt động hàng ngày nhưng sẽ trở nên khó khăn khi bệnh COPD trở nên trầm trọng hơn. Vì thế nếu muốn bổ sung bằng các loại sinh tố thì bạn hãy lựa chọn các loại trái cây hoa quả giàu protein, chất xơ, chất béo và không chứa quá nhiều carbohydrate. Ngoài ra cũng có một số thương hiệu thức uống dinh dưỡng cho ra mắt các sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trên đây là các cách để tăng cân nếu bạn bị COPD để những bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang bị giảm cân hoặc thiếu cân sẽ cần nhiều lượng calo hơn để thay thế năng lượng đã sử dụng. Và khi không tiêu thụ đủ calo để đáp ứng nhu cầu năng lượng, cơ thể sẽ phân hủy chất béo cũng như cơ bắp, gây ra tình trạng mất cơ, khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân COPD có thể bị suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng phổi. Do đó như chúng ta cũng thấy, để tránh giảm cân đột ngột và giữ được cân nặng thì người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên bổ sung các chất béo lành mạnh, tăng cường chất xơ cũng như ăn nhiều trứng, uống nhiều nước,… để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động hàng ngày của bạn.