Trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Khác với trĩ nội, trĩ ngoại thường dễ nhận biết hơn, song đôi khi chúng dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ. Hầu hết bệnh trĩ ngoại sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, tuy nhiên nếu để xảy ra việc hình thành huyết khối (cục máu đông), nó có thể gây ra đau đớn tột độ. Bài viết này sẽ đề cập đến chi tiết bệnh trĩ ngoại là gì, nguyên nhân gây ra và cách để thoát khỏi chúng một cách hiệu quả.
Mục lục
Trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng mạch máu ở vùng hậu môn hoặc trực tràng bị sưng. Khi đó, các tĩnh mạch thường trở nên sưng lên do áp lực từ táo báo và rặn quá mạnh khi đi tiêu. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện, trĩ được chia làm 2 loại chính, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu như trĩ nội nằm bên trên đường lược, không gây đau và không thể nhìn thấy thì trĩ ngoại lại nằm bên dưới đường lược, thường gây đau và có thể nhìn thấy từ bên ngoài.
So với trĩ nội, trĩ ngoại do nằm ở dưới da xung quanh hậu môn nên thường gây đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều. Các búi trĩ thường xuất hiện ở xung quanh lỗ hậu môn hoặc tạo thành một cụm nhỏ. Khi phát triển với kích thước lớn, các búi trĩ cũng hình thành nên cục máu đông tạo ra hiện tượng gọi là trĩ ngoại huyết khối
Phân loại trĩ ngoại
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ sa xuống của búi trĩ mà bệnh trĩ ngoài được phân thành 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Búi trĩ đã bắt đầu tự máu, cương lên và gây viêm, có thể gây chảy máu khi đại tiện. Ở cấp độ này, các triệu chứng rất ít hoặc không có triệu chứng, chẳng hạn như khó chịu hoặc ngứa nhẹ.
Cấp độ 2: Búi trĩ lúc này đã có xu hướng sa xuống khi đi đại tiện nhưng sau đó sẽ tự rút trở lại hậu môn. Các triệu chứng gây ra thường đáng chú ý, bao gồm đau, ngứa và sưng.
Cấp độ 3: Trĩ ngoại độ 2 có các búi trĩ sau ra ngoài sau khi rặn và phải dùng tay ấn xuống mới đẩy được vào trong hậu môn. Lúc này, bệnh trĩ gây ra đau đớn, chảy máu và sưng tấy đáng kể.
Cấp độ 4: Trĩ ngoại độ 4 là trĩ nặng nhất, búi trĩ sa vĩnh viễn và không thể đẩy vào bằng tay. Người bệnh ở giai đoạn này thường xuyên phải chịu những cơn đau khó tả, gây chảy máu dai dẳng và dễ bị huyết khối.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch nằm ngoài hậu môn bị sưng tấy và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số các biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc loại trĩ này.
Ngứa hoặc kích ứng vùng hậu môn: Một khi búi trĩ hình thành, bệnh trĩ ngoại sẽ gây ngứa và kích ứng liên tục. Điều này thường đến từ tình trạng sưng và viêm tĩnh mạch.
Đau hoặc khó chịu: Nếu như trĩ nội chỉ chảy máu, không gây đau thì trĩ ngoại ngược lại, nó thường gây đau, đặc biệt là khi ngồi, đi lại hoặc đi đại tiện. Các cơn đau thường đi liền với cảm giác nóng rát hoặc đau nhức liên tục. Một số trường hợp gây đau đớn cùng cực nếu hình thành cục máu đông, được gọi là trĩ huyết khối.
Sưng hoặc nổi cục quanh hậu môn: Trĩ ngoại thường xuất hiện dưới dạng những vết sưng hoặc cục u nhỏ, sưng tấy xung quanh hậu môn. Điều này hoàn toàn có thể cảm được nhận hoặc nhìn thấy bằng mắt thường.
Chảy máu: Không chỉ trĩ nội, trĩ ngoại đôi khi cũng có thể chảy máu, đặc biệt nếu chúng bị kích ứng hoặc phải rặn quá mức khi đi tiêu. Người bệnh có thể nhìn thấy được máu dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
Khó làm sạch: Trong trường hợp búi trĩ lớn nằm bên ngoài hậu môn sẽ gây khó khăn cho việc làm vệ sinh vùng hậu môn sau khi đi tiêu. Khi đó, các búi trĩ trở nên sưng to, phồng rộp sẽ tiết dịch thường xuyên, dẫn đến kích ứng và gây khó chịu hơn nữa.
Theo các chuyên gia, những triệu chứng này đôi khi cũng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác. Nếu như bị chảy máu trực tràng thường xuyên, nó không chỉ là do trĩ mà có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác, bao gồm ung thư đại trực tràng hoặc ung thư hậu môn. Vì vậy, trong trường hợp bị chảy máu liên tục hoặc xảy ra bất kỳ các triệu chứng nào khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra chi tiết hơn.
Nguyên nhân gây ra trĩ ngoại
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại là táo bón (hiện tượng phân cứng hoặc không đều). Việc rặn quá nhiều khi đi đại tiện có thể làm cho bệnh trĩ vốn đã nặng nay còn nặng hơn và làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ mới. Một số các thói quen khác gây căng thẳng khác như nâng vật nặng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng góp phần gây ra tình trạng này.
Bất kỳ ai cũng có khả năng bị trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại. Là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất, trĩ ảnh hưởng đến cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến nhiều người có nguy cơ bị trĩ hơn những người khác, bao gồm:
+ Di truyền: Những người có tiền sử gia đình mắc trĩ thường có khả năng bị trĩ cao hơn.
+ Lão hóa: Nguy cơ mắc trĩ tăng theo tuổi tác, nghĩa là càng lớn tuổi càng dễ bị trĩ. Mặc dù cả trẻ em, thanh niên đều bị mắc trĩ nhưng chúng lại phổ biến nhất ở người lớn từ 45 đến 65 tuổi.
+ Béo phì: Một người bị béo phì thường có lối sống ít vận động và căn nặng của họ chính là nguyên nhân góp phần làm bệnh trĩ trở nên căng thẳng hơn.
+ Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu chất xơ rất dễ dẫn đến táo bón và căng thẳng khi đi tiêu. Đó cũng là nguyên nhân chính gây áp lực lên tĩnh mạch trĩ, gây ra các triệu chứng khác nhau của trĩ ngoại.
+ Mang thai: Cân nặng của thai nhi càng lớn sẽ làm tăng áp lực lên vùng xương chậu, từ đó gây ra trĩ. Tuy nhiên, rất may vì những vấn đề này thường sẽ khỏi hoàn toàn sau một thời gian sinh em bé.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Việc lên kế hoạch điều trị bệnh trĩ ngoài phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Cách tốt nhất để chữa trị ngoại đó là áp dụng các biện pháp bảo tồn như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng không cần kê đơn. Các lựa chọn điều trị khác đều nhằm mục đích giảm bớt sự khó chịu của các triệu chứng.
Điều chỉnh lối sống
Cách hiệu quả nhất để giảm bớt các triệu chứng và ngăn bệnh trĩ ngoại trở nên trầm trọng hơn đó là có sự thay đổi về cách sống. Cụ thể, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung, uống nhiều nước, tránh rặn khi đi tiêu và giữ vệ sinh tốt ở vùng hậu môn.
Thuốc bôi
Một số các loại kem, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn không kê đơn có tác dụng giảm đau, ngứa và sưng tấy tạm thời do trĩ ngoại. Chúng thường chứa các thành phần như hydrocortisone hoặc cây phỉ nhằm giúp giảm viêm và làm dịu vùng bị ảnh hưởng.
Chườm lạnh
Thực hiện chườm đá lạnh lên búi trĩ ngoại có thể giúp giảm sưng và tê vùng hậu môn, từ đó giúp giảm đau và ngứa tức thời. Chỉ cần bọc một vài viên đá vào bên trong một miếng vải sạch, chườm mỗi ngày từ 2-3 lần cũng rất hữu ích cho người bệnh.
Ngâm mình trong bồn tắm pha muối Epsom
Một trong những cách chữa trĩ hiệu quả, dễ thực hiện mà lại ít tốn kém đó là ngâm vùng dưới trong bồn tắm nóng. Lưu ý, trước khi tắm nên pha thêm một ít muối Epsom vào nước ấm. Muối Epsom được ví như một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và giảm viêm rất tốt. Với những người bị trĩ, nhất là trĩ ngoại, thường xuyên tắm bằng muối Epsom sẽ làm giảm kích thước của búi trĩ cho đến khi chúng mờ hẳn.
Cắt trĩ
Phẫu thuật cắt trĩ chính là phẫu thuật để loại bỏ đi các búi trĩ nội cũng như trĩ ngoại nặng và có khả năng lan rộng. Mặc dù có tỉ lệ biến chứng cao nhất nhưng nó cũng được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và dứt điểm nhất tính đến thời điểm bây giờ.
hemocyl – giải pháp cho trĩ ngoại
Hemocyl là một sản phẩm được xem như một giải pháp hiệu quả cho bệnh trĩ ngoại. Được chế tạo từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên, Hemocyl không chỉ giúp giảm viêm, sưng và đau từ các u trĩ ngoại mà còn cung cấp một hỗ trợ tự nhiên và an toàn cho người đang trải qua vấn đề này.
Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ, cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại đều không đáng lo lại, các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm sau 1 tuần khi kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống. Tuy nhiên, một số các triệu chứng của trĩ ngoại đôi khi lại là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nứt hậu môn, ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng, áp xe hậu môn và viêm ruột. Vì vậy, nếu thấy máu ra nhiều kèm trong phân, phân có màu hắc ín hoặc búi trĩ gây đau quá mức cần liên hệ ngay với bác sĩ.