Sức khỏe phụ nữ tuổi 50: cách chăm sóc, lưu ý cần nhớ
Đối với phụ nữ, độ tuổi 50 là một cột mốc quan trọng bởi khi đó sức khỏe phụ nữ tuổi trung niên sẽ gặp phải nhiều khó khăn và nguy cơ hơn. Đây cũng là thời điểm mà chị em phụ nữ cần nghiêm túc xem xét lại thói quen sống của mình hàng ngày để thực hiện một số thay đổi phù hợp. Việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 50 không chỉ là tập trung về mặt thể chất mà còn cần quan tâm về mặt tinh thần nữa. Điều đó sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt lẫn một tinh thần thoải mái để sống vui khỏe, lành mạnh.
Mục lục
Những vấn đề về sức khỏe phụ nữ tuổi 50
Có một số tình trạng sức khỏe mạn tính thường được chẩn đoán bắt đầu từ khi chúng ta bước vào độ tuổi 50. Bên cạnh đó thì cơ thể ở giai đoạn trung niên cũng bắt đầu có nhiều thay đổi cả về hoạt động lẫn chức năng của các cơ quan bên trong. Đối với phụ nữ ở độ tuổi 50 này thì có nhiều thay đổi liên quan đến tình trạng mãn kinh – đây là biến đổi sinh lý bình thường của cơ thể, chấm dứt hoạt động và nội tiết tố estrogen, progesterone do cơ thể tiết ra ngày càng ít. Từ đó sẽ có những vấn đề về sức khỏe tuổi 50 mà bạn nên lưu ý, như là:
- Tăng huyết áp
Đây là một trong các tình trạng sức khỏe mạn tính thường gặp khi bắt đầu tuổi 50, là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Tình trạng bệnh lý này thường không có những triệu chứng biểu hiện rõ ràng ở lúc khởi phát nên có nhiều người đã dễ dàng bỏ qua. Đó là lý do tại sao các bác sĩ và chuyên gia y khoa thường đưa lời khuyên dành cho bạn là nên tiến hành kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn, đặc biệt là khi bước vào tuổi 50. Việc tăng huyết áp có thể được kiểm soát tốt theo các chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng sự điều chỉnh lại lối sống lành mạnh, như là chế độ ăn uống và tập thể dục.
- Loãng xương
Chị em phụ nữ nên chú ý đến sức khỏe mật độ xương khi bước vào tuổi 50 vì đó là khi tình trạng loãng xương và sự suy giảm mật độ xương trong cơ thể trở nên phổ biến nhất. Trên thực tế, có gần 20% phụ nữ từ độ tuổi 50 trở lên đã bị loãng xương. Một phần nguyên nhân do tình trạng mãn kinh ở phụ nữ là một trong những yếu tố có nguy cơ cao gây ra loãng xương. Bởi khi cơ thể ngừng sản xuất estrogen thì mật độ xương sẽ giảm dần một cách tự nhiên. Một số bài tập giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức bền, tăng cơ bắp như đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, yoga,… có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương. Ngoài ra thì phụ nữ ở độ tuổi 50 cũng nên bổ sung hàm lượng Canxi và lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
- Đái tháo đường (tiểu đường)
Đái tháo đường cũng là một trình trạng sức khỏe phụ nữ tuổi 50 thường gặp phải. Theo thống kê thì khoảng hơn 34 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, đa số là tiểu đường tuýp 2 và những người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày, có chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên tùy theo thể trạng của từng người. Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một loạt các biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm bệnh thận, suy giảm thị lực và bệnh lý tim mạch.
- Viêm khớp
Bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm xương khớp cũng là một tình trạng thường xảy ra ở tuổi 50 nhưng chúng ta thường bỏ qua và thiếu sự chăm sóc đúng cách. Lúc đó các đầu mối xương khớp sẽ có xu hướng mòn dần và giảm khả năng chịu đựng khi chúng ta thực hiện các hoạt động mạnh hoặc quá sức. Những cơn đau sẽ xuất hiện, trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn, đặc biệt từ độ 50 tuổi trở lên. Nếu chị em phụ nữ cảm thấy các khớp xương của mình dễ bị đau hoặc khó cử động trong các hoạt động hàng ngày thì nên thăm khám tại bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa. Để từ đó bác sĩ xem xét và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Lo lắng trầm cảm
Không phải là những căn bệnh lý mà sự lo lắng trầm cảm cũng là một vấn đề về sức khỏe phụ nữ tuổi 50 mà chúng ta cần quan tâm. Bởi khi ở độ tuổi trung niên thì đa số ai cũng tất bật với cuộc sống trăm công nghìn việc, nào là công việc sự nghiệp, gia đình, con cái,…. Tất cả những điều này lâu dần khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng và nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Theo thống kê thì có khoảng 20% người trong độ tuổi từ 50 – 55 là đối tượng dễ gặp phải một số dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe tinh thần. Nếu như chị em phụ nữ cảm thấy mức độ căng thẳng của bản thân không giảm mà có dấu hiệu tăng thì nên đi khám và nghe tư vấn từ các bác sĩ để tìm ra hướng khắc phục.
Những cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 50
Bước vào giai đoạn độ tuổi trung niên 50 tuổi trở đi, phụ nữ sẽ cảm nhận được sức khỏe bản thân có sự suy giảm rõ rệt với các biểu hiện đau nhức xương khớp thường xuyên, ăn uống kém, ngủ không ngon. Ngoài ra cảm giác buồn chán, lo lắng hay giận dữ một cách bất thường cũng xuất hiện. Vì thế mà khi chăm sóc sức khỏe phụ nữ tuổi 50 không chỉ tập trung về mặt thể chất mà còn cần quan tâm cả về mặt tinh thần.
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng
Phụ nữ ở độ tuổi 50 cần có một chế độ dinh dưỡng ăn uống đủ chất, cân đối để tránh các nguy cơ dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch do giai đoạn mãn kinh gây nên. Chúng ta có thể thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học theo các nguyên tắc sau:
- Ăn vừa đủ tinh bột: những chất như bột đường chỉ nên chiếm 50% tổng năng lượng. Vì thế trong mỗi bữa ăn chỉ nên ăn 1 chén cơm hoặc nếp, hủ tiếu,… Nếu ăn nhiều quá thì dễ dẫn đến việc thừa năng lượng gây béo phì, tăng lượng triglyceride trong máu.
- Ăn đúng và vừa đủ đạm: chất đạm là thành phần chính của enzyme, của một số nội tiết tố và đồng thời mang lại 30% tổng năng lượng cơ thể trong ngày. Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 50g – 60g thịt và 60g – 70g cá, 30g đậu các loại. Có thể chọn thực phẩm như thịt nạc, cá giàu axit béo omega 3 (như cá hồi, cá ngừ…), đạm thực vật (các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau màu xanh đậm…)
- Cân bằng chất béo: chất béo chỉ nên chiếm 20% – 30% tổng năng lượng, là tương đương 4 – 5 thìa dầu ăn. Nên chọn chất béo tốt từ các loại dầu thực vật và từ cá (như là: dầu lạc, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu hạt cải, dầu oliu, dầu nành,…) và hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ đóng hộp để giảm thiểu lượng chất béo có hại đưa vào cơ thể.
- Tăng cường rau xanh và trái cây: cần tăng cường việc hấp thu vitamin và khoáng chất chống lão hóa từ rau xanh như là: rau bina, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn kale,… và các loại quả như quả mọng, quả chuối, táo, ổi,…
- Uống đầy đủ nước: cơ thể của những người độ trung niên rất cần 1.5 lít – 2 lít nước/ngày, đó có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc sữa. Lưu ý là bạn đừng đợi cơ thể cảm thấy khát mới uống mà hãy nên uống đều đặn để duy trì đủ lượng nước nạp vào cơ thể, đặc biệt là khi trời nóng ẩm và bạn phải hoạt động đổ nhiều mồ hôi.
- Sử dụng các sản phẩm chức năng phù hợp với độ tuổi 50: hiện nay cũng có khá nhiều loại sản phẩm chức năng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết và giúp cải thiện tình trạng sức khỏe phụ nữ tuổi 50. Chị em phụ nữ có thể tham khảo để chọn lựa được sản phẩm phù hợp cho bản thân, ví dụ như là sản phẩm Femarelle® Recharge
Luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên
Song song với một chế độ dinh dưỡng cân đối thì việc luyện tập cũng là cách quan trọng để những phụ nữ khi bước vào tuổi 50 tràn đầy năng lượng sống, cơ thể dẻo dai cũng như hạn chế cơn đau nhức xương khớp và các bệnh tật khác. Dưới đây là gợi ý một số bộ môn thể thao phù hợp để chị em phụ nữ tham khảo:
- Dưỡng sinh: những động tác dưỡng sinh đều chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng rất hữu ích trong việc điều hòa hơi thở, cải thiện tâm trạng, giúp ngủ ngon hơn.
- Đi bộ: ai cũng có thể luyện tập hoạt động này được, vừa nhẹ nhàng lại ít gặp rủi ro chấn thương. Bạn hãy đi bộ tầm 30 phút – 60 phút/lần, có thể là từ 1 lần – 2 lần/ngày và ít nhất là 5 ngày trong tuần. Việc đi bộ cũng giúp cho khí huyết lưu thông và tốt cho tim mạch.
- Đạp xe: hoạt động này cũng có lợi cho tim mạch và giúp săn chắc cơ bắp ở độ tuổi trung niên. Có thể đạp xe mỗi ngày ở bên ngoài trời hoặc sử dụng máy tập đạp xe tại chỗ để đảm bảo an toàn hơn.
- Bơi lội: các động tác bơi lội có tác động tốt cho xương khớp, đồng thời cũng giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định và làm giảm nguy cơ đau tim hay đột quỵ. Nếu không có thời gian bơi lội mỗi ngày thì bạn có thể bơi 2 lần – 3 lần/tuần, thời điểm lý tưởng nhất là vào buổi sáng.
Xây dựng đời sống tinh thần lạc quan
Bên cạnh những hoạt động thể chất thì các hoạt động về tinh thần và giải trí cũng cần được quan tâm như: đọc sách, xem phim, nghe nhạc, tham gia hoạt động thiện nguyện, kết bạn với người có lối sống tích cực,… Vì những điều này sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm lý căng thẳng và cảm thấy bản thân có ích hơn với gia đình, xã hội. Đặc biệt nhớ hãy ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 tiếng – 8 tiếng/ngày, trong đó thì cũng dành thời gian nghỉ trưa từ 15 phút – 20 phút để tinh thần thêm phấn chấn. Ngoài ra thì các chuyên gia y tế sức khoẻ cũng khuyến cáo những người từ 50 tuổi trở lên nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn về tim mạch, huyết áp, loãng xương hoặc các bệnh phổ biến theo mùa.
Femarelle Recharge – giải pháp sức khoẻ cho phụ nữ tuổi 50
Như bạn cũng thấy thì tình trạng sức khỏe phụ nữ tuổi 50 gặp khá nhiều vấn đề, về cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là lúc đó cũng là thời điểm mãn kinh nên sẽ gây ra nhiều sự khó chịu ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài những chế độ dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm hàng ngày thì chị em phụ nữ cũng tìm đến một số thực phẩm chức năng để cải thiện sức khoẻ hơn. Trong đó có Femarelle – một thương hiệu với những sản phẩm phù hợp với chị em phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Như là Femarelle Recharge dành riêng cho phụ nữ độ tuổi 50 với nhiều công dụng đáng quan tâm:
- Giúp nhanh chóng giảm cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.
- Giúp cải thiện giấc ngủ, cải thiện ham muốn tình dục.
- Tăng chuyển hóa các chất và ngăn béo phì.
- Giúp cân bằng cảm xúc và tăng cường năng lượng cơ thể.
Trên đây là những vấn đề về sức khỏe phụ nữ tuổi 50 thường gặp và một số cách chăm sóc nên lưu ý. Mong rằng chúng sẽ hữu ích, cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết. Hy vọng mỗi người phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung niên đều sẽ biết cách chăm sóc giúp cơ thể tốt hơn, về cả thể chất lẫn tinh thần để nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.