Say nguội sau tiệc chúc Tết: Làm sao để phục hồi nhanh chóng?
Tìm hiểu về những yếu tố gây ra say nguội sẽ giúp bạn hiểu hơn bản chất của quá trình chuyển hóa rượu bia, từ đó biết cách phục hồi hoặc phòng ngừa tình trạng này.
Say nguội là tình trạng mà trạng thái cơ thể như say rượu vẫn kéo dài đến ngày tiếp theo với các triệu chứng như nôn nao, đau đầu, chóng mặt, không tỉnh táo,… dù đã ngủ nghỉ sau khi uống rượu xong. Hiện tượng này thường dễ xảy ra khi bạn uống quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc cứ uống liên tục từ bữa tiệc này đến bữa tiệc khác trong ngày khi có những dịp đặc biệt như đi chúc Tết. Tình trạng say nguội sẽ khiến cơ thể chịu những “dư âm” khó chịu từ rượu bia, khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi muốn lấy lại sự tỉnh táo, sảng khoái. Vậy có cách nào để phục hồi nhanh chóng hoặc phòng ngừa cơn say nguội xảy ra không?
Mục lục
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu, chuyển hóa rượu bia trong cơ thể
Rượu, bia đều là những đồ uống có chứa cồn thực phẩm – một hợp chất hữu cơ có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất và dùng được trong thực phẩm, có khả năng gây nghiện và ngộ độc cấp tính. Tình trạng bị say, kể cả say nguội khi uống nhiều rượu bia là do tác động của cồn ethanol bị tích tụ trong cơ thể mà chưa được đào thải hết.
Cụ thể, khi cồn được hấp thu vào máu sẽ nhanh chóng đi đến các cơ quan như não, thận, phổi và gan. Sự chuyển hóa cồn thành các sản phẩm khác rồi đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu diễn ra ở gan. Trung bình, gan sẽ mất khoảng 1 tiếng để phân giải 1 đơn vị cồn*. Tốc độ chuyển hóa cồn ở gan rất ổn định nên nếu uống quá nhiều rượu bia cùng lúc hoặc nồng độ cồn trong máu tăng nhanh thì gan cũng không thể đẩy nhanh quá trình giải độc rượu. Khi đó, cồn chưa được chuyển hóa vẫn sẽ tiếp tục lưu thông trong máu và gây tác động đến các cơ quan khác, dẫn đến các biểu hiện say rượu, nếu tồn tại lâu hơn sẽ khiến bạn bị say nguội.

Hệ thống enzyme ở gan (men gan) sẽ chịu trách nhiệm chính cho quá trình oxy hóa ethanol hay chuyển hóa cồn theo từng giai đoạn để thành các sản phẩm có thể đào thải ra ngoài. Đầu tiên, cồn được chuyển hóa thành acetalaldehyde và NADH, sau đó gốc aldehyde này tiếp tục được oxy hóa thành acetate và có thể chuyển đổi thành CO2, axit béo, cetone, cholesterol và steroid. Nếu gan bị tổn thương sẽ làm giảm tốc độ oxy hóa ethanol và giảm thời gian đào thải cồn ra khỏi cơ thể.
Nhìn chung, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa rượu bia trong cơ thể là:
- Giới tính. Nữ giới thường hấp thu và có nồng độ cồn trong máu cao hơn nam giới.
- Tốc độ làm rỗng dạ dày. Khi có thức ăn trong dạ dày sẽ khiến tốc độ làm rỗng dạ dày lâu hơn, làm chậm quá trình rượu bia xuống ruột non và hấp thu vào máu (80% cồn được hấp thu ở ruột non). Đồng thời, thức ăn cũng làm tăng quá trình chuyển hóa rượu ở gan. Do đó, bạn không nên uống rượu khi bụng đói.
- Lượng rượu bia tiêu thụ và tốc độ uống. Uống càng nhiều rượu bia càng làm tăng khả năng cồn bị tích lũy trong máu vì tốc độ chuyển hóa cồn ở gan không thể nhanh hơn. Tốc độ uống rượu bia cũng ảnh hưởng, nếu uống ừng ực, uống nhanh cùng một lúc sẽ khiến tốc độ hấp thu và gây say rượu hơn so với uống nhâm nhi, uống chậm từng ngụm một.
- Khả năng dung nạp cồn. Khả năng dung nạp cồn cao sẽ có khả năng chuyển hóa cồn tốt hơn. Khả năng này ở mỗi người sẽ khác nhau, do cơ địa hoặc do uống rượu thường xuyên và không mắc bệnh gan. Những người mắc bệnh gan sẽ giảm tỷ lệ chuyển hóa cồn.
- Yếu tố khác như tương tác với thuốc đang sử dụng, uống rượu chung với đồ uống có gas làm tăng tốc độ hấp thu cồn.
Nồng độ cồn trong máu tồn tại bao lâu?
Uống nhiều hơn 1 đơn vị cồn mỗi giờ sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu. Nếu bạn uống càng nhanh hoặc càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu sẽ càng cao. Khi bạn dừng uống, nồng độ cồn trong máu vẫn tiếp tục tăng thêm sau đó vì lượng cồn từ dạ dày di chuyển xuống ruột non và được hấp thu tiếp vào máu.
Để nồng độ cồn trong máu giảm xuống, bạn cần có thời gian để cho gan chuyển hóa hết lượng cồn trong máu. Uống càng nhiều rượu bia sẽ càng mất thời gian để đào thải. Hãy nhớ, bạn không thể tự loại bỏ cồn ra khỏi máu bằng cách nôn mửa, tắm nước lạnh hoặc uống cà phê.

Tùy vào mức nồng độ cồn trong máu mà bạn sẽ có những biểu hiện say rượu tương ứng, nếu lượng cồn duy trì lâu sẽ gây ra say nguội.
- Nồng độ cồn trong máu từ 0,05 – 0,08: giảm nhẹ khả năng phán đoán và vận động, giảm khả năng ức chế.
- Nồng độ cồn trong máu từ 0,08 – 0,15: bị nói lắp, mất thăng bằng, không còn khả năng phối hợp vận động tay chân, giảm thị lực và phản xạ, cảm xúc không ổn định, buồn nôn, nôn mửa.
- Nồng độ cồn trong máu từ 0,15 – 0,3: không thể tự đi lại, buồn ngủ, khó thở, mất trí nhớ, mất kiểm soát bàng quang, có thể mất ý thức.
- Nồng độ cồn trong máu trên 0,3: hôn mê, có khả năng tử vong.
Uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn cũng có thể gây ngộ độc do cồn được chuyển hóa bước đầu thành acetaldehyde gây độc cho cơ thể. Các gốc tự do aldehyde không kịp được oxy hóa sẽ tấn công đến những cơ quan khác gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
Bí kíp giúp bạn phục hồi nhanh hoặc phòng ngừa cơn say nguội
Để hạn chế tình trạng say nguội cũng như những tác động của rượu bia đến cơ thể, cách tốt nhất vẫn là không uống quá nhiều trong 1 lần hoặc uống liên tục trong khoảng thời gian dài. Nếu vẫn phải tham gia những bữa tiệc quá chén, bạn có thể lưu ý những điều sau để biết cách hết say nguội hoặc có thể phòng tránh bị say nguội, bao gồm:
- Ăn no trước khi uống rượu bia
- Uống đủ nước, không để cơ thể bị thiếu nước hay mất nước
- Tốc độ uống chậm, nhất là khi pha rượu bia chung với đồ uống có gas
- Có khoảng nghỉ giữa các lần uống với những đồ uống không có cồn
- Giới hạn lượng rượu bia có thể uống và kiên quyết từ chối những lời mời thêm
- Ăn sau khi tỉnh dậy từ cơn say rượu để không bị tụt đường huyết và giảm cảm giác buồn nôn
- Nghỉ ngơi và kiên nhẫn chờ các triệu chứng say nguội giảm dần, thường sẽ hết sau khoảng 8 – 24 tiếng.
Sau khi uống quá nhiều, cơ thể cần phải đào thải hết các sản phẩm phụ độc hại của cồn, tái hấp thu nước lại cho cơ thể, chữa lành các mô và hồi phục chức năng, hoạt động của các cơ quan về bình thường. Nếu muốn bảo vệ gan và thúc đẩy hoạt động của các enzyme gan hiệu quả để “giải say nguội”, bạn nên uống dược trà Saturex trước và sau những bữa tiệc tưng bừng rượu bia.

Không chỉ đơn thuần là trà thảo dược, dược trà Saturex với thành phần kết hợp giữa trà đen và thảo dược quý vùng Iran là Satureja khuzestanica được sản xuất theo tiêu chuẩn Y học cổ truyền Ba Tư có khả năng:
- Chống oxy hóa cao gấp 3 – 4 lần vitamin C
- Kháng viêm, bảo vệ tế bào
- Loại bỏ chất độc khỏi cơ thể
- Thanh lọc cơ thể
Cơ chế giúp giải say nguội của Saturex chủ yếu dựa trên khả năng bảo vệ tế bào gan và hỗ trợ các enzyme chuyển hóa cồn từ gan, mật, tụy hoạt động tốt nhất. Nhờ vậy, cồn được chuyển hóa ổn định với tốc độ tối đa thành sản phẩm cuối cùng để đào thải ra ngoài. Song song đó, đặc tính chống oxy hóa cao từ Saturex sẽ giúp trung hòa các gốc tự do sản sinh trong quá trình chuyển hóa cồn như các aldehyde, ngăn chặn ảnh hưởng đến thần kinh gây ra các triệu chứng say xỉn kéo dài. Kết quả là hạn chế tình trạng say nguội hoặc giúp phục hồi nhanh chóng sau khi nhậu, giảm thiểu những tác động có hại của rượu bia đến cơ thể. Đặc biệt, Saturex còn giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ do rượu bia.
Cách sử dụng dược trà Saturex cũng rất đơn giản, nhanh chóng:
- Ngâm 1 túi trà trong 500ml nước sôi và để 15 phút là có thể thưởng thức.
- Uống hàng ngày 1 – 2 gói sau bữa ăn 30 phút để tăng cường sức khỏe, chống stress oxy hóa hoặc uống sau các bữa nhậu để bảo vệ tế bào gan, hạn chế say nguội.
Nguồn tham khảo
- What happens when you drink alcohol https://www.nidirect.gov.uk/articles/what-happens-when-you-drink-alcohol Ngày truy cập 09/01/2025
- Alcohol Facts https://www.abc.ca.gov/education/licensee-education/alcohol-facts/ Ngày truy cập 09/01/2025
- ALCOHOL METABOLISM https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3484320/ Ngày truy cập 09/01/2025
- What are the effects of alcohol? https://www.health.gov.au/topics/alcohol/about-alcohol/what-are-the-effects-of-alcohol Ngày truy cập 09/01/2025
- What is hangxiety? https://adf.org.au/insights/what-is-hangxiety/ Ngày truy cập 09/01/2025
- Bộ Y tế, Hướng dẫn Sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-4946-QD-BYT-2020-sang-loc-giam-tac-hai-cho-nguoi-co-nguy-co-suc-khoe-do-uong-ruou-458338.aspx Ngày truy cập 09/01/2025
- Hangover https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16627-hangover Ngày truy cập 09/01/2025