Những lý do tăng cân không kiểm soát
Mỗi ngày, trọng lượng cơ thể chúng ta vẫn luôn biến động, nó có thể tăng hoặc giảm từ 5 đến 6 pound tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc tăng cân bất ngờ hoặc không chủ ý thường đến từ lối sống, chẳng hạn như ăn uống, tập luyện và đôi khi cũng là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó. Dưới đây là danh sách một số lý do tăng cân không kiểm soát mà ai cũng cần biết và xử lý.
Mục lục
Lão hóa gây tăng cân không chủ ý
Khi chúng ta càng già đi, việc kiểm soát cân nặng càng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù hầu hết các trường hợp tăng cân là do hành vi song một số khác có thể là do cơ thể bạn đang thay đổi và cần ít calo để hoạt động.
+ Chuyển hóa chậm hơn: Sự trao đổi chất là quá trình mà quá trình mà cơ thể chuyển hóa những loại đồ ăn, thức uống thành năng lượng để đi nuôi cơ thể. Tuổi tác càng cao, quá trình trao đổi diễn ra chậm hơn, dẫn đến việc cơ thể đốt cháy thức ăn chậm hơn. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, bao gồm cả tuổi tác, giới tính, di truyền, nội tiết tố,vv…
+ Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thấp hơn: Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) có liên quan đến quá trình trao đổi chất của bạn, tuy nhiên chúng không giống nhau. BMR là chỉ số lượng calo tối thiểu mà cơ thể bạn cần khi nghỉ ngơi để cung cấp năng lượng cho các chức năng thiết yếu, chẳng hạn như thở. Ở độ tuổi 60, BMR bắt đầu giảm đi, khi đó cơ thể chỉ cần 1.000 calo thay vì 1.200 calo như trước đây. Nếu vẫn duy trì chế độ ăn cũ, bạn có thể tăng cân.
+ Thay đổi hormone giới tính: Khi bạn già đi, hormone giới tính cũng giảm đi. Mức độ estrogen của phụ nữ thay đổi nhanh chóng khi đến thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, thường ở độ tuổi 45 đến 55. Trong khi đó, mức testosterone của nam giới cũng giảm dần theo thời gian. Sự thay đổi hormone giới tính có thể dẫn đến tăng cân, song hormone không phải nguyên nhân chính mà nhiều khả năng là đến từ sự trao đổi chất chậm hơn và khối lượng cơ ít hơn.
Tăng cân do yếu tố lối sống
Theo một nghiên cứu năm 2020, việc tăng cân ở độ tuổi trưởng thành là điều bình thường, mỗi người ở giai đoạn này có thể tăng khoảng 2 pound, tương đương với tầm 1kg một năm. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, cân nặng tăng có thể là bắt nguồn từ những thay đổi trong hành vi hoặc lối sống. Theo đó, tăng cân có thể đến từ một số yếu tố sau:
+ Ngủ kém: Các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyên mỗi người nên cố gắng ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày, bởi nó đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, kể cả cân nặng. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi một người ngủ ít hơn mức cần thiết, cân nặng của họ có xu hướng tăng lên. Khi ngủ không đủ giấc, nó có thể ảnh hưởng đến hormone gây đói, quá trình trao đổi chất và các lựa chọn thực phẩm của bạn. Theo phân tích cho thấy, những người thiếu ngủ ăn trung bình thêm gần 400 calo mỗi ngày.
+ Ăn kiêng Yo Yo: Được hiểu là quá trình ăn kiêng hay nhịn ăn không đúng cách để giảm cân, sau đó tăng cân và lại tiếp tục ăn kiêng để giảm cân và sau đó là tăng cân như một vòng lặp lại đều đặn. Khi đó, việc dựng chế độ ăn kiêng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn và khiến bạn ăn nhiều hơn. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cortisol, một loại hormone gây căng thẳng có tác dụng tích tụ chất béo trong cơ thể bạn.
+ Không uống đủ chất lỏng: Cụ thể, việc không uống đủ nước có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân bất ngờ và không kiểm soát. Khi uống ít nước, bạn sẽ cảm giác khát. Tuy nhiên, lúc này cơ thể lại nhầm lẫn giữa đói và khác. Lúc này, bạn thường ăn nhiều hơn để dịu cơn khát, ngay cả khi bạn không đói. Một lý do khác là khi bị mất nước, cơ thể bạn hoạt động không được tốt, việc đốt cháy calo chậm hơn và phân hủy chất béo cũng kém hiệu quả hơn.
+ Bỏ hút thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác: Bỏ thuốc lá được xem là một trong những điều tốt nhất cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, điều này có thể gây tăng cân, theo đó phần lớn mọi người sẽ tăng đều từ 5 cho đến 10 pound trong những tháng sau khi bỏ hút thuốc. Nguyên nhân là do nicotin trong thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác làm tăng tốc độ trao đổi chất, đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn. Một khi bỏ thuốc lá, bạn sẽ có cảm giác đói hơn và tìm đến thực phẩm để thay thế, song điều đó đồng nghĩa rằng cơ thể bạn sẽ tiêu thụ calo chậm hơn.
Dùng một số loại thuốc
Nếu gần đây bạn đang bắt đầu dùng một loại thuốc mới, có khả năng đó là nguyên nhân khiến cân nặng tăng đột ngột. Một số loại thuốc khác nhau có thể đem đến các tác dụng phụ, có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến tốc độ đốt cháy calo của cơ thể chậm hơn, tăng cảm giác thèm ăn khiến bạn ăn được nhiều hơn. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng khiến việc tập thể dục trở nên khó khăn hơn.
Số cân tăng do dùng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, tình trạng bệnh lý, thời gian dùng thuốc cũng như sự thay đổi lối sống sau khi dùng thuốc. Một số người có thể tăng vài cân trong một năm, nhưng cũng có những người đã tăng 20 cân trong vài tháng. Với cùng một loại thuốc, có người giảm cân và cũng có người tăng cân.
Theo đó, một số loại thuốc có thể gây tăng cân bao gồm thuốc trị tiểu đường như insulin cũng như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị động kinh và một số phương pháp điều trị ung thư. Nếu như thuốc là lý do gây tăng cân, nó có nhiều cách để điều trị. Cụ thể, bạn có thể chuyển sang uống một loại thuốc khác hoặc dùng loại thuốc hiện tại với liều lượng ít hơn.
Một số tình trạng bệnh lý gây tăng cân
Phần lớn các trường hợp tăng cân đột ngột, không kiểm soát là do lão hóa hoặc hành vi trong lối sống, nhưng cũng có một số tình trạng bệnh lý và bệnh tật gây tăng cân. Trong đó, tăng cân do mang thai là một lý do tăng cân ngoài ý muốn có thể dự kiến được và là một điều không có gì đáng ngạc nhiên. Ngược lại, việc tăng cân do bệnh lý thường không thể giải thích và không được mong đợi.
+ Suy giáp: Tuyến giáp là cơ quan sản xuất ra một loại hormone có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất, nhịp tim, nhiệt độ và tâm trạng. Nếu như cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone này, có thể sẽ dễ bị tăng cân, mệt mỏi và trầm cảm. Tuy xuất hiện ở cả hai giới nhưng suy giáp lại phổ biến hơn ở phụ nữ và một tin tốt là nó có thể điều trị bằng thuốc.
+ Bệnh tâm thần: Những người mắc chứng lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực thường ăn một cách vô độ hoặc lựa chọn những thực phẩm không phù hợp là nguyên nhân gây tăng cân. Ngoài ra, họ cũng ít có động lực để tập thể dục và hoạt động, đồng thời một số loại thuốc điều trị tâm thần, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần có tác dụng phụ là gây tăng cân.
+ Tăng cortisol: Cortisol được gọi là hormone gây căng thẳng, nếu duy trì chúng ở mức cao trong thời gian dài có thể gây tăng cân không kiểm soát vì lúc này có thể bạn trở nên thèm những thực phẩm có lượng calo cao và quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm hơn bình thường.
+ Tiểu đường: Việc tăng cân đột ngột có thể xuất hiện ở cả tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, nếu bạn đang bị tiểu đường tuýp 2 và nhận ra cơ thể tăng cân khó kiểm soát thì đôi chúng chúng có mối liên hệ với nhau. Việc tăng cân ở những bệnh nhân này thường đến từ chế độ ăn kiêng, thuốc men cũng như mức độ hoạt động thấp. Ngoài ra, tình trạng kháng Insulin (nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2) cũng làm giảm năng lượng và tăng cảm giác thèm ăn.
+ giữ nước: Hay còn gọi là phù nề, là hiện tượng có nhiều chất lỏng tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể gây tăng cân đột ngột từ 15 pound trở lên. Nếu bạn bị phù nề, bàn chân, bàn tay, mặt hoặc bụng có thể bị sưng tấy lên. Việc ăn quá mặn hoặc mắc các bệnh lý như suy tim, thận, gan cũng có thể bị tăng cân do giữ nước.
+ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là một tình trạng ảnh hưởng đến buồng trứng, cụ thể là lượng androgen sinh ra (hormone sinh dục nam) cao bất thường. Điều này có thể gây tăng cân, đặc biệt là quanh bụng, gây khó khăn cho việc giảm cân. PCOS cũng là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều, trễ kinh cũng như mụn trứng cá, da nhờn và lông mặt.
Nếu một ngày bạn không giải thích được việc cân nặng của mình vì sao tăng một cách không kiểm soát, đó có thể là mối lo ngại về sức khỏe trước mắt hoặc là lâu dài. Khi đó, nếu việc tăng cân nhanh chóng mà không biết rõ nguyên do hoặc đi kèm với một số triệu chứng như sốt, da nhạy cảm hơn, khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, mắt mờ thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.