Người bị hen suyễn kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp người bệnh hen suyễn cải thiện sức khỏe mà còn hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn. Vì vậy, song song với việc dùng thuốc đều đặn, tránh các tác nhân gây hen thì mọi người cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, nên ăn gì. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt và không tốt hàng đầu ai cũng cần biết.
Mục lục
Người bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?
Chất béo chuyển hóa và axit béo omega-6
Một số bằng chứng cho thấy rằng, việc ăn chất béo omega-6 và chất chất béo chuyển hóa, được tìm ở một số loại bơ thực vật cùng thực phẩm chế biến sẵn có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn cũng như một số các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim. Cụ thể, khi axit béo omega-6 biển đổi thành axit Arachidonic, tiền chất của PGE2 và leukotriene B4, cả hai đều làm tăng phản ứng viêm trong phế quản. Điều đó cũng có nghĩa rằng, việc sử dụng các thực phẩm chứa omega -6 sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển hen suyễn.
Các thực phẩm giàu axit béo omega-6 có thể kể đến như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu bắp, dầu hướng dương, thịt trứng, các sản phẩm từ sữa. Trong khi đó, các chất béo chuyển hóa lại được tìm thấy nhiều ở các thực phẩm đã qua chế biến sẵn như bánh rán, bánh quy, bơ thực vật cùng một số loại bơ khác. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 3g mỗi ngày.
Thực phẩm có chứa sulfite
Sulfites được biết đến là một loại chất bảo quản thường có trong những thực phẩm và đồ uống cần bảo quản, chẳng hạn như rượu, thực phẩm, nước chanh đóng chai và trái cây khô. Nó thường được sử dụng như một chất để cải thiện mùi vị, hình thức và tăng thời hạn sử dụng. Theo các chuyên gia, những loại thực phẩm chứa sulfite có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng cũng như một số các phản ứng bất lợi ở người bị hen phế quản.
Salicylate
Hợp chất này được tìm thấy nhiều trong trà, cà phê, thức ăn cay cũng như đồ ăn có hương vị thảo một. Mặc dù hiếm, thế nhưng một số người mắc bệnh hen suyễn lại trở nên nhạy cảm với các chất này và các triệu chứng dễ bị bùng phát hơn. Theo những nghiên cứu trước đây, aspirin chứa salicylate có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn ở một số người.
Thức ăn nhanh
Các fastfood không chỉ gây béo phì, bệnh tim mạch, lão hóa sớm mà còn góp phần làm tăng tỉ lệ bị hen suyễn ở cả Việt Nam và thế giới. Theo một nghiên cứu năm 2013 xem xét về việc tiêu thụ đồ ăn nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy, những người ăn thức ăn nhanh ba lần mỗi tuần trở nên có nhiều khả năng mắc hen suyễn nặng cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Một chế độ ăn giàu calo, dị ứng thực phẩm cũng như rối loạn trào ngược dạ dày thực phẩm đều có thể gián tiếp gây hen suyễn hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Vì vậy, bên cạnh việc biết hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần có sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, cụ thể là giảm thiểu calo, tránh các thực phẩm dị ứng cũng như chia nhỏ bữa ăn, cắt giảm rượu, caffein. Tất nhiên, những điều này cần có sự tham vấn từ bác sĩ để đảm bảo hơn cho sức khỏe.
Người bệnh hen suyễn nên ăn gì?
Táo và cam
Nếu bạn cảm thấy khó chịu với các triệu chứng của bệnh hen suyễn, hãy cố gắng bổ sung thêm thật nhiều trái cây vào chế độ ăn uống của mình. Theo đó, trái cây là nguồn cung cấp beta carotene, vitamin C và vitamin E dồi dào, có thể giúp làm giảm viêm và sưng phổi. Một số minh chứng cho thấy, táo cũng như trái cây họ cam quýt có khả năng làm giảm nguy cơ cũng như các triệu chứng hen suyễn. Mỗi ngày, mỗi người bệnh cần trung bình hai khẩu phần ăn trái cây cộng với năm khẩu phần rau, điều đó rất tốt cho việc kiểm soát cơn hen.
Cá hồi
Thực tế, không phải chất béo nào cũng được tạo ra như nhau. Các chuyên gia cho biết, có chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, đặc biệt là axit béo omega-3 có thể rất hữu ích. Khi đó, những đứa trẻ ăn nhiều bơ (làm từ sữa) và thức ăn nhanh có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn hơn.
Mặt khác, axit béo omega-3 được nghiên cứu là liên quan mật thiết đến việc giảm viêm ở những người mắc bệnh hen suyễn. Theo đó, một số loại cá giàu chất béo tốt như cá hồi, có thu được cho là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị hen. Khả năng chống viêm của chúng là nhờ vào hàm lượng omega – 3 EPA. Được biệt, EPA là một loại omega – 3, có lợi nhiều hơn axit alpha –linolenic (ALA), một số loại omega-3 được tìm thấy trong các nguồn thực vật, chẳng hạn như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh.
Các loại đậu
Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm bệnh hen suyễn cũng như các rối loạn tự miễn dịch khác. Một số bằng chứng cho thấy rằng, thực phẩm giàu chất xơ góp phần thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn có lợi giúp đường ruột trở nên khỏe mạnh. Từ đó giúp giảm nguy cơ rối loạn viêm nhiễm, trong đó có bệnh hen suyễn. Các loại đậu là thực phẩm bổ sung chất xơ hàng đầu, tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, việc ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ đầy hơi và chướng bụng.
Gừng và nghệ
Không chỉ giúp loại bỏ các cơn đau dạ dày, gừng còn giúp giảm các triệu chứng hen suyễn. Một số thành phần trong gừng có thể giúp thư giãn đường thở. Theo đó, bạn hãy thêm một ít gừng tươi khi xào các món rau. Bằng cách này, bạn có thể nhận được những lợi ích của gừng cũng như các chất dinh dưỡng và chất xơ từ gạo.
Cùng với gừng, nghệ cũng là thực phẩm mà người bệnh nên chú ý khi không biết hen suyễn nên ăn gì. Với màu vàng tươi sáng đặc trưng, nghệ không chỉ là một phần của ẩm thực Ấn Độ mà còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc và Đông Á để điều trị các bệnh về đường hô hấp và các rối loạn khác. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên chuột bạch cho thấy, hoạt chất curcumin có trong củ nghệ có thể dập tắt tình trạng viêm ở đường thở do hen suyễn
Rau chân vịt
Các loại rau có lá xanh như rau bina chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất nhưng chứa cũng chứa cả folate, một loại vitamin B. Folate được cho là có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bệnh hen suyễn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ không nhận đủ folate và vitamin D có nguy cơ mắc các cơn hen suyễn nặng hơn gần 8 lần so với những đứa trẻ bổ sung đủ hai chất trên.
Quả lựu
Lựu là một trong những loại trái cây cung cấp một lượng chất chống oxy hóa lành mạnh hàng đầu có thể giúp giảm tình trạng viêm ở phổi. Không chỉ lựu, phần lớn các loại trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa, chủ yếu là các quả mọng như việt quất, mâm xôi, phúc bồn tử, dâu tây, nam việt quất đều rất tốt trong việc hỗ trợ các bệnh về hô hấp. Thường xuyên bổ sung nước ép lựu vào chế độ ăn mỗi ngày là thói quen mà người bệnh hen suyễn nên có.
Mặc dù không có loại thực phẩm thần kỳ nào có thể chữa khỏi bệnh hen suyễn và cũng không có một món ăn nào lại đặc biệt gây nguy hiểm cho người mắc bệnh này. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống càng đa dạng, càng lành mạnh được cho là cực kỳ có lợi cho người bệnh hen suyễn, nó giúp giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng thường thấy. Việc thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống, đó chính là cách đơn giản nhất để họ có thể sống an toàn và thoải mái với bệnh hen suyễn.