Mãn kinh sớm có sao không? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Mãn kinh sớm thường có xu hướng biểu hiện những triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng hơn và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở độ tuổi trẻ hơn.
Mãn kinh là một quá trình không thể tránh khỏi ở bất kỳ người phụ nữ nào khi buồng trứng suy giảm chức năng dần rồi chấm dứt khả năng sinh sản. Độ tuổi mãn kinh trung bình thường là 51 tuổi, giai đoạn trước đó được gọi là tiền mãn kinh và sau khi mãn kinh là hậu mãn kinh. Tuy nhiên, giai đoạn mãn kinh có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn bình thường, đôi khi từ rất sớm ở tuổi 35. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ nhưng nhiều người thường lo lắng không biết mãn kinh sớm có sao không.
Mục lục
Mãn kinh sớm là gì? Mãn kinh sớm xảy ra ở độ tuổi nào?
Mãn kinh sớm là tình trạng một phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh (khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc hoàn toàn) ở độ tuổi sớm hơn so với độ tuổi mãn kinh trung bình. Thời điểm mãn kinh sớm xảy ra khi bạn có kỳ kinh cuối cùng ở trước tuổi 45. Nếu thời điểm này xảy ra sớm hơn, ở trước tuổi 40 thì được gọi là mãn kinh rất sớm.
Mãn kinh sớm không phải là suy buồng trứng sớm (hay suy buồng trứng nguyên phát) dù chúng thường gây nhầm lẫn. Suy buồng trứng nguyên phát là tình trạng kinh nguyệt đột nhiên dừng lại nhưng vẫn có khả năng có kinh trở lại, buồng trứng vẫn có thể rụng trứng và khả năng mang thai vẫn còn dù thấp hơn bình thường. Ngược lại, phụ nữ mãn kinh sớm sẽ không còn rụng trứng và mất hẳn kinh nguyệt, đồng thời không còn khả năng mang thai.
Mãn kinh sớm hoặc rất sớm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, trong những năm tuổi 20, 30 hay 40. Tuy nhiên, trường hợp mãn kinh xảy ra trước 30 tuổi là rất hiếm gặp. Khoảng 5% phụ nữ xảy ra tình trạng mãn kinh trước tuổi 45. Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh rất sớm trước tuổi 40 chỉ khoảng 1%.
Dấu hiệu, triệu chứng mãn kinh sớm ở phụ nữ
Thực chất, dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh sớm cũng tương tự như mãn kinh nhưng xảy ra sớm hơn trường hợp bình thường. Triệu chứng chính vẫn là chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc dừng lại hoàn toàn. Cùng với đó, bạn sẽ có những triệu chứng mãn kinh khác như:
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm
- Khô âm đạo, đau khi quan hệ tình dục
- Khó ngủ, mất ngủ
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu
- Cảm thấy lo âu, bồn chồn lo lắng, không có tâm trạng tốt
- Thay đổi tâm trạng (cáu kỉnh, tính khí thất thường)
- Đau đầu, đau nhức cơ và khớp
- Giảm nhu cầu tình dục
- Khó khăn trong việc ghi nhớ hoặc tập trung
- Tăng cân hoặc sụt cân
- Da khô, rụng tóc.
Mãn kinh sớm có sao không?
Mãn kinh sớm có thể gây ra những ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Trước hết, bạn sẽ không còn khả năng sinh sản nên không thể tiếp tục mang thai nếu muốn. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc phải một số bệnh lý cao hơn do nồng độ nội tiết tố estrogen bị giảm sút trong thời gian dài. Bạn sẽ có nguy cơ bị:
- Loãng xương
- Bệnh tim mạch
- Trầm cảm
- Nhiều bệnh thần kinh khác nhau, như chứng mất trí nhớ, bệnh Parkinson
Các triệu chứng mãn kinh xảy ra sớm thường có xu hướng nghiêm trọng hơn, có thể gây rối loạn chức năng tình dục hoặc mất đi cảm giác thân mật, gần gũi với bạn đời.
Sự thật là bạn không thể đảo ngược tình trạng mãn kinh hoặc khiến cho chức năng buồng trứng trở lại bình thường. Điều bạn có thể làm là giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa những ảnh hưởng của mãn kinh sớm đến sức khỏe bằng những biện pháp phù hợp.
Giải pháp giảm nhẹ triệu chứng mãn kinh sớm hiệu quả
Liệu pháp hormone
Liệu pháp thay thế hormone là một lựa chọn giúp làm thuyên giảm các triệu chứng mãn kinh và bổ sung thêm nội tiết tố cho phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với liệu pháp này vì sử dụng hormone có khả năng khởi phát hoặc tái phát ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao, từng bị ung thư vú trước đây.
Liệu pháp thay thế hormone thường có 2 loại chính, gồm chỉ bổ sung estrogen hoặc kết hợp estrogen + progestin. Trong đó, liệu pháp chỉ bổ sung estrogen có khả năng làm dày niêm mạc tử cung nên ở những phụ nữ mãn kinh sớm còn tử cung thì cần dùng liệu pháp phối hợp estrogen + progestin.
Các hormone được sử dụng có thể ở dạng toàn thân (thuốc uống, miếng dán qua da, thuốc tiêm, xịt) hoặc tại chỗ (kem bôi, viên đặt, vòng âm đạo). Trong đó, liệu pháp hormone dùng toàn thân thường có nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng sản nội mạc tử cung nên không được khuyến khích dùng cho các phụ nữ từng bị ung thư nội mạc tử cung, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết khối, bệnh gan.
Chất chọn lọc điều biến thụ thể estrogen (SERM)
Để giảm thiểu tác dụng phụ của liệu pháp hormone khi estrogen gây tác động đến một số tế bào không cần thiết gây tăng sinh tạo thành khối u (như ở vú, tử cung) thì các chất chọn lọc điều biến thụ thể estrogen (SERM) đưa ra giải pháp tối ưu hơn. Các chất này vừa có khả năng đồng vận vừa đối kháng trên các thụ thể estrogen tùy từng tế bào mô đích để tập trung tác dụng trên tế bào xương mà không ảnh hưởng trên tế bào vú, tử cung.
Lý tưởng hơn, phyto-SERM là chất chọn lọc điều biến thụ thể estrogen có nguồn gốc từ thực vật sẽ an toàn hơn khi sử dụng lâu dài. Hiện nay, DT56a là một phyto-SERM đã được chứng minh tác dụng và độ an toàn qua hơn 20 nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế và được nhiều chuyên gia trên thế giới ủng hộ. Đây cũng là hoạt chất chính trong các dòng sản phẩm Femarelle dành cho phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, giúp:
- Cải thiện các triệu chứng mãn kinh, bao gồm mãn kinh sớm như giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô/ teo âm đạo, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường,…
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp giảm căng thẳng, lo âu hay cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương, đau khớp và cơ, phòng tránh bệnh phụ khoa và tiết niệu.
Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh nên dùng Femarelle Recharge với sự kết hợp của DT56a cùng chiết xuất cám hạt lanh, vitamin B6 góp phần chuyển hóa năng lượng, điều chỉnh hoạt động của hormone, cải thiện chức năng hệ thống thần kinh và tâm lý phụ nữ. Bạn chỉ cần uống 2 lần/ ngày, 1 viên vào buổi sáng và 1 viên vào buổi tối, có thể uống cùng thức ăn hoặc không. Sản phẩm được chứng minh an toàn khi dùng lâu dài vì:
- Không làm thay đổi nồng độ nội tiết tố estrogen E2, TSH và FSH
- Không tác động lên niêm mạc nội mạc tử cung (hạn chế nguy cơ u xơ tử cung)
- Không ảnh hưởng nguy cơ huyết khối như các thuốc hormone thông thường.
Tình trạng mãn kinh sớm về cơ bản cũng là mãn kinh với những vấn đề tương tự nhưng xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn bình thường nên rất cần những biện pháp điều hòa nồng độ nội tiết tố từ sớm vì cơ thể sẽ có thời gian thiếu hụt estrogen dài hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh để cuộc sống cân bằng hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện trạng thái thể chất lẫn tinh thần.
Nguồn tham khảo
- Premature and Early Menopause https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21138-premature-and-early-menopause Ngày truy cập 27/12/2024
- Early menopause https://www.nhs.uk/conditions/early-menopause/ Ngày truy cập 27/12/2024
- Premature menopause or early menopause: long-term health consequences https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC2815011/ Ngày truy cập 27/12/2024
- 4 Things to Know About Early and Premature Menopause https://www.yalemedicine.org/news/early-and-premature-menopause Ngày truy cập 27/12/2024
- Selective Estrogen Receptor Modulators (SERMs) https://www.breastcancer.org/treatment/hormonal-therapy/serms Ngày truy cập 27/12/2024
- DT56a (Femarelle): A natural selective estrogen receptor modulator (SERM) https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0960076007000593 Ngày truy cập 27/12/2024