Loãng xương: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, ngăn ngừa
Loãng xương xảy ra do sự mất xương tự nhiên trong quá trình lão hóa. Sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân dẫn đến xương yếu, dễ bị nứt gãy. Loãng xương chính là tình trạng xương trở nên xốp, yếu, dễ gãy. Trong một số trường hợp, loãng xương không gây ra bất cứ các triệu chứng điển hình nào cho đến khi bạn bị gãy hoặc nứt xương. Trong những lần khác, tình trạng này còn gây ra các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của bạn.
Khi soi dưới kính hiển vi, xương khỏe mạnh trông giống như một tổ ong. Nhưng một khi bị loãng xương, do không cung cấp đủ canxi và khoáng chất, khiến cho các lỗ hổng tự nhiên trong cấu trúc xương dẫn lớn hơn một cách rõ rệt. Chính những khoảng trống đó là nguyên nhân làm giảm dần sức mạnh và sự ổn định của xương, đồng thời làm tăng nguy cơ gãy và nứt xương.
Loãng xương chủ yếu ảnh hưởng đến những phụ nữ lớn tuổi. Trong suốt thời kỳ mãn kinh, cơ thể sản xuất ngày càng ít hormone estrogen hơn bình thường. Một số bằng chứng đã cho thấy, estrogen có khả năng bảo vệ mật độ xương. Vì vậy, việc giảm nồng độ estrogen gây mất khối lượng xương, từ đó tăng nguy cơ loãng xương.
Tại Mỹ, có đến gần 10 triệu người bị loãng xương. Trong đó, 80% ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và khoảng ¼ phụ nữ từ 65 tuổi trở lên bị loãng xương.
Mục lục
Phân loại loãng xương
Có 3 loại loãng xương khác nhau, nó tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất xương của bạn, cụ thể như sau:
Loãng xương nguyên phát
Có thể nói, loãng xương nguyên phát là loại mất xương phổ biến nhất, xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình lão hóa. Việc thiếu hụt estrogen, ở cả nam lẫn nữ giới là nguyên do dẫn đến tình trạng mất xương. Khi cơ thể bạn bỗng dưng tạo ra ít estrogen hơn bình thường, các tế bào xương sẽ bị phá vỡ nhanh hơn bình thường.
Loãng xương thứ phát
Một số bệnh lý mạn tĩnh và một số loại thuốc có thể gây ra loãng xương thông qua việc làm giảm mật độ xương của bạn. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương thứ phát bao gồm rối loạn ăn uống, rối loạn nối tiết tố, bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa (chẳng hạn như bệnh Celiac và viêm ruột IBD), rối loạn tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng MS và viêm khớp dạng thấp RA. Ngoài ra, một số bệnh ảnh hưởng đến máu, chẳng hạn như đa u tủy hay vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) cũng là căn nguyên gây ra loãng xương thứ phát.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài cũng có thể gây ra loãng xương thứ phát. Những loại thuốc này bao gồm corticosteroid, hormone tuyến giáp, chất chủ vận và chất đối kháng hormon giải phóng gonadotropin (GnRH), chất ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (SSRI) và liệu pháp kháng vi rút.
Loãng xương vô căn
Mặc dù hiếm gặp, thế nhưng loãng xương vô văn vẫn có thể ảnh hưởng đến phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, nam giới dưới 50 tuổi, thanh thiếu niên và trẻ em. Loãng xương vô văn có nghĩa là tình trạng loãng xương không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng loãng xương
The Office on Women’s Health khẳng định rằng, loãng xương là một căn bệnh diễn ra thầm lặng. Một số người thậm chí không nhận thấy bất kỳ các triệu chứng nào cho đến khi họ bị nứt hay gãy xương. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như dưới đây:
- Đau lưng đột ngột
- Cảm nhận rằng mình trở nên ngắn hơn, chiều cao giảm đi
- Thay đổi tư thế
- Lưng trên bị gù
- Xương dễ bị gãy hơn trước đây rất nhiều hoặc mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải “fragility fractures”, nghĩa là gãy do té ngã khi đứng hoặc va chạm với một lực nhẹ. Những vết gãy đó nhiều khả năng sẽ xảy ra ở một số vị trí như cánh tay trên, cột sống, cổ tay và hông. Một khi bạn bị gãy xương do loãng xương, bạn có thể sẽ bị gãy nhiều hơn.
Nguyên nhân gây ra loãng xương
Loãng xương là hiện tượng bị mất mật độ xương, khiến cho xương yếu dẫn đến dễ bị gãy hoặc nứt. Một trong những nguyên nhân gây mất xương phổ biến nhất là sự sụt giảm nồng độ estrogen. Một số bằng chứng cho thấy, estrogen chính là chìa khóa giúp xương chắc khỏe. Sự suy giảm estrogen xảy ra tự nhiên trong, trước và sau mãn kinh, thường ở độ tuổi từ 4-5 đến 55.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến mật độ xương thấp có thể kể đến như rối loạn ăn uống, thiếu hụt dinh dưỡng, lười vận động hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Ở các bé gái, có khoảng 90% khối lượng xương phát triển trước 18 tuổi. Vì vậy, bất kỳ một nguyên nhân nào trong số những điều trên đều có thể làm chậm một cách đáng kể sự phát triển xương ở các bé gái.
Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương
Ngoài các nguyên nhân chính ở trên, một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bao gồm:
- Tiền sử bệnh lý gia đình
- Mãn kinh sớm, xảy ra trước 45 tuổi
- Hút thuốc lá
- Uống rượu
- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm
- Căng thẳng
- Tiền sử té ngã hoặc gãy xương
- Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, chẳng hạn như corticosteroid
- Một số tình trạng sức khỏe khác như viêm khớp dạng thấp RA, bệnh tim và tiểu đường
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ USPSTF khuyến cáo rằng, phụ nữ từ 65 tuổi trở lên và phụ nữ sau mãn kinh dưới 65 tuổi nên tiến hành kiểm tra mật độ xương để sàng lọc bệnh loãng xương. Khi đó, kiểm tra mật độ xương sẽ giúp do lượng chất khoáng có trong xương. Nếu như mật độ xương thấp, nó sẽ khiến xương bạn dễ bị gãy hoặc nứt xương.
Để đo mật độ xương và chẩn đoán bệnh loãng xương, các cơ sở y tế thường sử dụng phương pháp đo hấp thị tia X năng lượng kép (DXA). Khi đó, DXA sẽ sử dụng tia X năng lượng thấp để quét xương.
Đôi khi, một số các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để tìm kiếm các vết nứt. Thông qua các tia X – quang quét lên cột sống trên và cột sống dưới của bạn, phim sẽ cung cấp mặt cắt ngang của một số các đốt sống của bạn. Tuy nhiên, không như DXA, những xét nghiệm đó không thể chẩn đoán loãng xương chính xác nhất.
Các cơ sở y tế cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra lượng vitamin D, canxi và hormone của bạn.
Các phương pháp điều trị loãng xương
Dùng thuốc được xem như là phương pháp điều trị loãng xương phổ biến nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ tiến hành kê toa một trong những loại thuốc dưới đây để giúp tránh tình trạng mất xương trở nên trầm trọng hơn.
Bisphosphonates: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự mất mật độ xương, bằng việc làm chậm việc cơ thể phá vỡ các tế bào xương.
Calcitonin: Là loại thuốc ức chế tiêu xương, chống loãng xương đồng thời giúp cơ thể sử dụng canxi hiệu quả hơn. Calcitonin được sử dụng qua đường tiêm hoặc dạng xịt mũi.
Liệu pháp Estrogen: Các bác sĩ sẽ kê đơn liệu pháp Estrogen cho một số phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ bị máu đông, ung thư vú và đột quỵ. Vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc loại liệu pháp estrogen để giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn đó.
Femarelle Unstoppable được thiết kế để tối ưu hóa sức khỏe xương của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh bằng cách cải thiện khả năng hấp thụ calci, tăng mật độ xương và quản lý các triệu chứng sau mãn kinh. Đặc biệt, DT56a – thành phần độc quyền của Femarelle Unstoppable – kích thích tạo xương mới và là chất duy nhất ngăn mất xương ở hậu mãn kinh thông qua quá trình tạo xương mới. Bên cạnh đó, Femarelle Unstoppable còn chứa calci và vitamin D3 để bảo vệ xương, vitamin B2 để cải thiện sức khỏe da và trao đổi chất, cũng như vitamin B7 để tăng cường sức khỏe tóc và móng và năng lượng cơ thể.
Bộ điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERMs): Giống như liệu pháp estrogen, SERMs điều cũng trị chứng mất xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Denosumab: Thuốc có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình mất xương cũng như giúp xương chắc khỏe ở phụ nữ mãn kinh, chuyên dùng cho những người có nguy cơ mắc loãng xương cao.
Teriparatide: Một dạng hormone tuyến cận giáp tổng hợp, giúp tạo xương mới từ những xương cũ đã bị phá vỡ, nó được sử dụng qua đường tiêm.
Ngoài thuốc, việc tăng lượng canxi và vitamin D cũng hỗ trợ rất tốt cho xương của bạn. Bên cạnh đó, duy trì vận động cơ thể, hoạt động thể dục thể thao cũng là cách giúp tăng cường hệ thống cơ xương của bạn.
Cách ngăn ngừa loãng xương
Dưới đây là một số cách để bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương ở độ tuổi 20, 30 và 40:
Các bài tập gánh chịu sức nặng cơ thể: Bạn hãy thử đi nhanh, chạy bộ, đi bộ đường dài, leo cầu thang, khiêu vũ hoặc chơi tennis. Đây đều là những bài tập giúp nâng cao khả năng chịu lực và giúp xương chắc khỏe.
Rèn luyện thể lực: Hãy bắt đầu luyện tập với một lực đối kháng như tạ, dây tập đàn hồi. Ngoài ra, hãy thử bơi lội, đi xe đạp nặng nâng tạ sẽ giúp duy trì khối xương rất tốt.
Bỏ thuốc lá: Đây là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương cao, vì vậy bạn nên từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Bổ sung canxi: Ăn nhiều hơn các sản phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh đậm như rau bina hoặc cải xoăn, đậu nành, ngũ cốc, nước cam. Lượng canxi cần thiết là 1.000 miligam (người dưới 50 tuổi) và 1.200 miligam (phụ nữ trên 50 và nam giới trên 70).
Vitamin D: Dưỡng chất này có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu. Người dưới 50 tuổi nên bổ sung từ 400-800 IU và người trên 50 tuổi nên bổ sung từ 800-1.000 IU mỗi ngày.
Duy trì cân nặng: Đây cũng là việc bạn cần chú ý, bởi thừa cân hay thiếu cân đều là yếu tố nguy cơ gây loãng xương.
Một số các tình trạng đi kèm: Bạn có thể nhận thấy rằng, có một số tình trạng sức khỏe phổ biến xảy ra cùng lúc với bệnh loãng xương. Có thể kể đến như bệnh viêm ruột (IBD), viêm khớp dạng thấp (RA), rối loạn ăn uống, ung thư vú, bệnh tiểu đường type 1 và bệnh celiac.
Sống chung với bệnh loãng xương
Rất bình thường khi những người bị loãng xương luôn cảm thấy lo lắng về việc xảy ra các nứt, gãy xương. Tuy nhiên, điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của bạn, thậm chí gây ra trầm cảm, tự ti. Khi đó, một số bí quyết giúp giảm bớt các nỗi lo mắc loãng xương bằng việc thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, ghi chú những lời khích lệ cũng như dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè. Ngoài ra, hãy thử chườm nóng, chườm lạnh hoặc châm cứu, xoa bóp.