Khi bị trĩ nên làm gì & không nên làm gì?
Bệnh trĩ được xem là hiện tượng các tĩnh mạch nằm trong hoặc xung quanh ống hậu môn bị sưng lên. Thực tế có khoảng ba trong bốn người lớn sẽ mắc bệnh trĩ trong đời. Các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ thường liên quan đến nhu động ruột cũng như các loại thực phẩm ăn vào. Vì vậy, để giúp bản thân trở nên thoải mái hơn, bạn có nhiều điều để làm và không nên làm.
Mục lục
Khi bị trĩ nên làm gì?
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Bị trĩ nên làm gì, đầu tiên là bạn cần nhanh chóng bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của mình. Chất xơ có thể đến từ thực phẩm bạn ăn hằng ngày hoặc chất xơ dạng bổ sung (chẳng hạn như Metamucil, Citrucel hoặc Fibercon) hoặc cả hai. Cùng với việc uống đủ lượng nước theo khuyến cáo, chất xơ bổ sung hằng ngày và thường xuyên sẽ làm mềm phân và giúp tống ra ngoài dễ dàng hơn, tránh áp lực lên búi trĩ.
Thực phẩm giàu chất xơ thường thấy có thể kể đến như bông cải xanh, đậu, lúa mì, cám yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi. Việc bổ sung chất giúp cho người bệnh trĩ giảm chảy máu, viêm và sưng to. Cạnh đó, chúng cũng có thể làm giảm kích ứng bởi sự mắc kẹt của những mẩu phân nhỏ xung quanh các mạch máu. Tuy nhiên, nếu tăng chất xơ đột ngột có thể gây đầy hơi hoặc chướng bụng. Do đó, hãy nên bắt đầu từ từ và tăng cần từ 25 đến 30 gram mỗi ngày.
Uống nước nhiều hơn mỗi ngày
Việc bù nước là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó càng cần thiết hơn đối với những người bị bệnh trĩ bùng phát. Mất nước cũng chính là nguyên do gây ra táo bón và phân cứng, hai yếu tố chính góp phần gây ra bệnh trĩ và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nói một cách đơn giản, uống nhiều nước giúp giảm và ngăn ngừa các triệu chứng gây bùng phát bệnh trĩ cũng như giúp kiểm soát bệnh trĩ lâu dài.
Theo đó, mỗi người cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn cũng có thể bổ sung thêm khoảng ½ lít sau khi tập thể dục. Cạnh đó, không nên để cơ thể rơi vào tình trạng khát nước, bởi lúc này bạn đã bị mất nước. Tốt nhất, hãy để cạnh mình một cốc hoặc chai nước và chia ra uống từng ngụm đều đặn trong ngày. Tuy nhiên, hãy cảm nhận nhịp độ cơ thể để không uống quá nhiều, điều đó có thể gây ngộ độc nước và rối loạn chức năng não. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước như súp, nho, dưa, các loại trà thảo được hoặc không chứa caffein cũng rất tốt.
Ngâm mình bồn tắm ngồi
Phương pháp này được gọi là sitz, nghĩa là tắm nước ấm cho mông và hông (tên này xuất phát từ “sitzen” trong tiếng Đức có nghĩa là ngồi). Nó có thể làm giảm ngứa, kích ứng và co thắt cơ vòng. Các hiệu thuốc hiện nay đều có bán những chiếc bồn nhựa nhỏ vừa với bệ toilet hoặc bạn cũng có thể ngồi trong bồn tắm thông thường với khoảng vài inch nước ấm. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên tắm ngồi trong 20 phút sau mỗi lần đi tiêu hoặc mỗi ngày từ 2-3 lần. Lưu ý, sau khi ngâm nên vỗ nhẹ cho khô vùng hậu môn, không chà xát hoặc lâu mạnh, có thể dùng máy sấy để làm khô vùng da đó.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Để tăng hiệu quả điều trị trĩ, bên cạnh đưa ra các lời khuyên trong chế độ ăn uống, sinh hoạt các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh hoặc thậm chí bạn có thể mua các loại thuốc điều trị trĩ cấp không cần kê đơn. Ngoài thuốc uống, các loại kem bôi tại chỗ cũng có chứa chất gây tê cục bộ có thể tạm thời làm dịu cơn đau.
Hầu hết các trường hợp trĩ độ nhẹ thường sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với lối sống. Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng như hướng dẫn trên toa thuốc sẽ phần nào giảm bớt các triệu chứng dễ thấy của bệnh trĩ như chảy máu, đau rát vùng hậu môn hay khó chịu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, trong trường hợp trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn như sa búi trĩ, trĩ huyết khối thì việc dùng thuốc sẽ không có hiệu quả dứt điểm, lúc này cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám.
Vận động nhiều hơn
Việc bị trĩ một phần cũng do thói quen ngồi nhiều, ít vận động hoặc vận động quá mạnh, do đó việc tạo thói quen vận động hợp lý là một điều vô cùng quan trọng. Để tránh trĩ trở nặng, người bệnh lưu ý không nên ngồi hoặc đứng liên tục trong nhiều giờ, thay vào đó cứ 30 phút hãy đứng dậy đi lại hoặc thực hiện những bài tập đơn giản.
Việc tăng cường vận động, tập thể dục nhịp điệu hằng ngày vừa giúp nâng cao thể chất, tinh thần vừa có thể giảm áp lực lê tĩnh mạch, xảy ra khi đứng hoặc ngồi quá nhiều. Theo đó, việc đi bộ nhanh từ 20-30 phút mỗi ngày giúp kích thích chức năng ruột, bơi lội cũng có thể giúp giảm cân và cải thiện bệnh trĩ rất tốt.
Khi bị trĩ không nên làm gì?
Khi bị trĩ, nhiều người thường loay hoay tìm đến các loại thuốc để giảm các triệu chứng mà không biết rằng, điều trị trĩ đôi khi chỉ đơn giản là việc điều chỉnh một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể, khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh như chảy máu, đau rát, bạn cần từ bỏ một số thói quen sau đây:
+ Ngồi quá nhiều trong nhà vệ sinh: Ngồi quá lâu một chỗ ở nơi làm việc hoặc đi toilet quá lâu không chỉ là nguyên nhân gây ra trĩ mà còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Theo các bác sĩ, việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh khiến đường tiêu hóa trở nên căng thẳng, cụ thể ngồi lên trên bồn sẽ khiến các áp lực đè nặng lên các mạch máu ở vùng hậu môn. Vì vậy, khi bị trĩ, bạn nên có thói quen đi tiêu tốt, nghĩa là có một chế độ ăn uống lạnh mạnh và đi vệ sinh không quá 5 phút.
+ Lâu quá nhiều hoặc mạnh vùng hậu môn: Để tránh các tổn thương lên các búi trĩ, bạn cần sử dụng khăn lau trơn, không mùi, không gây dị ứng; khăn giấy ướt; bông gòn hoặc một chậu vệ sinh để tự làm sạch.
+ Hạn chế một số loại thức ăn: Các thức ăn cay nóng như mì cay, thịt nướng cũng như một số loại quả có độ ngọt cao như vải, nhãn, xoài, mít cần loại bỏ khói chế độ ăn của người bệnh trĩ. Mặc dù các món ăn cay nóng trông hấp dẫn, các loại quả chứa nhiều vitamin tuy nhiên chúng gây nóng ruột, dễ táo bón. Đồng thời, để việc điều trị có kết quả tốt, người bệnh cũng cần kiêng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đặc biệt là cà phê.
Không tự điều trị ở nhà khi trĩ trở nên nghiêm trọng
Mặc dù phần lớn các trường hợp trĩ đều có thể chữa khỏi tại nhà nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu trực tràng, đi kèm với đó là giảm cân ngoài ý muốn hoặc thiếu máu. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn. Nhiều người dù nhận ra các dấu hiệu, song vì tâm lý e ngại mà chỉ âm thầm chịu đựng hoặc điều trị qua loa. Đến khi bệnh đã bùng phát, xuất hiện các triệu chứng như chảy máu liên tục, búi trĩ sưng to sa ra ngoài thì mới đi khám, tuy nhiên lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Dù bệnh trĩ không gây tử vong nhưng một khi các biến chứng xảy ra như tắc mạch, nhiễm khuẩn, mất máu sẽ gây ra nhiều đau đớn khó tả cho người bệnh. Vì vậy, trong trường hợp nếu đã tự uống thuốc và điều trị tại nhà nhưng bệnh trĩ không thuyên giảm, người bệnh cần có suy nghĩ tích cực, bỏ qua tâm lý ngại ngùng để điều trị tận gốc cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hemocyl – giải pháp cho người bị trĩ
Kết quả từ nghiên cứu lâm sàng tại Croatia đã chỉ ra rằng Hemocyl là một giải pháp xuất sắc cho người bị trĩ:
- Hiệu Quả Cao: Trên 94% bệnh nhân đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của bệnh trĩ.
- Thuận Tiện Sử Dụng: Hemocyl được sản xuất dưới dạng viên nang, giúp việc sử dụng trở nên thuận tiện và dễ dàng cho người dùng.
- Tác Dụng Nhanh Chóng: Hầu hết bệnh nhân đã trải qua sự cải thiện đáng kể hoặc loại bỏ các triệu chứng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng Hemocyl, và các kết quả tích cực được duy trì trong suốt quá trình điều trị trong vòng 14 ngày.
- Hiệu Quả Kéo Dài: Hemocyl không chỉ giúp giảm các triệu chứng ngay lập tức, mà còn duy trì hiệu quả kéo dài trung bình ít nhất 6 tháng sau quá trình điều trị.
- Hiệu Quả Vượt Trội: Hemocyl được công nhận là một phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn, mang lại sự giảm nhẹ và thoải mái cho những người phải đối mặt với vấn đề này.
Bị trĩ nên làm gì, không nên làm gì? Hy vọng những lời khuyên ở trên giúp mọi người hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của trĩ cũng như các biện pháp đối phó với nó. Với trĩ, nếu dùng thuốc đúng cách cũng như áp dụng các thay đổi trong lối sống thì việc chữa trị cũng khá đơn giản, có thể dứt điểm sau 7 ngày điều trị.