Dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng, liệu pháp chống dị ứng
Dị ứng là sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với một chất vô hại, được gọi là chất gây dị ứng ví dụ như bụi, phấn hoa. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, các tế bào của cơ thể sẽ giải phóng các hóa chất, chẳng hạn như histamin, có thể gây viêm, sưng ảnh hưởng đến da, hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Chính điều này dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi và phát ban. Ở một số người, phản ứng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng (sốc phản vệ).
Thực tế, có nhiều loại dị ứng, gồm dị ứng theo mùa (phân hoa), thực phẩm, thuốc, vật nuôi, nấm mốc, côn trùng và nhựa mủ. Khi đó, các bác sĩ chuyên về các bệnh dị ứng sẽ tiến hành chẩn đoán dị ứng thông qua việc khám tổng quan, xem xét về triệu chứng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm dị ứng. Khi đó, họ sẽ đưa ra các phương án điều trị như dùng thuốc, liệu pháp miễn dịch và thay đổi lối sống.
Dị ứng là một bệnh lý khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người Mỹ và khoảng 20% dân số trên thế giới.
Mục lục
Phân loại dị ứng
Có nhiều loại dị ứng khác nhau, mỗi loại lại có nguyên nhân và triệu chứng cụ thể. Việc hiểu rõ về các loại dị ứng là cực kỳ quan trọng để chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Dị ứng thuốc: Đây là dị ứng xảy ra khi cơ thể bạn phản ứng với một loại thuốc nào đó.
Dị ứng thực phẩm: Xảy ra khi cơ thể bạn ăn phải một loại thực phẩm nào đó, ví dụ như đậu phộng. Khi đó, các triệu chứng sẽ bao gồm ngứa, phát ban và khó thở.
Dị ứng phấn hoa: Còn được gọi là sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng. Dị ứng phấn hoa xảy ra khi cơ thể bạn có phản ứng với phấn hoa của cỏ, cây cối.
Dị ứng latex: Xảy ra khi cơ thể bạn phản ứng với latex cao su tự nhiên, chất được tìm thấy ở trong khá nhiều sản phẩm như băng (dùng trong y tế) và bóng bay.
Dị ứng côn trùng: Là loại dị ứng khi cơ thể bạn phản ứng với nọc độc của côn trùng, chẳng hạn như ong hoặc tò vò.
Dị ứng nấm mốc: Xảy ra khi các bào tử từ nấm mốc xâm nhập vào đường hô hấp, khi đó cơ thể bạn bắt đầu phản ứng vào các bào tử này. Các bào tử nấm mốc thường được tìm thấy trong môi trường ẩm ướt.
Dị ứng vật nuôi: Đây là loại dị ứng rất dễ nhận biết, là hiện tượng cơ thể bạn phản ứng với protein trong lông động vật (vảy da), nước tiểu hoặc nước bọt của động vật.
Các dị ứng trong nhà khác: Có thể kể đến như gián, mạt bụi.
Các triệu chứng của dị ứng
Tùy thuộc vào từng loại dị ứng mà các triệu chứng của dị ứng cũng rất khác nhau. Vùng cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng chính là vùng bị phản ứng dị ứng gây ảnh hưởng nhất nhất. Ví dụ, dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô) xảy ra khi bạn hút phải các phấn hoa, gây ra các triệu chứng đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi.
Triệu chứng của dị ứng da
Khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng (viêm da tiếp xúc) sẽ gây ra phản ứng da. Các chất dị ứng phổ biến nhất của loại này thường là phấn hoa, nấm mốc, bụi bặm, lông thú cưng. Các triệu chứng dị ứng da thường gặp nhất chính là phát ban, ngứa, sưng tấy, rạn da, đỏ ửng, da bong tróc.
Triệu ứng của dị ứng mũi
Dị ứng mũi, hay còn gọi là viêm mũi hoặc sốt cỏ khô, xảy ra khi đường mũi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể kéo dài hằng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng dị ứng mũi chính là hắt xì, ngứa mắt và mũi, sổ mũi, tắc nghẽn xoang, chảy dịch mũi sau.
Triệu chứng của dị ứng mắt
Các triệu chứng dị ứng mắt (hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng) xảy ra khi mắt tiếp xúc với các chất gây dị ứng, làm mắt bị kích ứng và gây viêm. Nguyên nhân gây dị ứng mắt thường đến từ phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, vảy da thú cưng. Khi đó, bạn có thể nhận biết dị ứng mắt qua các dấu hiệu như mắt đỏ, ngứa, cảm giác nóng rát hoặc có sạn trong mắt, chảy nước nước, sưng mí mắt.
Triệu chứng của dị ứng đường tiêu hóa
Dị ứng đường tiêu hóa là vấn đề liên quan đến phản ứng dị ứng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân phổ biến nhất của loại dị ứng này chính là dị ứng thực phẩm, có thể đến từ nhiều loại thực phẩm như đậu phộng, sữa, trứng, đậu nành, lúa mì. Loại dị ứng này thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, sốc phản vệ.
Sốc phản vệ
Đây là một loại phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của bạn, nguy hiểm hơn là có thể xảy ra nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước. Sốc phản vệ có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể như da, hệ hô hấp, tim mạch và cả tiêu hóa. Các triệu chứng của nó thường là phát ban (da), sưng mặt hoặc lưỡi, khó thở, thở khò khè, tức ngực, mạnh nhanh hoặc yếu, nôn mửa, da nhợt nhạc, cơ thắt tử cung, cảm giác sợ hãi.
Nguyên nhân gây ra dị ứng
Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể có sự nhầm lẫn đối với một chất vô hại, chẳng hạn như phấn hoa, thực phẩm, nghi ngờ chúng là mối đe dọa. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng ra các hóa chất, bao gồm histamine, leukotriene và cytokine để chống lại nó. Những hóa chất này chính là nguyên nhân kích hoạt sự khởi đầu của các triệu chứng dị ứng.
Hiện tại, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất của dị ứng, tuy nhiên các yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò chính. Theo đó, những người có tiền sử gia đình bị dị ứng sẽ có khả năng bị dị ứng hơn người khác. Việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong khi hệ miễn dịch đang suy yếu, chẳng hạn như mang thai hoặc sau bệnh, đều tác động đến sự phát triển của dị ứng.
Các yếu tố rủi ro
Một số các yếu tố rủi do có thể làm tăng nguy cơ gây ra dị ứng. Các yếu tố rủi ro đó thường là những vấn đề sau:
- Tiền sử gia đình bị dị ứng
- Người mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh chàm
- Sống ở thành phố
- Tuổi (trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị dị ứng)
Các phương pháp chẩn đoán dị ứng
Để chẩn đoán dị ứng, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bạn về các triệu chứng như tần suất, mức độ nghiêm trọng. Tiếp đó là thông tin về môi trường nơi ở và nơi làm việc, để từ đó xác định các chất gây dị ứng tiềm ẩn mà bạn tiếp xúc. Bên cạnh đó, họ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý dị ứng của bạn và các thành viên trong gia đình.
Sau đó, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số các kiểm tra thể chất về mắt, tai, mũi và phổi của bạn. Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng về đường hô hấp, ví dụ như ho, sổ mũi, họ sẽ kiểm tra chức năng phổi. Cuối cùng, bạn sẽ được đề nghị để làm một số xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm dị ứng da: Lúc này, da của bạn sẽ cho tiếp xúc với một lượng nhỏ chất dị ứng, trường hợp bị dị ứng, vùng da sau khi tiếp xúc khoảng 15 phút sẽ bị sưng, đỏ và ngứa.
Xét nghiệm máu: Được gọi là xét nghiệm Immunoglobulin E (sldE) đặc hiệu dị nguyên, là xét nghiệm đo mức kháng thể slgE khác nhau trong máu, dùng để sàng lọc dị ứng với một chất cụ thể.
Xét nghiệm trong da: Cũng giống như xét nghiệm dị ứng da, các bác sĩ sẽ tiêm một chất dị ứng vào bên trong hạ bì da. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện nếu như test nội sinh (test lảy da, test chích da) cho kết quả âm tính nhưng các bác sĩ nghi ngờ bạn bị dị ứng.
Kiểm tra miếng dán: Đây cũng là một phương pháp được sử dụng để xác định chất gây dị ứng. Các bác sĩ sẽ bôi một miếng dán nhỏ có chứa chất gây dị ứng lên da của bạn, sau đó băng lại và kiểm tra phản ứng sau 2-4 ngày. Nếu bị dị ứng, vị trí dán sẽ bị phát ban.
Test khẳng định: Các bác sĩ sẽ cho bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ chất nghi ngờ gây dị ứng (có thể là thuốc hoặc thực phẩm) để chờ đợi các dấu hiệu của dị ứng. Trong một số các trường hợp, các cơ sở y tế có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm bổ sung, ví dụ như chụp X – quang ngực và xoang.
Các liệu pháp chống dị ứng
Hiện nay, không có phương pháp chữa dị ứng dứt điểm, chỉ có thể là giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa sự tái phát về sau này. Tùy thuộc từng loại dị ứng cũng như các triệu chứng mà các bác sĩ sẽ thông tin đến bạn.
Tránh chất gây dị ứng
Việc tránh các chất gây dị ứng là điều rất quan trọng để bạn kiểm soát dị ứng. Mặc dù, khó tránh một số chất gây dị ứng bạn có thể thực hiện các bước để giảm tiếp xúc với chúng. Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng của mỗi người mà mỗi người có hướng giải quyết khác nhau, ví dụ như tránh một số loại thực phẩm, tránh các hoạt động ngoài trời hoặc đeo khẩu trang trong mùa sốt cỏ khô, lắp bộ lọc không khí, sử dụng quần áo bảo hộ để tránh côn trùng cắn.
Thuốc
Một số các loại thuốc, dù là mua tự do hay theo toa đều có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của dị ứng. Nó có thể là các loại thuốc sau:
Thuốc kháng histamine: Có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamine sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng để làm giảm các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, sổ mũi và hắt hơi.
Thuốc thông mũi: Có tác dụng tác động vào các mạch máu trong đường mũi để giảm viêm và giảm nghẹt mũi.
Corticosteroid: Làm giảm viêm và sưng các triệu chứng dị ứng. Corticosteroid có thể dùng để bôi tại chỗ, uống hoặc dùng dưới dạng xịt mũi.
Thuốc ổn định tế bào mast: Bằng việc uống hoặc hít chất này sẽ làm ngăn chặn việc giải pháo histamine và các hóa chất khác nhằm làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Thuốc kháng Leukotriene: Có công dụng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch đối với chất gây dị ứng để ngăn chặn các triệu chứng.
Epinephrine: Dùng dưới dạng tiêm (Epi-Pen), dùng cho trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng (sốc phản vệ).
Liệu pháp miễn dịch
Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phơi bày một lượng nhỏ chất gây dị ứng để tạo khả năng miễn dịch theo thời gian. Liệu pháp này khá đặc hiệu với chất gây dị ứng, được khuyến nghị dùng cho những người bị dị ứng nghiêm trọng và dai dẳng khi áp dụng các phương pháp khác không đạt hiệu quả.
Liệu pháp miễn dịch dưới da (SCIT): Là mũi tiêm dị ứng, được tiêm 1-2 lần mỗi tuần trong vòng 6 tháng cho đến khi đạt được liều duy trì. Sau đó, liều duy trì sẽ được tiếp tục ít nhất mỗi tháng 1 lần trong 3-5 năm. Liều lượng mỗi lần tiêm sẽ tăng dần để giảm độ nhạy cảm, đồng thời các mũi tiêm được tiêm ít thường xuyên hơn.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưới (SLIT): Một lượng nhỏ chất gây dị ứng sẽ được đưa vào dưới lưỡi với mục đích là làm cho hệ miễn dịch ít nhạy cảm hơn với chất gây dị ứng. Có thể mất đến 14 tuần SLIT để cảm nhận sự khác biệt.
Làm thể nào để chống lại các cơn dị ứng?
Không phải khi nào cũng có thể ngăn ngừa được các phản ứng dị ứng, nhưng vẫn có những biện pháp giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nó. Dưới đây là một số cách để tránh:
Xác định và tránh các chất gây dị ứng: Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây dị ứng để tránh chúng. Khi đó, việc xét nghiệm dị ứng cũng như theo dõi các triệu chứng sẽ giúp bạn xác định đó là chất gây dị ứng nào và khi nào cần chủ đồng phòng tránh (ví dụ như mùa phấn hoa).
Giảm các chất gây dị ứng trong nhà: Đóng cửa sổ, sử dụng bộ đồ giường chống dị ứng, lắp bộ lọc không khí và hút bụi thường xuyên là cách để giảm các chất gây dị ứng trong nhà.
Dùng thuốc dị ứng: Việc dùng thuốc theo quy định của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.
Các tình trạng đi kèm với dị ứng
Dị ứng có thể liên quan đến một số tình trạng y tế khác, nó có thể xảy ra song song cùng nhau. Một số bệnh lý phổ biến nhất là hen suyễn, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa, người có vấn đề về tinh thần,…
Cách để sống cung với bệnh dị ứng
Chịu đựng bệnh lý dị ứng không phải là một điều dễ dàng. Trải qua các triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, việc kiểm soát dị ứng đúng cách có thể làm giảm tác động của dị ứng đối với các hoạt động hằng ngày của bạn và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Khi đó, tìm hiểu về tình trạng dị ứng của bản thân, tránh các chất gây dị ứng và tuân theo sự điều trị của bác sĩ sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn.