Tìm hiểu ngay thủ phạm gây đau đầu mất ngủ ở phụ nữ sau sinh và cách giải quyết hữu hiệu
Đau đầu, mất ngủ sau sinh là vấn đề khá phổ biến mà nhiều bà mẹ gặp phải. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố (hormone) sau khi sinh.
Đau đầu, mất ngủ là những vấn đề thường gặp và có khả năng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một vòng lặp ở phụ nữ sau sinh. Giai đoạn hậu sản có rất nhiều yếu tố làm trầm trọng thêm các rối loạn đau đầu nguyên phát, sau đó cơn đau có thể gây cản trở giấc ngủ. Ngược lại, tình trạng mất ngủ, căng thẳng tăng lên khi chăm sóc trẻ sơ sinh cũng góp phần khởi phát tình trạng đau đầu. Tìm hiểu về các tác nhân dẫn đến đau đầu, mất ngủ sau sinh sẽ giúp các mẹ biết cách thư giãn, giảm nhẹ các triệu chứng cũng như tìm kiếm những giải pháp phù hợp, an toàn để tạm biệt vấn đề này.
Mục lục
Đâu là “thủ phạm” gây đau đầu mất ngủ sau sinh?
Những nguyên nhân gây đau đầu, mất ngủ sau sinh bao gồm:
- Nồng độ hormone giảm. Sự sụt giảm lượng hormone estrogen trong những tuần sau sinh có thể gây ra đau đầu. Đặc biệt là loại đau nửa đầu vốn nhạy cảm với sự thay đổi hormone trong cơ thể. Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh bao gồm cả giảm lượng estrogen và progesterone. Trong đó, progesterone tạo điều kiện cho cảm giác thư giãn, buồn ngủ, còn estrogen giúp giảm thời gian cần để chìm vào giấc ngủ cũng như duy trì thời gian ngủ liền mạch.
- Căng thẳng trong quá trình chăm sóc của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có nhu cầu được chăm sóc liên tục có thể gây rối loạn nhịp sinh học của mẹ, khiến các mẹ thường bỏ bữa, quên uống đủ nước và mất ngủ do bị gián đoạn bởi trẻ quấy khóc trong đêm. Tình trạng căng thẳng khi nghe trẻ khóc và đáp ứng những nhu cầu của trẻ có thể khiến cơn đau đầu bùng phát.
- Tác dụng phụ gây tê ngoài màng cứng. Dịch tủy sống có khả năng bị chảy ra ngoài khi bạn tiêm gây tê ngoài màng cứng. Điều này làm thay đổi áp lực của dịch não tủy bao quanh não và dẫn đến đau đầu. Bác sĩ sẽ cảnh báo với bạn về tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp này và dặn dò những điều cần lưu ý khi nào đến gặp bác sĩ điều trị.
Những thay đổi về thể chất trong thời kỳ mang thai cũng có thể khiến bạn bị đau đầu triệu chứng, tức là không phải các loại đau đầu nguyên phát như đau nửa đầu, đau đầu từng cơn,… Những thay đổi trong mạch máu có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật sau sinh hoặc nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn trong giai đoạn hậu sản. Cả hai tình trạng này đều có triệu chứng phổ biến là đau đầu.
Với những phụ nữ lớn tuổi, sự thay đổi nồng độ hormone sau sinh có thể tiếp nối cùng sự dao động hormone ở giai đoạn tiền mãn kinh, thời gian chuyển tiếp sang mãn kinh. Lúc này, các triệu chứng vận mạch do estrogen suy giảm như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm hoặc dễ thay đổi tâm trạng có thể góp phần gây khó ngủ, mất ngủ sau sinh.
Đau đầu, mất ngủ có thể liên quan đến trầm cảm sau sinh
Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Mối quan hệ này có thể là hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau khi trầm cảm cũng thường gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ. Hơn nữa, cả mất ngủ và trầm cảm sau sinh dường như đều bắt nguồn từ những nguyên do tương đồng, bao gồm trạng thái căng thẳng, lo âu và thay đổi nồng độ hormone.
Sau khi sinh, nồng độ các hormone estrogen, progesterone và hormone tuyến giáp bị thay đổi làm ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ – thức. Từ đó, các mẹ có khả năng mắc phải chứng trầm cảm sau sinh nếu đã có nguy cơ từ trước, đặc biệt khi giấc ngủ không được cải thiện. Trường hợp trẻ sơ sinh khó dỗ và thường xuyên thức giấc vào ban đêm cũng làm tăng triệu chứng trầm cảm, lo âu và mệt mỏi ở người mẹ.
Thêm vào đó, đau đầu nguyên phát ở phụ nữ sau sinh, nhất là đau nửa đầu cũng xuất hiện do ảnh hưởng từ sự thay đổi hormone. Có thể nói, mất ngủ, đau đầu và trầm cảm sau sinh có sự tương tác qua lại, thúc đẩy nhau phát triển trầm trọng hơn. Nếu nhận thấy các triệu chứng trầm cảm xuất hiện, nghiêm trọng dần theo thời gian, các mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để điều trị, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hầu hết những cơn đau đầu sau sinh nguyên phát như đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đau đầu triệu chứng với biểu hiện dữ dội, đột ngột cùng các dấu hiệu bất thường khác có thể liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng như tiền sản giật sau sinh hoặc cục máu đông trong não. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau đầu kèm theo các dấu hiệu đáng chú ý sau:
- Mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
- Lú lẫn, rối loạn chức năng nhận thức
- Sưng mặt, tay, chân hoặc tứ chi
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau ở gần xương sườn
- Khó thở, co giật
Bạn có thể tạm biệt tình trạng đau đầu mất ngủ sau sinh bằng cách nào?
Với triệu chứng đau đầu, bác sĩ cần xác định cơn đau nguyên phát hay thứ phát và nguyên nhân gây đau đầu là gì để có phương pháp điều trị. Trường hợp đau đầu, mất ngủ sau sinh chủ yếu liên quan đến tình trạng căng thẳng khi phải chăm sóc trẻ sơ sinh, rối loạn giờ giấc sinh hoạt, ảnh hưởng bởi sự thay đổi hormone thì bạn có thể thử các cách tự giải quyết tại nhà như:
- Sử dụng một thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol.
- Nhờ hỗ trợ từ người thân trong gia đình để có thêm thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.
- Tranh thủ ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng cân bằng, tránh tự tạo áp lực lên bản thân để hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh.
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ cân bằng hormone từ bên trong. Lưu ý, nếu dùng liệu pháp thay thế hormone hoặc các sản phẩm cung cấp hoạt chất tác động như hormone estrogen thì nên dùng sau khi ngưng cho con bú hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ. Các tác dụng phụ tiềm ẩn từ estrogen hay phytoestrogen lên phụ nữ đang cho con bú có thể xảy ra và nguy cơ có thể nhiều hơn lợi ích nhận được.
Đối với những phụ nữ lớn tuổi sau sinh không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cho con ngưng bú sữa mẹ sớm, bạn có thể sử dụng sản phẩm giúp cân bằng hormone để giải quyết tình trạng đau đầu, mất ngủ do thay đổi nồng độ hormone, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh có xu hướng xuất hiện trong độ tuổi này. Sự thiếu hụt hormone sau sinh cùng với giai đoạn tiền mãn kinh có thể khiến các mẹ gặp nhiều ảnh hưởng về tâm trạng, tinh thần trong thời gian chăm sóc con.
Femarelle Revejunate là một sản phẩm giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ với hoạt chất chính DT56a cùng chiết xuất từ hạt lanh, vitamin B2 và B7 dành riêng cho phụ nữ tiền mãn kinh trong độ tuổi từ 35 – 49. Trong đó, DT56a là một phyto-SERM tức là chất có khả năng hoạt động chọn lọc trên thụ thể estrogen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cường tác động của estrogen trên các tế bào đích cần thiết nhưng không làm thay đổi nồng độ hormone, không gây tác dụng phụ như khi bổ sung estrogen liều cao như làm tăng sản niêm mạc tử cung, nguy cơ huyết khối,…
Femarelle Revejunate giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm cả đau đầu, mất ngủ cũng như cải thiện tâm trạng cho phụ nữ trong độ tuổi này, từ đó giúp tinh thần thoải mái, cân bằng năng lượng trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo
- Postpartum Headache https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/postpartum-headache Ngày truy cập 29/10/2024
- Postpartum Headache https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537101/ Ngày truy cập 29/10/2024
- How Sex Hormones Affect Migraine: An Interdisciplinary Preclinical Research Panel Review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10889915/ Ngày truy cập 29/10/2024
- Sleep and tiredness after having a baby https://www.nhs.uk/conditions/baby/support-and-services/sleep-and-tiredness-after-having-a-baby/ Ngày truy cập 29/10/2024
- Postpartum Insomnia https://www.sleepfoundation.org/insomnia/postpartum-insomnia Ngày truy cập 29/10/2024
- Sleep Deprivation and Postpartum Depression https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/sleep-deprivation-and-postpartum-depression Ngày truy cập 29/10/2024
- Sleep Disturbances Across a Woman’s Lifespan: What Is the Role of Reproductive Hormones? https://academic.oup.com/jes/article/7/5/bvad036/7078096 Ngày truy cập 29/10/2024