Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em
Đường hô hấp ở người được biết đến là nơi để hít oxi đi vào và thải ra khí carbon dioxide, từ đó khiến nó dễ dàng trở thành điểm xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, đối với trẻ em, chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện dễ gây ra một số các bệnh về hệ hô hấp, mũi, họng và phổi. Nắm rõ danh sách các bệnh hô hấp ở trẻ em là cách để người lớn sớm nhận biết và có sự dự phòng an toàn ngay từ đầu.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết cách bệnh hô hấp ở trẻ
Vào thời điểm giao mùa, nhất là khi bước vào mùa đông, lượng không khí lạnh có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp. Việc hít chúng vào có thể làm khô lớp màn mỏng vốn có bên trong cổ họng, khiến chúng bị mất nước và trở nên khô hơn. Song song với đó, thời tiết lạnh còn làm tăng sản xuất chất nhầy, làm cho nó trở nên đặc dính hơn.
Khi bị bất kỳ một vấn đề nào về đường hô hấp, các nhỏ có thể mắc phải một hoặc một số các triệu chứng như dưới đây:
- Ho nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày cùng như những người xung quanh
- Ho ngắt quãng kéo dài hơn 1-2 tuần
- Ho hoặc khó thở, thở khò khè khi gắng sức hoặc khi thay đổi thời tiết
- Ngáy hoặc thở không đều, trở nên ngắt quãng
- Chất nhầy quá mức, nghẹt mũi thường xuyên, thở to
- Khó chịu ở tai, mũi hoặc ngực
- Thường xuyên chảy máu mũi hoặc ho ra máu
Nếu bạn bắt gặp con mình đang gặp bất kỳ những triệu chứng nào ở trên, điều đó có nghĩa rằng bé đang bị bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng chung thường là ho, khó thở, có đờm, đau ngực,… tuy nhiên mỗi biểu hiện đều sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý cũng như mức độ bệnh. Đó chính là lý do mà bạn cần phân biệt rõ được các bệnh hô hấp ở trẻ em để kịp thời can thiệp.
Những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em
Cúm
Gây ra bởi một loại virus có tên là influenza, cúm thường gây ra sốt cao từ 5 đến 7 ngày. Kèm theo đó là một số các triệu chứng như đau cơ, mệt mỏi, ho và sổ mũi kéo dài. Hầu hết các trường hợp cúm ở trẻ em sẽ khỏi trong vòng chưa hết một tuần. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ bị bệnh nặng hơn và có thể cần được điều trị tại bệnh viện.
Cúm thường không trở nặng nhưng cũng có thể dẫn đến biến chứng là viêm phổi và nhập viện do nhiễm trùng thứ cấp, thậm chí là gây tử vong ở trẻ. Cúm thường gây ra sốt cao ở trẻ em hơn là người lớn và đồng thời các ảnh hướng của chúng đến tiêu hóa cũng tồi tệ hơn.
Hiện tại, không có một loại thuốc nào có thể giúp chữa khỏi bệnh cúm, chỉ có một loại thuốc kháng virus, gọi là Oseltamivir (Tamiflu), được chỉ định dùng trong vòng 48 tiếng kể từ khi bắt đầu sốt, với mục đích rút ngắn thời gian mắc bệnh. Các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi, uống đủ nước để chống nhiễm trùng. Đồng thời, uống Acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau cơ, hạ sốt và sự khó chịu.
Cảm lạnh
Thường được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh cũng là một trong số các bệnh hô hấp ở trẻ khá phổ biến, gây nên bởi virus. Theo nhiều báo cáo, hầu hết các bé trung bình bị cảm lạnh từ 6 đến 8 lần mỗi năm. Nguyên nhân thường đến từ việc tiếp xúc với các giọt bắn trong không khí hoặc rực tiếp với người bệnh. Các triệu chứng phổ biến là hắt hơi, ho, sổ mũi, đau họng và nhức đầu.
Viêm phế quản
Bệnh về hô hấp ở trẻ này chính là tình trạng viêm phế quản hoặc các ống thở lớn trong phổi, thường gây nên bởi virus hoặc có thể là những yếu tố khác, chẳng hạn như bụi, chất gây dị ứng, khói thuốc lá,…Bệnh thường khởi phát sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm hoặc nhiễm virus khác ở mũi, miệng hoặc cổ họng (đường hô hấp trên).
Triệu chứng điển hình nhất của viêm phế quản đó là ho liên tục, có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Ngoài ho khan, các biểu hiện khác cũng xuất hiện như sổ mũi, đau ngực và cảm giác tắc nghẽn, sốt và ớn lạnh, mệt mỏi, đau họng, thở khò khè. Được biết, một số trẻ có nguy cơ bị viêm phế quản cấp hơn là trẻ có tiền sử bị viêm xoang mạn tính, dị ứng, hen suyễn, dị ứng, Amidan và adenoids mở rộng, tiếp xúc khói thuốc lá thụ động.
Các triệu chứng của cảm lạnh cũng khá giống với cúm, tuy nhiên cúm thường sốt nhẹ hơn và ít nguy cơ bị viêm phổi thứ phát hơn. Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ giống với người lớn, song trẻ thường có xu hướng sốt nhẹ còn người lớn thì không. Đối với trẻ ở mọi lứa tuổi, cảm lạnh cần được chú ý khi có các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài trong 3 ngày gồm chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh lục, đi kèm sốt cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các loại siro ho và thuốc cảm lạnh không được coi là giải pháp hiệu quả và không được khuyên dùng, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi. Hầu hết các trương hợp, bé sẽ tự khỏi sau vài ngày và bị một vài lần trong năm nên không cần phải quá lo lắng. Các bố mẹ nên tăng cường sức đề kháng để trẻ tránh bị cảm lạnh thường xuyên.
Hen suyễn
Hay còn gọi là hen phế quản, chính là tình trạng viêm mạn tính đường thở, tạo ra các tình trạng như co thắt, phù hề, tăng tiết đờm gây tắc nghẽn đường thở. Hen suyễn được nhận biết với các dấu hiệu như thở khò khè, khó thở, cảm giác nặng ngực và ho tái đi tái lại nhiều lần, tần suất tăng vào ban đêm và sáng sớm.
Nguyên nhân gây ra hen suyễn ở trẻ em thường đến từ việc phổi và đường thở của chúng bị viêm khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Một số các tác nhân phổ biến kể đến như hít phải phấn hoa, tiếp xúc với các dị nguyên như vảy của thú cưng hoặc là bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Bệnh hen suyễn ở trẻ có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu, cản trở đến việc vui chơi, thể thao, học tập và cả giấc ngủ của chúng. Ở một số trẻ, hen suyễn nếu không được kiểm soát có thể gây ra các cơn hen suyễn nguy hiểm. Bệnh lý này cũng tăng nguy cơ mắc viêm phế quản hay viêm phổi ở trẻ, là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Hen suyễn ở trẻ không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn phổi bị tổn thương.
Viêm khoang mũi và viêm xoang
Hay còn gọi là nhiễm trùng xoang, viêm xoang là tình trang viêm hoặc sưng mô lót ở các xoang. Một khi chất lỏng tích tụ ở trong các túi khí phía sau mũi và mắc sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Nguyên nhân được xác định có thể là do virus hoặc vi khuẩn, nếu là do nấm, bạn sẽ thấy có đờm đặc ở trẻ chảy xuống họng và gây ho.
Viêm xoang thường khiến trẻ bị sốt, đau quanh miệng và hôi miệng kéo dài hơn 1-2 tuần. Bên cạnh đó, một số các dấu hiệu khác gồm có, sổ mũi, cảm giác nghẹt mũi nặng, đau ở hốc mắt và mũi, buồn ói. Tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể cũng như tiền sử bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Một số các sự lựa chọn thường bao gồm thuốc kháng sinh, giảm đau bằng Acetaminophen, thuốc thông mũi hoặc chất làm loãng dịch nhầy, máy tạo độ ẩm, xịt mũi để giảm viêm, thuốc điều trị GERD hoặc phẫu thuật.
Bên cạnh các bệnh lý trên, các bệnh hô hấp ở trẻ em còn phổ biến với một số bệnh khác như viêm thanh quản, viêm họng liên cầu, viêm phổi,vv… Hầu hết các bệnh đều có những triệu chứng điển hình khá giống nhau, tuy nhiên mỗi bé cần được chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân thực sự và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Sức khỏe của con nhỏ luôn là điều mà các bậc cha mẹ quan tâm và lo lắng, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp ở trẻ khá phổ biến nhưng lại có thể gây hại. Vì vậy, là cha mẹ, điều quan trọng nhất vẫn là biết về sự nguy hiểm của chúng để có sự chuẩn bị tốt, nhằm có những hành động kịp thời để xử lý, nhằm ngăn chặn những tác động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe tổng thể của các bé về sau này.