Búi trĩ, sa búi trĩ, lòi dom là gì?
Trĩ là một trong những bệnh lý không đáng lo ngại, có thể bắt gặp ở bất cứ ai và nó đang có xu hướng trẻ hóa. Liên quan đến các thuật ngữ của bệnh lý này chúng ta có cụm từ búi trĩ, thường đi liền với tình trạng sa búi trĩ, hay còn gọi là lòi dom hay trĩ sa ra ngoài. Tuy nhiên, không nhiều người biết búi trĩ là gì, chúng nằm ở đâu, có nguy hiểm không, cách điều trị ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua những thông tin sau đây.
Mục lục
Búi trĩ là gì?
Được biết, các vấn đề về bệnh trĩ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Chúng thường bao gồm ngứa, tiết dịch nhầy hoặc cảm giác nóng rát ở hậu môn. Chảy máu không đau cũng là một dấu hiệu phổ biến, thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Bên cạnh đó, bệnh trĩ một khi sưng lên, thoát ra ngoài hậu môn và có thể được coi là búi trĩ.
Búi trĩ nằm trong ống hậu mô và các vùng quanh hậu mô, bao gồm các mạch máu, mô liên kết và một lượng nhỏ cơ. Nó chính là hệ quả của việc các đám rối tĩnh mạch bị áp lực quá nhiều, gây ra căng thẳng quá mức, làm ứ đọng máu và hình thành nên các búi trĩ. Chúng có thế xuất hiện ở cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
Sa búi trĩ là các búi trĩ xuất phát từ bên trong, thường có thể cảm nhận được ở bên ngoài hậu môn khi lau hoặc đi đại tiện. Biểu hiện chính của sự sa búi trĩ đó là sự xuất hiện của một hoặc nhiều khối sưng to có thể sờ thấy xung quanh hậu môn. Khi đó, các búi trĩ này sẽ thụt vô một cách tự nhiên hoặc bệnh nhân phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tuy nhiên, cũng có trường hợp búi trĩ không thể tự co vào hoặc đẩy vào, khiến cho búi trĩ nằm ngoài hậu môn gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
Các triệu chứng của sa búi trĩ
Sa búi trĩ thường có nhiều cấp độ khác nhau và mỗi cấp độ cũng sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Một khi để tình trạng trĩ nặng thì sa búi trí càng trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu của búi trĩ sa cực kỳ quan trọng, theo đó người bệnh có thể nhận diện chúng bằng những cách sau:
Búi trĩ trong – trĩ nội
Ở trĩ nội, búi trĩ sẽ xuất hiện ở người bị trĩ nội cấp độ 2 trở lên. Vào thời điểm này, búi trĩ đã có sự tăng về kích thường, khi đi đại tiện có thể cảm nhận được búi trĩ lòi ra nhưng sau đó sẽ tự động thụt vào.
Sang cấp độ 3, các búi trĩ trở nên phình to hơn, khi đi đại tiện thò hẳn ra ngoài, không thể tự co lên được mà phải dùng tay đẩy vào.
Ở cấp độ 4, đây cũng là lúc mà búi trĩ ở tình trạng nghiêm trọng nhất, nó đã chuyển sang lồi hẳn ra ngoài, không thể tự co vào hay đẩy vào được. Điều này phần nào gây ra sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh, nhất là khi đi đại tiện cũng như các hoạt động trong cuộc sống.
Búi trĩ trong – trĩ ngoại
Không giống như trĩ nội, búi trĩ ở người bị trĩ ngoại có thể phát hiện ngay ở những cấp độ đầu tiên. Khi đó, búi trí sẽ hình thành ở phía rìa hậu môn, ngay tại vị trí lớp da mỏng, có hình dạng ngoằn ngoèo, sần sùi, sờ bằng tay có thể cảm nhận rõ được.
Trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ có kích thước chỉ to bằng hạt đậu, vì thế mà khi dùng tay ấn vào là sẽ xẹp xuống. Một khi trĩ chuyển sang nặng hơn, búi trĩ sưng to và căng mọng, nhô hẳn ra ngoài không thể tự đẩy vào được. Riêng một số trường hợp nặng, búi trĩ sưng to còn làm tắc hậu môn.
Nguyên nhân gây ra sa búi trĩ
Sa búi trĩ thường xảy ra khi các lớp đệm mạch máu ở vùng hậu môn – trực tràng bị suy yếu. Đồng thời, việc để tình trạng táo bón kéo dài, buộc phải rặn nhiều vô tình làm tăng áp lực lên lớp đệm hậu môn. Áp lực tăng lên ở ống hậu môn (phần cuối của trực tràng) có thể khiến búi trĩ ngày càng to ra. Áp lực này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Thừa cân, béo phì
- Rặn nhiều khi đi cầu, ngồi lâu trong toilet
- Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
- Thường xuyên nâng vật nặng
- Mang thai và sinh con
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Giao hợp qua đường hậu môn
Theo đó, nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng theo độ tuổi, điều đó có nghĩa là người càng càng có khả năng mắc trĩ cao hơn. Khi đó, tỉ lệ bị trĩ tăng có thể do mô trở nên yếu hơn theo thời gian. Ngoài ra, các vấn đề về bệnh trĩ cũng được cho là có tính chất di truyền trong gia đình.
Cách làm xẹp búi trĩ
Búi trĩ có thể là một dấu hiệu bình thường, không đáng lo ngại khi bị trĩ. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chữa trị dứt điểm, để bệnh đi theo chiều hướng ngày càng nặng, trĩ có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điển hình phải kể đến như thiếu máu, búi trĩ bị nghẹt, hoại tử búi trĩ hay nhiễm trùng máu xuất phát từ trĩ huyết khối, áp xe hậu môn, ổ mủ tích tụ thâm nhập vào máu,vv…
Vì vậy, ngay khi nhận thấy sự xuất hiện ban đầu của các búi trĩ, người bệnh cần mau chóng tìm kiếm cách điều trị búi trĩ phù hợp. Theo đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị chủ yếu sẽ phụ thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể như sau:
Giai đoạn nhẹ: Với những trường hợp búi trĩ chỉ mới to lên một chút, các biểu hiện của trĩ cũng chưa quá nghiêm trọng, việc chữa trị lúc này khá dễ dàng. Khi đó, người bệnh cần thay đổi một số hành vi như bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, uống nhiều nước, tránh ngồi đại tiện quá lâu, ngâm hậu môn bằng nước diếp cá, tránh ngồi một chỗ,vv…
Giai đoạn nặng: Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Khi đó, tùy thuộc vào từng cấp độ bệnh khác nhau mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng xử lý khác nhau, cụ thể như sau:
+ Dùng thuốc: Đơn giản nhất là dùng thuốc, có thể lựa chọn giữa thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai. Mục đích của chúng là để ngăn chặn sự viêm nhiễm cũng như giúp búi trĩ co lại.
Hemocyl là một giải pháp hiệu quả và an toàn cho việc điều trị trĩ. Với công thức độc đáo và thành phần tự nhiên, Hemocyl giúp giảm viêm nhiễm và kích thích quá trình lành mạnh của cơ thể. Sản phẩm này không chỉ giúp giảm triệu chứng đau rát, sưng to và ngứa ở vùng trĩ mà còn giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh. Nếu bạn đang gặp vấn đề với trĩ, hãy tìm hiểu thêm về Hemocyl để có một giải pháp an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của bạn.
+ Thủ thuật: Liệu pháp xơ cứng có thể được xem xét để điều trị bệnh trĩ độ 1 và độ 2, được thực hiện bằng cách tiêm một dung dịch hóa học nhằm làm giảm lượng máu đến các búi trĩ. Cạnh đó, đối với trĩ độ 2 và độ 3 có thể áp dụng phương pháp thắt dây cao su, là thủ thuật buộc các búi trĩ ở gốc khiến chúng rụng đi sau một thời gian.
+ Phẫu thuật: Phương pháp này sẽ được chỉ định đối với các trường hợp trĩ độ 3, độ 4, khi mà trĩ đã sa ra ngoài ở cập độ nặng, không thể chữa khỏi bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Hiện nay, có một số các phương pháp được cho là phổ biến trong phẫu thuật trĩ, bao gồm khâu treo triệt mạch trĩ Longo, khâu triệt mạch trĩ bằng siêu âm Doppler hay cắt trĩ với dao Plasma,vv…
Có thể nói, sa búi trĩ chính là biểu hiện cho thấy rằng bệnh trĩ của bạn đang phát triển xấu đi và cần được kịp thời xử lý. Búi trĩ có kích thước càng to, càng sa ra ngoài thì bệnh tình càng nghiêm trọng và càng khó điều trị hơn. Vì vậy, ngay khi phát triển búi trĩ lúc còn kích thước nhỏ, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu cần thiết, nên kết hợp uống thuốc và bôi kem để kìm hãm sự phát triển của búi trĩ.