Nhận biết biểu hiện của bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và cách điều trị
Biểu hiện của bệnh loãng xương có thể xuất hiện ở phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh, làm tăng nguy cơ gãy xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống.
Mật độ xương bắt đầu giảm khi mức estrogen giảm dần từ trước khi mãn kinh kéo dài đến sau khi mãn kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ, nhất là ở giai đoạn hậu mãn kinh. Loãng xương nguyên phát chủ yếu xảy ra ở phụ nữ hậu mãn kinh 10 – 15 năm và ở đàn ông lớn tuổi khoảng 75 – 80 tuổi. Vậy bạn đã biết các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh loãng xương ở phụ nữ và cách điều trị, phòng ngừa loãng xương chưa? Hãy cùng tìm hiểu tiếp qua bài viết sau đây.
Mục lục
Cơ chế hình thành bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
Xương khỏe mạnh cần có quá trình tái tạo liên tục để duy trì mật độ xương. Về cơ bản, tế bào hủy xương và tế bào tạo xương là hai loại tế bào tạo nên đơn vị đa bào của xương, phối hợp với nhau để điều hòa sự cân bằng giữa quá trình tiêu xương với tạo xương. Trong đó, hormone estrogen có khả năng gây ảnh hưởng đến xương thông qua các cơ chế:
- Làm giảm độ nhạy của khối lượng xương với PTH (hormone tuyến cận giáp), dẫn đến làm giảm sự tiêu xương.
- Tăng sản xuất calcitonin, ức chế sự tiêu xương.
- Đẩy nhanh quá trình tiêu canxi ở ruột
- Giảm bài tiết canxi từ thận
- Tác động trực tiếp qua các thụ thể estrogen trên xương
Trong thời kỳ mãn kinh, chu kỳ chuyển hóa xương bình thường bị suy yếu do thiếu hụt estrogen. Điều này có thể do sự hiện diện của thụ thể estrogen trong các tế bào tiền thân của tế bào hủy xương và tế bào hủy xương đa nhân. Hoạt động tiêu xương tăng lên trong khi hoạt động của tế bào tạo xương giảm, dẫn đến mất khối lượng xương. Sự gia tăng tiêu xương tổng thể là do tác dụng ức chế bị yếu đi do estrogen tự nhiên giảm sút trên cả quá trình hình thành tế bào hủy xương và hoạt động của tế bào hủy xương.
Ở phụ nữ xảy ra 2 giai đoạn mất xương. Giai đoạn đầu tiên chủ yếu ở xương xốp và bắt đầu từ thời kỳ mãn kinh do kết quả của sự thiếu hụt estrogen, dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình tiêu xương với quá trình tạo xương. Sau khoảng 4 – 8 năm, giai đoạn thứ hai xuất hiện với tình trạng mất xương kéo dài ở cả xương xốp và vỏ xương, chủ yếu do giảm quá trình tạo xương. Đây là giai đoạn bị mất xương liên quan đến tuổi tác và cũng xảy ra ở nam giới.
Trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, mức giảm mật độ xương trung bình khoảng 10%. Thậm chí, khoảng 50% phụ nữ còn bị mất xương nhanh hơn, lên đến 10% – 20% trong vòng 5 – 6 năm quanh thời kỳ mãn kinh. Sau mãn kinh, 25% phụ nữ được cho là mất xương nhanh và có thể phát hiện thông qua thử nghiệm đo các dấu hiệu mất xương và tiêu xương.
Biểu hiện, triệu chứng của bệnh loãng xương là gì?
Thông thường ở giai đoạn đầu khi xảy ra tình trạng mất xương, bạn sẽ không biểu hiện triệu chứng nào cụ thể. Khi xương yếu dần đi, biểu hiện của bệnh loãng xương có thể xảy ra gồm:
- Đau lưng do xương cột sống bị gãy hoặc sụp
- Giảm chiều cao theo thời gian
- Có tư thế khom lưng
- Xương dễ gãy hơn bình thường
Nếu bạn trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hoặc dùng corticosteroid trong nhiều tháng hoặc có cha mẹ cũng bị loãng xương, gãy xương thì hãy gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra mật độ xương ngay cả khi chưa có biểu hiện của bệnh loãng xương nào.
Cách điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
Mục tiêu chính của điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ từ mãn kinh đến sau mãn kinh là phòng ngừa gãy xương, duy trì hoặc tăng mật độ xương, cải thiện chức năng thể chất. Các phương pháp quản lý bệnh loãng xương có thể là không dùng thuốc hoặc can thiệp dược lý với thuốc/ liệu pháp y tế.
Quản lý không dùng thuốc (chỉ định cho mức độ rủi ro thấp, trung bình và cao):
- Chế độ dinh dưỡng. Thực hiện các biện pháp giảm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi thông qua thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Chế độ ăn uống sẽ giúp bạn tránh gặp phải biểu hiện của bệnh loãng xương.
- Bổ sung canxi và vitamin D. Hầu hết phụ nữ sau khi mãn kinh không tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết qua chế độ ăn uống nên cần phải bổ sung thêm. Lượng canxi khuyến nghị hàng ngày là 1.200mg cho tất cả phụ nữ bị loãng xương. Đồng thời, vitamin D3 cũng cần được bổ sung với lượng khuyến cáo là 800IU mỗi ngày cho người trên 50 tuổi.
- Tập thể dục. Tập luyện thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp giúp giảm thiểu nguy cơ té ngã và gãy xương, cũng như mang lại lợi ích cho sức khỏe nói chung.
- Hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Nếu uống nhiều hơn 148ml rượu vang, 44ml rượu mạnh hoặc 355ml bia mỗi ngày sẽ gây hại đến sức khỏe xương và làm tăng nguy cơ té ngã. Hút thuốc lá cũng tác động tiêu cực đến xương cũng như sức khỏe tổng thể.
- Phòng ngừa té ngã. Những người có nguy cơ té ngã cao nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các chương trình phòng ngừa và vật lý trị liệu.
Can thiệp dược lý trong điều trị loãng xương được đề xuất cho trường hợp:
- Các phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xương đốt sống hoặc xương hông do loãng xương.
- Các phụ nữ sau mãn kinh có mật độ xương cho thấy bị loãng xương ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi hoặc toàn bộ vùng hông.
- Các phụ nữ mãn kinh có nguy cơ trong 10 năm, theo tính toán có 20% nguy cơ gãy xương do loãng xương lớn (xương cột sống, hông, vai và cổ tay) hoặc 3% nguy cơ gãy xương hông.
Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chống tiêu xương như liệu pháp thay thế hormone, bisphosphonates, SERM, denosumab.
Phòng ngừa và duy trì sức khỏe xương trong suốt thời kỳ mãn kinh
Để phòng ngừa và duy trì sức khỏe xương, hạn chế khả năng biểu hiện bệnh loãng xương từ lúc mãn kinh đến hậu mãn kinh, bạn có thể áp dụng những phương pháp quản lý không dùng thuốc được đề cập ở trên, như là:
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để tăng sức mạnh cơ bắp, tăng khả năng thăng bằng, hạn chế tế ngã, gãy xương.
- Hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc lá.
- Bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D mỗi ngày.
Sau khi mãn kinh, phụ nữ khoảng 50 tuổi trở lên có thể phòng ngừa mất xương nhờ vào liệu pháp thay thế hormone. Tuy nhiên, liệu pháp bổ sung estrogen không được khuyến cáo cho phụ nữ trên 60 tuổi do tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Ở những phụ nữ còn tử cung, liệu pháp estrogen nên phối hợp cùng progesteron để tránh tăng sản nội mạc tử cung, nguy cơ ung thư.
Một lựa chọn khác an toàn hơn, không gây ra những tác dụng phụ của liệu pháp hormone bổ sung estrogen hiện nay là phyto-SERM. SERM là chất điều biến chọn lọc thụ thể estrogen và tiền tố “phyto-” dùng để chỉ về nguồn gốc thực vật. Đặc điểm của phyto-SERM là chúng tác động lên đúng thụ thể estrogen trên tế bào đích để phát huy tác dụng mong muốn mà không ảnh hưởng đến những cơ quan khác như nội mạc tử cung, vú. Hiện nay, DT56a là một phyto-SERM đã được công nhận và chứng minh tác dụng bởi hơn 20 nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế, đồng thời được sự ủng hộ từ các chuyên gia.
DT56a là thành phần chính trong các sản phẩm Femarelle. Đặc biệt, dòng Femarelle Unstoppable dành riêng cho phụ nữ sau mãn kinh từ 60 tuổi trở lên phối hợp DT56a cùng calcium, vitamin D3, D-biotin và vitamin B2 giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương ở giai đoạn này. Đồng thời, sản phẩm còn cải thiện, ngăn ngừa các triệu chứng khác do thiếu hụt estrogen như khô và viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiểu. Femarelle Unstoppable cũng được chứng minh an toàn khi dùng lâu dài do:
- Không thay đổi nồng độ các hormone estrogen E2, TSH và FSH.
- Không tác động lên niêm mạc nội mạc tử cung (u xơ tử cung).
- Không ảnh hưởng nguy cơ huyết khối (thường gặp ở các thuốc bổ sung hormone).
Hãy nhớ, đừng chờ đến khi có biểu hiện của bệnh loãng xương mới bắt đầu tìm cách điều trị. Tất cả phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhất là sau khi mãn kinh đều nên chủ động tìm cách phòng ngừa loãng xương ngay từ sớm.
Nguồn tham khảo
- Primary osteoporosis in postmenopausal women https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/menopause-and-osteoporosis Ngày truy cập 24/11/2024
- Prevention and treatment of postmenopausal osteoporosis https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5643776/ Ngày truy cập 24/11/2024
- Osteoporosis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/symptoms-causes/syc-20351968 Ngày truy cập 24/11/2024
- A Comprehensive Review on Postmenopausal Osteoporosis in Women https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10711335/ Ngày truy cập 24/11/2024
- How To Prevent Osteoporosis After Menopause https://health.clevelandclinic.org/osteoporosis-and-menopause Ngày truy cập 24/11/2024
- Menopause and osteoporosis https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/menopause-and-osteoporosis Ngày truy cập 24/11/2024