Bệnh viêm phế quản: triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh viêm phế quản là một bệnh hô hấp khá phổ biến, nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Ở những giai đoạn khác nhau, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau và dẫn đến những biến chứng khác nhau, nghiêm trọng nhất phải kể đến là suy hô hấp và áp xe phổi. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin liên quan về viêm phế quản cũng như cách điều trị ra sao là điều quan trọng và cần thiết.
Mục lục
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tên gọi để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp chính của phổi (cụ thể là phế quản), khiến chúng bị kích thích và gây viêm. Khi đó, việc cố gắng loại bỏ chất nhầy khiến người bệnh bị ho dai dẳng. Các cơn ho có thể kéo dài từ hai tuần trở lên. Chất nhầy thường đặc, có thể bị đổi màu. Thông thường, viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra và tự khỏi, ngược lại viêm phế quản mãn tính không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được.
Viêm phế quản được chia làm 2 loại:
+ Viêm phế quản cấp tính: Đây là loại viêm phế quản phổ biến hơn, còn gọi là cảm lạnh ngực, thường cải thiện trong vòng một tuần đến 10 ngày mà không gây ra bất cứ vấn đề này. Virus chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phế quản cấp tính
+ Viêm phế quản mãn tính: Là một tình trạng nghiêm trọng hơn, khi niêm mạc ống phế quản luôn ở trong tình trạng kích ứng hoặc viêm liên tục, thường do hút thuốc. Khói và các chất kích thích khách có thể gây viêm phế quản cả cấp tính lẫn mãn tính.
Tuy nhiên, nếu một người bị viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính, lúc này cần được chăm sóc y tế. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), một người bị khí thũng cùng với viêm phế quản mãn tính sẽ được chẩn đoán mắc bệnh COPD. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Các triệu chứng của cả viêm phế quản mãn tính và cấp tính bao gồm một số các vấn đề về hô hấp, có thể kể đến như sau:
- Tắc nghẽn ngực, cảm giác ngực bị đầy hoặc bị tắc
- Ho có thể tiết ra chất nhầy trong, trắng, vàng hoặc xanh
- Hụt hơi
- Thở khò khè hoặc nghe như có tiếng huýt sáo khi thở
Trong khi đó, các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính cũng có thể bao gồm đau nhức cơ thể và ớn lạnh, có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng. Ngay cả khi các triệu chứng khác của viêm phế quản cấp tính đã biến mất, các cơn ho vẫn có thể kéo dài đến vài tuần.
Riêng các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể bùng phát thường xuyên, nhất là trong các tháng mùa đông, khi thời tiết giao mùa. Để xác định một người bị viêm phế quản mãn tính, có thể xem xét đến việc họ có bị ho hờm hằng ngày trong ít nhất 3 tháng trong năm, từ hai năm liên tiếp trở lên.
Nguyên nhân gây ra viêm phế quản
Hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản là do virus, tuy nhiên bất kể thứ gì gây kích thích đường thở đều có thể gây ra nó. Các nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng của viêm phế quản bao gồm:
- Virus: Các loại virus gây viêm phế quản bao gồm cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), vi rút adeno, vi rút reovirus (cảm lạnh thông thường) và vi rút corona.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn gây viêm phế quản bao gồm Bordetella ho gà, viêm phổi Mycoplasma và viêm phổi Chlamydia.
- Hít thở không khí ô nhiễm và những thứ khác làm hại đến phổi của bạn như khói hoặc bụi hóa học
- Hút thuốc lá hoặc cần sa hoặc hút thuốc lá thụ động trong thời gian dài
Bên cạnh đó, một số các yếu tố nguy cơ gây ra viêm phế quản. Theo đó, một người có nguy cơ mắc một trong hai loại viêm phế quản cao hơn nếu như họ có hút thuốc, bị hen huyễn và dị ứng hoặc có hệ thống miễn dịch kém, điều này thường xảy ra với những người tuổi và cả những người mắc bệnh mãn tính như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, theo nghiên cứu phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới và người có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi cũng dễ bị viêm phế quản hơn.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản
Đối với những bệnh nhân mắc viêm phế quản, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm và chẩn đoán. Dưới đây là một vài lợi khuyên có thể giúp giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh:
- Nghỉ ngơi
- Tắm nước nóng có thể rất tốt để làm lỏng chất nhầy.
- Uống thật nhiều nước: Uống trung bình từ 8 đến 12 lý nước mỗi ngày giúp làm loãng chất nhầy từ đó giúp người bệnh ho dễ dàng hơn.
- Dùng thuốc không kê đơn (OCT), chẳng hạn như ibuprofen, Aspirin hoặc Naproxen. Việc dùng thuốc OTC sẽ giúp giảm ho và giảm bớt những cơn đau đi kèm, tuy nhiên tránh dùng Aspirin cho trẻ em. Ngoài ra, có thể sử dụng acetaminophen để điều trị cả cơn đau và sốt. Theo thời gian, viêm phế quản cấp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
- Dùng thuốc ho không kê đơn, chẳng hạn như guaifenesin trong ngày để làm loãng chất nhầy giúp việc ho trở nên dễ dàng hơn. Các bác sĩ gọi đây là thuốc long đờm.
Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể thuyên giảm hoặc cải thiện trong một thời gian. Tuy nhiên, chúng sẽ quay trở lại hoặc trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt nếu tiếp xúc với khói hoặc các tác nhân khác. Khi đó, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp sau:
- Thuốc ho: Ho rất hữu ích trong việc loại bỏ chất nhầy ra khỏi ống phế quản, tuy nhiên lại gây ra các cơn đau. Khi đó, thuốc ho có thể giúp giảm đau một cách hiệu quả, nhất là vào ban đêm.
- Uống mật ong: Uống 2 thìa mật ong mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng ho. Bên cạnh uống mật ong nguyên chất hoặc pha với nước ấm, bạn có thể đem mật ong ngâm với gừng thái sợi trong một tuần, sau đó đem pha với nước ấm, uống 3-4 lần mỗi tuần sẽ mang đến hiệu quả trị ho khá tốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Điều này có thể giúp làm lỏng chất nhầy, cải thiện luồng không khí ra vào phổi và giảm tình trạng thở khò khè.
- Thuốc giãn phế quản: Sử dụng thuốc này giúp mở ống phế quản và có thể giúp loại bỏ chất nhầy hiệu quả.
- Thuốc chống viêm và steroid: Những loại thuốc này có thể giúp giảm viêm từ đó giúp giảm tổn thương mô.
- Liệu pháp oxy: Trong trường hợp nghiêm trọng, một số người có thể cần oxy bổ sung để dễ thở.
- Phục hồi phổi: Một chương trình tập thể dục có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn và tập thể dục nhiều hơn.
Lưu ý: Đối với trẻ em, phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính và mãn tính cần phải tuân kỹ chặt chẽ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, đối với viêm phế quản cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc giảm đau nhức cơ, hạ sốt, paracetamol hoặc ibuprofen và dùng thuốc giảm ho. Đối với trẻ dạng mãn tính, ngoài thuốc giảm đau, giãn phế quản còn được điều trị bằng corticosteroid để ngăn ngừa và kiểm soát các đợt cấp.
Làm thế nào để phòng chống bệnh viêm phế quản?
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc bùng phát viêm phế quản mãn tính, hãy đặc biệt chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Tránh xa khói thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động
- Tiêm vắc xin cúm vì có thể bị viêm phế quản do vi rút cúm
- Tiêm chủng vacxin ho gà
- Rửa tay thường xuyên với xà bông, đặc biệt là trong mùa lạnh
- Đeo khẩu trang ở gần những thứ gây khó chịu cho phổi, chẳng hạn như khói thuốc lá
Viêm phế quản thực tế không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được được điều trị, tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm và phổ biến nhất là viêm phổi, xảy ra khi nhiễm trùng lan sâu hơn vào phổi, có thể đe dọa đến tính mạng và phát triển ở bất kỳ ai. Nhất là ở những người lớn tuổi, người hút thuốc lá và cả những người suy giảm miễn dịch. Do đó, điều quan trọng là biết cách phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản càng sớm càng tốt.