8 lý do khiến bạn bị ho nhiều
Nếu bạn bị ho suốt trong nhiều tuần nhưng lại không chắc có phải do bị ốm hay không, đó có thể là do chứng ho mãn tính. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA), ho mãn tính là tình trạng ho kéo dài hơn 2 tháng. Nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hút thuốc, ô nhiễm không khí hoặc rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là thông tin về các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ho mãn tính và cách để bạn đối phó với chúng.
Mục lục
Hen suyễn và dị ứng
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến phổi. Bệnh lý này thường gây ra các cơn hen suyễn được lặp đi lặp lại, với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho vào đêm hoặc gần về sáng. Đây là một trong số những bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể ở người lớn.
Các tác nhân gây ra hen suyễn có thể khác nhau ở từng người. Việc tập thể dục, một số loại thực phẩm, khói thuốc lá và các chất kích thích đều có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen. Trong trường hợp này, một trong những cách hiệu quả để kiểm soát bệnh hen suyễn đó là xác định và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây hen.
Nhưng đó không có nghĩa rằng chỉ khi bị hen suyễn mới bị ảnh hưởng bởi các chất gây kích thích trong không khí. Theo trường Cao đẳng dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học Hoa Kỳ, có đến 40-60 triệu người Mỹ bị viêm mũi dị ứng, hay còn gọi là sốt cỏ khô. Nó gây ho cùng với một số triệu chứng khác như nghẹt mũi và hắt hơi. Các tác nhân phổ biến nhất gây ra sốt cỏ khô chính là phần hoa, bụi và lông thú cưng.
Theo đó, bạn có thể xác định việc mình ho có phải là do dị ứng hay không bằng cách theo dõi sự xuất hiện và biến mất của nó ở một tình huống nào đó. Ví dụ, nếu cơn ho của bạn bỗng dưng ngừng hẳn khi bạn vào phòng điều hòa khi ở bên ngoài có nhiều phấn hoa, lông chó mèo thì có thể bạn đã bị dị ứng. Nếu không chắc chắn, bạn có thể đến các cơ sở y tế, ở đó họ sẽ tiến hành xét nghiệm da hoặc máu để xác định có bị dị ứng không.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một khái niệm chỉ tình trạng khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Khi phế thũng là việc khi các túi khí, hay còn gọi là phế nang trong phổi bị tổn thương, từ đó làm cho các túi khí bị mất hình dạng ban đầu và trở nên mềm đi. Điều đó có thể gây phá hủy các bức tường của túi khí, làm cho các túi khí nhỏ ít đi, chỉ còn túi khí lớn. Khi đó, lượng trao đổi khí trong phổi sẽ bị giảm.
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc đường thở liên tục bị kích thích gây viêm, làm cho niêm mạc bị sưng lên. Khi đó, rất nhiều các chất nhầy xuất hiện trong đường thở, khiến người bệnh bị khó thở hơn. Đối với những người bị ho, có đờm mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng một năm hoặc hai năm liên tiếp cần được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Tất nhiên, cần loại trừ các nguyên nhân khác như bệnh lao hoặc các bệnh phổi khác.
Đa phần những người được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều có cả khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của mỗi người là khác nhau. Ngoài ho, nó còn bao gồm các triệu chứng khác như thở khò khè, khó thở và tức ngực.
Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh COPD. Tuy nhiên, lại có đến 25% người mắc bệnh chưa từng hút thuốc. Các nguyên nhân khác của COPD cũng có thể đến từ việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, khói hóa chất cũng như các chất kích thích phổi khác.
Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra COPD cho bạn, nếu như bạn có các yếu tố rủi ro như hút thuốc chẳng hạn, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân gây ho thông thường. Để xác định xem bạn có thể COPD không, các bác sĩ sẽ làm một số các xét nghiệm, bao gồm đo phế dung.
Clearwayz là sản phẩm hỗ trợ các bệnh mãn tính như COPD, hen suyễn, tim mạch… Sản phẩm được sản xuất bởi UST Mfg. LLC (Hoa Kỳ), Medpharm là đơn vị nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.
Trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gọi tắt là GERD) là một kiểu rối loạn tiêu hóa xảy ra khi axit dạ dày, thức ăn và chất lỏng trào ngược lên thực quản, hay còn gọi là chứng ợ nóng. Trong đó, ho là một triệu chứng khá phổ biến, kèm theo đó là đau ngực và thở khò khè.
Theo Học viên Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (AAAAI), GERD ảnh hưởng đến hầu hết các đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến người lớn, đặc biệt người bị bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn. Nguyên nhân là bởi vì, các cơn hen suyễn có thể làm cơ thắt thực quản dưới giãn ra, tạo điều kiện cho các chất trong dạ dày trào trược lên thực quản.
AAAAI khuyến nghị rằng để giúp giảm bớt các triệu chứng của GERD (bao gồm cả ho), cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Ví dụ như kê đầu giường cao hơn, từ 6-8 inch, tích cực giảm cân, ngừng hút thuốc, uống ít rượu, hạn chế khẩu phần ăn, tránh ăn nhiều vào buổi tối và cắt giảm caffein.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các triệu chứng đi kèm với cảm cúm như sốt, nghẹt mũi là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm vi rút gây ho.
Ho có thể kéo dài hơn tất cả các triệu chứng khác, lý do là bởi vì đường dẫn khí trong phổi vẫn còn nhạy cảm và bị viêm. Tình trạng ho dai dẳng sau khi mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus được gọi là ho sau vi rút.
Được biết, nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng hơn là viêm phổi, có thể gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Khi đó, ho thường tiết ra chất nhầy màu xanh lục hoặc màu gỉ sắt, cùng với sốt, ớn lạnh, đau ngực, suy nhược, mệnh mỏi và buồn nôn đều là các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Những triệu chứng này có thể biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi, ví dụ như người lớn tuổi có thể không bị sốt hoặc là bị ho nhưng không có chất nhầy.
Viêm phổi được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thường sẽ khỏi sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, viêm phổi thường không dẫn đến ho kéo dài hơn 8 tuần. Do đó, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán bệnh.
Các nguyên nhân gây ho kéo dài liên quan đến viêm phổi mãn tính có thể kể đến như nhiễm nấm, bệnh lao hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Những người bị COPD thường dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như vậy hơn, khi họ bị cảm lạnh, hít phải không khí ô nhiễm hoặc các chất kích thích khác có thể gây ra các đợt cấp. Đó là các đợt khó thở có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Ô nhiễm không khí
Các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích trong không khí có thể gây ho dai dẳng. Ngay cả khi bạn tiếp túc với chúng trong thời gian ngắn, chẳng hạn như khí thải của động cơ diesel cũng có thể dẫn đến ho, có đờm và gây kích ứng phổi. Ngoài ra, khói cũng có thể làm cho các triệu chứng của dị ứng hoặc hen suyễn tồi tệ hơn, trong đó có ho.
Các tế bào nấm mốc ở bên trong hoặc xung quanh nhà cũng có thể là tác nhân gây thở khò khè và ho khi bạn hít phải. Ở một số các trường hợp, nấm mốc gây ra bởi lũ lụt, thời tiết khố hạn và bụi xây dựng trong thành phố cũng gây ra các cơn ho dai dẳng.
Chất gây ức chế ACE
Theo AAAAI, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) dùng một cách phổ biến trong điều trị suy tim và tăng huyết áp thường gây ho khan kéo dài. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2019 trên tạp chí Hội lồng ngực Thổ Nhĩ Kỳ, cứ 5 bệnh nhân thì có 1 người ngừng sử dụng thuốc ức chế men chuyển do tác dụng phụ, chủ yếu là ho mãn tính.
Bạn không nên ngừng sử dụng thuốc theo toa khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, bởi thuốc ức chế men chuyển hoa là thuốc quan trọng để hạ huyết áp. Trong trường hợp bạn nghĩ rằng, bệnh ho mãn tính của mình đến từ loại thuốc mà mình đang sử dụng, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn.
Ho gà
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ho gà là một bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Các triệu chứng phổ biến nhất của ho gà bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi và đáng chú ý nhất là ho dữ hội, có thể gây ra khó thở. Sau một thời gian, bạn có thể hết sốt nhưng triệu chứng ho của người bệnh ho gà có thể kéo dài đến vài tuần.
CDC cho biết, biện pháp tốt nhất để chống lại ho gà đó chính là tiêm phòng. Mặc dù, vắc xin có thể không cho hiệu quả 100%, tuy nhiên khi bạn mắc ho gà, tình trạng bệnh sẽ không quá nặng.
Hút thuốc lá thường xuyên
Những người hút thuốc lá thường bị ho, bởi đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các hóa chất xâm nhập vào đường thở và phổi. Trong trường hợp này, ho do hút thuốc gọi là ho mãn tính, có thể bắt đầu từ những cơn ho khan nhưng đôi khi lại tạo ra đờm.
Một nghiên cứu năm 2016 đã được công bố trên tạp chí Y khoa Hoa Kỳ đã đề cập đến các nguyên nhân gây ra ho mãn tính. Dựa trên cuộc khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hàn Quốc, thực hiện trên 119.280 người lớn trên 40 tuổi, kết quả cho thấy 47.7% người tham gia bị ho mãn tính là do đang hút thuốc.
Cũng theo CDC, hút thuốc chính là nguyên nhân số 1 gây ung thư phổi. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác như ho nặng, đau ngực, khó thở, thở khò hè hoặc ho ra máu, hãy ngay lập tức đến các bệnh viện chuyên khoa. Ở đó, các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp bạn tiến hành sàng lọc. Khi đó, cách dễ nhất để cắt cơn ho ở những người hút thuốc là bỏ hút thuốc.
Ho mãn tính thường gây ra sự khó chịu, đôi khi là cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu đang có các triệu chứng ho mãn tính, điều quan trọng và cần thiết nhất là hãy nên đi kiểm tra, chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới biết rõ được cơn ho của bạn bắt nguồn từ nguyên nhân nào.