Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau thế nào?
Trĩ là một căn bệnh khó nói, vậy nên không có nhiều người quan tâm và tìm hiểu về căn nguyên cũng như phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại ra sao. Mặc dù đều là bệnh trĩ, song trĩ nội và trĩ ngoại lại có biểu hiện cũng như cách điều trị khác nhau. Vậy, trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau ở chỗ nào, trĩ nào nặng hơn và phương pháp chữa trị của từng loại trĩ là như thế nào?
Mục lục
Bệnh trĩ là gì, có mấy loại trĩ?
Trĩ là căn bệnh liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng phổ biến và thường gặp nhất. Nó được hình thành bởi sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch ở xung quanh trực tràng và hậu môn. Chúng gây ra sự sưng phồng, viêm nhiễm các mô dẫn đến người bệnh trĩ có cảm giác đau rát, đi ngoài ra máu và thậm chí là lòi trĩ.
Theo các chuyên gia đầu ngành, chúng ta có thể phân loại trĩ dựa trên vị trí của búi trĩ. Theo đó, trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Có thể hiểu đơn giản, trĩ nội là trĩ nằm ở bên trong trực tràng, còn trĩ ngoại nằm ở dưới lớp da của vùng hậu môn. Riêng trĩ hỗn hợp, là trường hợp người bệnh bị đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Sự giống nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại
Dù trĩ nội và trĩ ngoại là hai loại riêng biệt, tuy nhiên các triệu chứng lại khá giống nhau. Trước khi phân biệt đó là trĩ nội hay trĩ ngoại, người bệnh thường nhận biết bệnh trĩ qua những dấu hiệu như sau:
Chảy máu hậu môn: Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh trĩ, có thể đến từ trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Khi đó, việc ngồi liên tục, rặn khi đại tiện vô tình gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ, từ đó khiến cho các búi trĩ bị xung huyết. Máu thường xuất hiện khi bạn đi ngoài, có thể thấm trong giấy vệ sinh hoặc dính theo phần. Lâu dần, có thể bắn tia hoặc chảy giọt, lúc đó bệnh trĩ đã chuyển biến nặng hơn.
Đau rát, ngứa ngáy hậu môn: Bạn sẽ cảm nhận được hậu môn trở nên bị đau rát mỗi lần đi vệ sinh hoặc ngồi xuống. Hiện tượng này có thể không đi kèm chảy máu, nhưng lại gây ra sự khó chịu mỗi lần đi vệ sinh, “nỗi đau” càng tăng thêm mỗi khi bị táo bón. Ngoài ra, bệnh trĩ cũng gây ra tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt ở vùng hậu môn. Đó là do lượng dịch chảy ra từ búi trĩ.
Sa búi trĩ: Sau một thời gian dài, búi trĩ sẽ dần xuất hiện và sa hẳn ra ngoài. Thoạt đầu, búi trĩ có thể tự co lên được sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu để lâu mà không kịp điều trị, nó sẽ sa ra ngoài, không thể co lên mà phải dùng lực tay thì mới đẩy vào trong được.
Sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại
Về khái niệm bệnh
Trĩ nội: Bạn có thể hiểu, trĩ nội là trường hợp búi trĩ nằm trên đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường lược này lại không có dây thần kinh cảm nhận nhân đau, do đó nếu bị trĩ nội sẽ không có cảm giác đau. Các búi trĩ lúc này cũng nằm trong ống hậu môn.
Trĩ ngoại: Trĩ ngoại được xác định khi búi trĩ nằm dưới đường lược, cụ thể là gần vị trí dưới da hậu môn. Các búi trĩ bị sưng phồng, có màu sẫm và trở nên xơ cứng, lòi ra khỏi hậu môn có thể cảm nhận được bằng tay. So với trĩ nội thì trĩ ngoại dễ nhận biết hơn.
Về phân loại cấp độ
Bên cạnh sự khác nhau về vị trí, cơ chế hình thành thì trĩ nội và trĩ ngoại còn khác nhau ở việc phân loại cấp độ bệnh. Cụ thể, đối với trĩ nội thì phân thành 4 cấp độ, riêng trĩ ngoại lại chia làm 4 thời kỳ. Các cấp độ được thể hiện rõ ràng như sau:
Đối với trĩ nội
Cấp độ 1: Đây là giai đoạn mà trĩ mới khởi phát, khó thể nhận biết. Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn, khó đi đại tiện và một số trường hợp kèm theo chảy máu. Khi các bác sĩ nội soi sẽ thấy các nốt sần màu đỏ, dính kết ở niêm mạc trực tràng.
Cấp độ 2: Lúc này, người bệnh có thể nhận biết trĩ dễ dàng hơn, bởi búi trĩ to dần và có thể lòi ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên, nó có thể tự co lên được. Ở cấp độ này, máu bắt đầu chảy nhiều hơn, búi trĩ chuyển sang màu tím và có tiết dịch.
Cấp độ 3: Khi đã chuyển sang cấp độ nặng hơn, người bệnh sẽ bị trọn vẹn cả combo đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. Kích thước búi trĩ không ngừng to lên, dày hơn. Khi đi đại tiện hoặc vận động nhẹ một chút là búi trĩ đã lòi ra ngoài và không thể tự co lên được.
Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nội, khi các búi trĩ đã trở nên sưng phồng, tiết dịch nhầy nhiều hơn và trở nên ẩm ướt. Nguy hiểm hơn có thể gây loét và hoại tử búi trĩ.
Đối với trĩ ngoại
Thời kỳ thứ nhất: Cũng như cấp độ 1 của trĩ nội, ở giai đoạn này các triệu chứng của trĩ ngoại vẫn còn mờ nhạt, rất khó nhận biết. Nếu có chỉ là cảm giác hơi cộm và ngứa rát nhẹ ở hậu môn.
Thời kỳ thứ hai: Búi trĩ đã phát triển lớn hơn, trở nên ngoằn ngoèo và lòi ra khỏi hậu môn. Lúc này, các tĩnh mạch đã xuất hiện vào bao quanh búi trĩ, do đó khi đi đại tiện người bệnh cảm thấy bị đau đớn, khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra viêm nhiễm.
Thời kỳ thứ ba: Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và nặng nề hơn. Giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy có máu xuất hiện bởi búi trĩ bị tắc nghẹt. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến thiếu máu, nứt kẽ hậu môn.
Thời kỳ thứ tư: Búi trĩ lớn lên trông thấy, đi kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Hơn nữa, trĩ huyết khối có thể hình thành, gây ra đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, nguy cơ cao dễ bị viêm nhiễm hậu môn.
Về biểu hiện bệnh trĩ
Ngoài những biểu hiện giống nhau thì cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại đều có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Nó giúp các bác sĩ có thể phân biệt, từ đó đưa ra phương pháp điều trị riêng cho từng trường hợp.
Trĩ nội: So với trĩ ngoại thì trĩ nội không gây đau đớn, người bệnh khó thể sờ hoặc thấy được. Tuy nhiên các triệu chứng lại điển hình hơn. Cụ thể như tăng tiết dịch nhầy, dù gây chảy máu nhưng lại không gây đau. Khi đi ngoài, nếu rặn mạnh thì dễ gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy. Đồng thời, luôn có cảm giác đi phân chưa hết nhưng lại không thể đẩy ra hết.
Trĩ ngoại: So với trĩ nội, trĩ ngoại khá dễ nhận biết bởi búi trĩ nổi lên quanh vùng hậu môn, rất dễ sờ thấy dù cho kích thước búi trĩ còn nhỏ. Ngay từ ở thời kỳ thứ nhất, trĩ nội đã gây đau, nó càng trở nên nặng hơn khi vùng hậu môn có sự co sát với bên ngoài, ví dụ như đi đại tiện, mặc quần bó sát hay ngồi ghế. Các biểu hiện đặc trưng nhất của trĩ ngoại là ngứa, sưng ở hậu môn, có nhiều cục u nổi lên, chảy máu khi đi đại tiện nhưng ít hơn trĩ nội.
-
Hemocyl1,358,000₫
Cách điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Trĩ là một bệnh lành tình, song rất khó điều trị dứt điểm, thực tế chúng ta chỉ có thể cải thiện nếu như phát hiện kịp thời. Hầu hết các bệnh nhân trĩ đều ở giai đoạn nhẹ, để điều trị chỉ cần ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây kết hợp với uống đủ 2 lít nước và hạn chế ngồi nhiều. Tuy nhiên, vì trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng nên thường các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đưa ra các hướng điều trị khác nhau.
Điều trị trĩ nội: Nếu trĩ ở mức độ 1, 2, 3, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các biện pháp nội khoa. Cụ thể là uống thuốc, bôi thuốc để giảm sự đau đớn, viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu bệnh đã chuyển tiến nặng, lúc này chỉ còn cách phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Điều trị trĩ ngoại: Nếu như trĩ ngoại, việc thăm khám, chẩn đoán khó khăn hơn bởi búi trĩ nằm sâu trong ống hậu môn thì trĩ ngoại lại dễ xác định dựa trên việc thăm hỏi các triệu chứng và khám lâm sàng. Nếu trĩ ngoại quá nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống và gây đau đớn thì sẽ được chỉ định cắt trĩ.
Trĩ nội và trĩ ngoại, tuy có khác nhau về nhiều khía cạnh như nguyên nhân, vị trí, biểu hiện và cách điều trị, song mức lại nguy hiểm lại tương đương nhau. Trường hợp không được điều trị sớm, cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại đều rất dễ chuyển sang dạng trĩ hỗn hợp, các triệu chứng sẽ nặng nề và khó điều trị hơn. Hơn nữa, việc thăm khám ngay từ lúc đầu, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại, cũng sẽ giúp dễ phát hiện các bệnh lý khác như ung thư trực tràng, viêm ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,…