Tác động của stress oxy hóa với người hay căng thẳng
Hiện nay, trước những áp lực công việc và những lo toan hàng ngày, con người dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do stress oxy hóa. Đối với những người hay lo âu, tác động tiêu cực của căng thẳng oxy hoá sẽ càng thêm rõ rệt, không chỉ gây nên những bệnh lý nguy hiểm thường gặp mà còn ảnh hưởng xấu, làm trầm trọng thêm tình trạng sức khoẻ tinh thần vốn có.
Mục lục
Stress oxy hóa là gì?
Stress oxy hoá là hiện tượng mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa. Đây là thủ phạm thầm lặng gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Khi các gốc tự do – những phân tử “bất ổn” mang điện tích – gia tăng số lượng, chúng tấn công các tế bào, gây tổn thương mô, cơ quan và dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân chính dẫn đến stress oxy hóa xuất phát từ cả yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Chế độ ăn uống thiếu hụt, lạm dụng rượu bia, căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm, khói thuốc, tia xạ, sử dụng thuốc quá liều hay chế độ vận động không hợp lý đều góp phần gia tăng lượng gốc tự do, khiến cơ thể mất đi khả năng tự bảo vệ.
Tác động của stress oxy hóa với người hay căng thẳng
Khi sự cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể bị phá vỡ, stress oxy hóa xuất hiện, mang theo vô số hậu quả đáng lo ngại. Đó có thể là những bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, các bệnh thần kinh, đặc biệt là ung thư. Thêm vào đó, đối với người hay căng thẳng, stress oxy hóa còn đem lại những ảnh hưởng xấu tới tình trạng lo âu, thậm chí là trầm cảm vốn có.
Tác động chung
Oxy hóa là một quá trình tự nhiên diễn ra trong cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi không còn sự cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa, tình trạng stress oxy hóa sẽ xuất hiện. Khi này, các gốc tự do sẽ tấn công các tế bào, mô và DNA, dẫn đến tổn thương và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:
- Bệnh tiểu đường: Stress oxy hóa làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
- Xơ vữa động mạch: Gốc tự do làm tổn thương thành mạch máu, tích tụ mảng bám và dẫn đến hẹp động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
- Viêm nhiễm: Stress oxy hóa kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần gây ra các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
- Huyết áp cao: Stress oxy hóa làm tổn thương mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
- Bệnh tim: Stress oxy hóa làm suy yếu tim, tăng nguy cơ suy tim và các bệnh tim mạch khác.
- Bệnh thoái hóa thần kinh: Stress oxy hóa góp phần vào sự phát triển của các bệnh như Alzheimer và Parkinson.
- Ung thư: Gốc tự do có thể làm hỏng DNA, dẫn đến đột biến và hình thành tế bào ung thư.
- Lão hóa: Stress oxy hóa đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da nhăn nheo, tóc bạc và suy giảm chức năng cơ thể.
Ngoài ra, stress oxy hóa còn là nguyên nhân chính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và lo lắng.
Tác động của stress oxy hóa với trầm cảm
Người hay căng thẳng trong một thời gian dài rất dễ dẫn tới mức độ nghiêm trọng hơn đó là trầm cảm. Đây là căn bệnh tâm lý phổ biến trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 3,8% dân số, với 280 triệu người mắc bệnh. Căn bệnh này khiến người bệnh chìm trong tâm trạng buồn bã, mất hứng thú, mệt mỏi, thiếu năng lượng, rối loạn giấc ngủ, lo âu, suy giảm nhận thức và chức năng tình dục, dẫn đến suy nhược nặng nề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ý tưởng tự tử có thể xuất hiện và dẫn đến hành động.
Gần đây, vai trò của stress oxy hóa trong bệnh trầm cảm đã được quan tâm nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng bệnh trầm cảm trước tiên có liên quan đến việc thiếu hụt các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, selen, kẽm và một số vitamin nhóm B. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều gốc tự do và thiếu các cơ chế chống oxy hóa hiệu quả, nó có thể dẫn đến viêm, thoái hóa thần kinh, tổn thương mô và chết tế bào.
Ngoài ra, stress oxy hóa còn có mối tương quan chặt chẽ với cơ chế bệnh sinh và tiến triển của bệnh trầm cảm. Bằng chứng cho thấy, ở những người mắc bệnh trầm cảm, mức độ peroxid hóa lipid não cao, hoạt động của oxit nitric và ciclooxygenase-2 (COX-2) tăng cao – những yếu tố quan trọng trong bệnh sinh học của bệnh – đều liên quan đến mức độ stress oxy hóa cao. Cùng với việc giảm khả năng phòng vệ chống oxy hóa, các cơ chế này củng cố vai trò của stress oxy hóa như một nhân tố quan trọng trong sự phát triển và tiến triển của bệnh trầm cảm.
Biện pháp phòng ngừa stress oxy hóa cho người hay căng thẳng
Trên thực tế, con người không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với gốc tự do và stress oxy hóa. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng lên cơ thể. Trong đó, chiến lược hiệu quả nhất là tăng cường lượng chất chống oxy hóa, đồng thời hạn chế sự hình thành gốc tự do qua chế độ ăn uống, lối sinh hoạt và điều chỉnh sức khoẻ tinh thần phù hợp.
Saturex làm giảm stress oxy hóa
Được biết tới là thành quả kết hợp hoàn hảo giữa lá và hoa của thảo dược quý Satureja Khuzestanica và lá trà đen đặc trưng Ba Tư, Saturex được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn nhờ khả năng giảm stress oxy hoá hiệu quả. Sản phẩm này đã được kiểm nghiệm nghiêm ngặt, đảm bảo hàm lượng Carvarol tối thiểu 20mg/g trà, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của thuốc Y học cổ truyền Ba Tư. Sau hơn 20 năm lưu hành trên thị trường, đặc biệt tại khu vực Tây Á và khối Ả Rập, Saturex đã khẳng định hiệu quả vượt trội trong việc:
- Giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, nguyên nhân chính gây lão hóa và nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Hương vị dễ chịu và tác dụng an thần nhẹ nhàng của Saturex giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi, mang lại cảm giác thư thái cho người sử dụng.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…
- Các thành phần trong Saturex giúp thanh lọc cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận và bảo vệ hệ tiết niệu khỏi vi khuẩn gây bệnh.
Như vậy, nếu bạn đang cần tìm kiếm biện pháp phòng ngừa hoặc hạn chế ảnh hưởng của stress oxy hoá, Saturex sẽ là một trong những sản phẩm đáng cân nhắc.
Chế độ ăn uống khoa học
Để cơ thể tự sản xuất chất chống oxy hóa, việc đầu tiên bạn cần làm đó là xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, trong đó, quan trọng hàng đầu là bạn cần đảm bảo nạp đủ 5 khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Một số loại trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa mà bạn nên bổ sung vào thực đơn bao gồm:
- Quả mọng: Các loại quả như mâm xôi, dâu tây, việt quất,…
- Cherry: Giàu anthocyanin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Trái cây thuộc họ cam quýt: Gồm các loại như cam, chanh, bưởi,…
- Rau lá xanh đậm: Rau cải xoăn, bina, súp lơ xanh,…
- Bông cải xanh: Chứa sulforaphane, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa.
- Cà rốt: Giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A, có tác dụng chống oxy hóa cao.
- Cà chua: Lycopene trong cà chua giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
- Quả ô liu: Chứa polyphenol, giúp bảo vệ tim mạch và não bộ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các nguồn chất chống oxy hóa khác vào chế độ ăn uống như: Cá và các loại hạt, vitamin E, vitamin C, nghệ, trà xanh, Melatonin, củ hành, tỏi, quế… . Bằng cách kết hợp đa dạng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống, bạn có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của stress oxy hóa, từ đó nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
>> Xem thêm: 10+ loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa
Duy trì tâm trạng vui vẻ
Buồn phiền, lo lắng, căng thẳng hay stress đều tiềm ẩn nguy cơ gia tăng gốc tự do trong cơ thể, tác nhân gây hại cho sức khỏe. Do đó, giữ cho tâm trạng luôn lạc quan và vui vẻ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Niềm vui chính là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể, giúp chống lại các gốc tự do, từ đó bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và ngăn ngừa bệnh tật. Đây chính là lý do lý giải vì sao những người luôn vô tư, lạc quan thường có tuổi thọ cao hơn so với những người thường xuyên chìm trong bi quan và căng thẳng.
Đảm bảo lối sống lành mạnh
Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu stress oxy hóa, áp dụng lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thói quen hữu ích mà bạn có thể cân nhắc áp dụng:
- Tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể sản sinh nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên hơn. Từ đây, bạn có thể giảm thiểu tác hại của stress oxy hóa, đồng thời tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh mãn tính.
- Hạn chế tiếp xúc bức xạ và các nguồn hóa chất khác như thuốc trừ sâu. Đồng thời, cẩn thận khi sử dụng hóa chất tẩy rửa.
- Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến chức năng não, sản xuất hormone, chất chống oxy hóa và cân bằng gốc tự do, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bởi thế, trong lối sống lành mạnh, bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tốt nhất là từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Stress oxy hóa vốn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và giảm thiểu stress oxy hóa bằng cách kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và bổ sung chất chống oxy hóa. Ngoài ra, việc đi khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tật do stress oxy hóa gây ra. Việc điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng cuộc sống.