Dấu hiệu kháng insulin là gì? Những cách làm giảm đề kháng insulin bạn nên áp dụng ngay hôm nay
Tình trạng đề kháng insulin có thể dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, là yếu tố chính gây ra bệnh đái tháo đường type 2. Nếu có nguy cơ, bạn nên thực hiện các cách làm giảm đề kháng insulin ngay từ bây giờ.
Kháng insulin hay còn được gọi là giảm độ nhạy insulin là tình trạng các tế bào có thụ thể insulin không còn phản ứng với insulin như bình thường, chủ yếu xảy ra ở tế bào gan, cơ và mô mỡ. Hậu quả chủ yếu của việc bị kháng insulin là gây ra bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng đề kháng này xảy ra trước khi phát triển bệnh đái tháo đường type 2 từ 10 – 15 năm. Do đó, nếu nhận biết dấu hiệu kháng insulin và biết cách khắc phục sẽ giúp cải thiện được độ nhạy insulin của các tế bào, ngăn ngừa hình thành bệnh đái tháo đường.
Mục lục
Kháng insulin và nguy cơ đái tháo đường type 2
Khi cơ thể có tình trạng đề kháng insulin sẽ làm suy yếu quá trình sử dụng glucose, dẫn đến thúc đẩy quá trình sản xuất insulin ở tế bào beta đảo tụy và làm tăng insulin trong máu. Ngoài ra, việc insulin trong máu tăng liên quan đến lượng calo nạp vào quá nhiều cũng thúc đẩy rối loạn chức năng chuyển hóa và dẫn đến tình trạng kháng insulin. Tức là, nồng độ insulin trong máu tăng có thể xảy ra trước khi có tình trạng kháng insulin và cũng là yếu tố thúc đẩy đề kháng insulin xảy ra.
Đề kháng insulin sẽ dẫn đến những hệ quả về chuyển hóa bao gồm tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric máu, tăng dấu hiệu viêm, rối loạn chức năng nội mô và nguy cơ hình thành huyết khối. Theo thời gian, tình trạng này tiến triển có thể gây ra những hội chứng chuyển hóa như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia và bệnh đái tháo đường type 2.
Trong đó, hậu quả chủ yếu của kháng insulin vẫn là bệnh đái tháo đường type 2. Khi tình trạng kháng insulin phát triển gây suy giảm khả năng sử dụng glucose vào các mô, đặc biệt là cơ xương. Lúc này, nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều năng lượng sẽ cần sử dụng insulin để vận chuyển được glucose vào các mô này. Thế nhưng, đề kháng xảy ra khiến cho insulin không được dùng hiệu quả khiến tế bào beta trong tuyến tụy tăng tiết insulin nhiều hơn. Nồng độ insulin máu tăng lại càng góp phần làm giảm độ nhạy insulin ở các mô này tạo thành một vòng luẩn quẩn cho đến tế bào beta không còn đáp ứng đủ nhu cầu insulin hoặc bị suy yếu. Kết quả là glucose không vào được trong các tế bào dẫn đến tăng đường huyết.

Dấu hiệu kháng insulin là gì?
Việc giảm độ nhạy với insulin khi mới bắt đầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nếu tuyến tụy vẫn còn có khả năng tăng sản xuất insulin phóng thích vào máu để duy trì đường huyết ổn định.
Theo thời gian, tình trạng kháng insulin không được khắc phục sẽ dần khiến các tế bào beta của tuyến tụy bị suy yếu dần và không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đường huyết tăng cao liên tục sẽ gây ra các triệu chứng như:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Khát nước nhiều
- Đi tiểu thường xuyên
- Hay có cảm giác đói
- Mờ mắt
- Dễ bị nhiễm nấm
Một số người có thể xuất hiện triệu chứng trong thời gian tiền đái tháo đường như:
- Da bị sẫm màu ở nách, lưng hoặc hai bên cổ (bệnh gai đen)
- Xuất hiện các thẻ da thừa
- Những thay đổi ở mắt dẫn đến bệnh võng mạc liên quan đến đái tháo đường
Để chẩn đoán được tình trạng kháng insulin trước khi phát hiện bệnh đái tháo đường thì cần phải được thực hiện xét nghiệm chuyên biệt vì không có xét nghiệm thường quy. Do đó, những người có nguy cơ cao mắc phải tình trạng đề kháng insulin thì cần chủ động thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống để phòng ngừa.
Nguyên nhân nào gây giảm độ nhạy insulin?
Nguyên nhân dẫn đến giảm độ nhạy với insulin có thể là do mắc phải hoặc di truyền hoặc hỗn hợp cả hai yếu tố này. Hầu hết những người có tình trạng này đều có những yếu tố nguyên nhân mắc phải.
Những nguyên nhân mắc phải dẫn đến kháng insulin bao gồm:
- Mỡ dư thừa trong cơ thể: Các nhà nghiên cứu tin rằng béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến giảm độ nhạy insulin. Đặc biệt, khi mỡ thừa tập trung ở bụng và xung quanh các cơ quan bên trong (mỡ nội tạng) sẽ khiến nguy cơ đề kháng insulin tăng cao.
- Lười vận động: Việc hoạt động thể chất, tập thể dục sẽ khiến các mô nhạy cảm hơn với insulin. Tập luyện thể dục cũng giúp xây dựng cơ bắp để tăng hấp glucose từ máu vào tế bào.
- Ảnh hưởng từ thực phẩm: Chế độ ăn với nhiều thực phẩm chế biến sẵn, lượng carbohydrate và chất béo bão hòa cao được cho là có liên quan đến tình trạng kháng insulin.
- Tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị: Các thuốc steroid, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị HIV,… có thể gây ra tình trạng đề kháng này.
- Rối loạn nội tiết tố: Một số bệnh lý ảnh hưởng đến các nội tiết tố nhất định cũng tác động đến khả năng sử dụng insulin trong cơ thể, chẳng hạn như hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi, suy giáp.

Nguyên nhân di truyền gây ra tình trạng kháng insulin gồm có:
- Hội chứng kháng insulin loại A
- Hội chứng Donohue
- Bệnh loạn dưỡng cơ myotonic
- Hội chứng Alstrom
- Hội chứng Werner
- Bệnh loạn dưỡng mỡ di truyền.
Ngoài ra, tuổi tác và bệnh sử gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến giảm mức độ nhạy cảm với insulin hay đái tháo đường type 2. Những người từ 45 tuổi trở lên hoặc có người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em ruột mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao hơn.
Những cách làm giảm đề kháng insulin, phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường
Ngoài những yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác, nguyên nhân di truyền thì việc phòng ngừa và những cách làm giảm đề kháng insulin sẽ tập trung vào thay đổi lối sống để hạn chế các nguyên nhân mắc phải. Bạn có thể cải thiện độ nhạy với insulin cho các tế bào bằng cách:
- Vận động thể chất thường xuyên. Tập thể dục giúp là cách làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài việc giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, xây dựng khối lượng cơ bắp để tăng cường hấp thu glucose từ máu thì vận động thể chất còn tạo ra “con đường mới” để glucose đi vào trong tế bào cơ mà không cần đến vai trò trung gian từ insulin, giảm sự phụ thuộc vào insulin. Điều này cũng giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường trong máu tốt hơn.
- Giảm cân nặng dư thừa. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm phát triển tình trạng kháng insulin. Do đó, việc giảm cân có thể giúp các tế bào phản ứng nhạy lại với insulin, nhất là khi giảm được lượng mỡ thừa ở vùng bụng, mỡ nội tạng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Một số thực phẩm có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu sau khi ăn. Do đó, bạn cần có chế độ ăn nhiều chất xơ với rau củ, trái cây, hạn chế chất bột đường, ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt và nguồn protein nạc để giúp ổn định đường huyết. Việc này cũng giúp tuyến tụy không phải tăng sản xuất insulin để xử lý được glucose trong máu, có thể giúp giảm bớt tình trạng kháng insulin.

Những thay đổi khác về lối sống như kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc cũng giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm dược trà Saturex mỗi ngày có hiệu quả ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp. Saturex với thành phần gồm trà đen Ba Tư cùng thảo dược quý vùng Iran là Satureja khuzestanica giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm viêm kéo dài, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Đặc biệt, thảo dược Satureja khuzestanica còn được nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động cải thiện tình trạng kháng insulin, giúp làm giảm đường huyết và mỡ máu rất tốt ở người bệnh đái tháo đường type 2. Một số hiệu quả của Saturex sau khi sử dụng nếu có các triệu chứng kháng insulin dễ nhận biết như:
- Cơ thể nhẹ nhàng, tiêu hóa tốt hơn sau 2 tuần.
- Vòng 2 bắt đầu giảm sau 4 tuần mà không cần tập thể dục cường độ cao.
- Sau 8 tuần, cân nặng và các tình trạng rối loạn chuyển hóa cải thiện đáng kể.
- Duy trì thường xuyên trên 6 tháng để ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa và chống lão hóa tốt nhất.
Nguồn tham khảo
- Insulin Resistance https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507839/ Ngày truy cập 16/4/2025
- Insulin Resistance https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22206-insulin-resistance Ngày truy cập 16/4/2025
- Insulin Resistance & Prediabetes https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/prediabetes-insulin-resistance Ngày truy cập 16/4/2025
- About Insulin Resistance and Type 2 Diabetes https://www.cdc.gov/diabetes/about/insulin-resistance-type-2-diabetes.html Ngày truy cập 16/4/2025
- Understanding Insulin Resistance https://diabetes.org/health-wellness/insulin-resistance Ngày truy cập 16/4/2025
- Effects of Satureja Khuzestanica supplementation on glycemic indices and lipid profile in type 2 diabetes patients: a randomized controlled clinical-trial https://bmccomplementmedtherapies.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12906-024-04384-7 Ngày truy cập 16/4/2025